Những sai lầm người học tiếng Việt hay mắc phải

Christina Nguyễn (Nguyễn Ngọc Trang) hiện là bác sĩ gia đình cho CommonSpirit, một trong những tổ chức y tế phi lợi nhuận hàng đầu tại Mỹ. Cô cũng hướng dẫn lâm sàng cho sinh viên y và là tác giả hai cuốn sách giúp học tiếng Anh và sử dụng tiếng Anh trong khám chữa bệnh.

Cách đây 20 năm, Christina sang Mỹ định cư cùng mẹ và em gái, sau khi bố qua đời trong một tai nạn. Cô mất hơn một năm ở trường trung học để học lại tiếng Anh trước khi được chuyển vào học chung với học sinh bản xứ. Christina còn phải tham gia nhiều lớp tiếng Anh để có thể theo học được phổ thông.

Christina trở thành nhân vật trên tờ Wichita Eagle - tờ báo địa phương lớn nhất ở Wichita, Kansas, Mỹ, sau khi tốt nghiệp thủ khoa phổ thông, giành được nhiều học bổng, trong đó có hai học bổng danh giá là Gates Millenium Scholarship và Dell Scholarship.

Theo Christina, một người giỏi tiếng Anh là phải sử dụng được lưu loát và linh hoạt trong nhiều tình huống, từ cuộc sống hàng ngày đến học tập và công việc. Với kinh nghiệm học tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh thành thạo và sống ở Mỹ lâu năm, nữ bác sĩ gốc Huế chỉ ra 7 sai lầm mà người học ngoại ngữ mắc phải, đồng thời đưa ra cách khắc phục.

Những sai lầm người học tiếng Việt hay mắc phải

Christina Nguyễn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

1. Học dồn từ vựng mà không sử dụng

Christina từng mua bộ thẻ học từ vựng (flashcard) hơn nghìn từ về học và đặt mục tiêu mỗi ngày học ít nhất 5 từ. Mỗi lần đi đâu thấy các loại sách từ vựng tiếng Anh, cô cũng mua về học.

Tuy bỏ ra rất nhiều công sức, hiệu quả cô thu về không như mong đợi và còn gây chán ghét học từ vựng. Cách học nhồi nhét như vậy khiến cô ngộp thở, còn từ vựng hầu hết chỉ được lưu vào bộ nhớ ngắn hạn (short-term memory). Một số từ khác được lưu vào bộ nhớ dài hạn (long-term memory) nhưng theo ngày tháng cũng mai một do ít sử dụng. Hơn thế nữa, khi gặp tình huống thực tế, Christina lại lúng túng và sử dụng sai.

"Quan trọng không phải là học được bao nhiêu từ mà là có thể sử dụng tự nhiên và chính xác bao nhiêu", Christina cho biết.

2. Học tiếng Anh để đối phó hay vì một mục đích ngắn hạn nào đó

Lúc còn ở Việt Nam, Christina được học tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 8. Điểm số luôn cao, nhưng khi qua Mỹ, cô không giao tiếp được. Hồi học đại học, Christina học thêm tiếng Tây Ban Nha suốt hai năm. Đạt thành tích tốt trong lớp nhưng cô không nói được khi đi tình nguyện tại Cộng hòa Dominica (một nước nói tiếng Tây Ban Nha).

Từ đó, Christina nhận ra ngoại ngữ gắn liền với đời sống, cần xác định gắn bó với nó lâu dài và để nó trở thành một phần cuộc sống.

3. Chưa thực sự cảm nhận tầm quan trọng, ý nghĩa, và mục đích của việc học tiếng Anh

Khi được ba mẹ cho đi học tiếng Anh, Christina chỉ có khái niệm mơ hồ rằng môn này rất quan trọng. Tiếng Anh lúc đó thực sự chưa có nhiều ý nghĩa đối với cô. Mãi đến lúc Christina cùng mẹ và em gái lần mò tìm đường trên sân bay Chicago tại Mỹ, chỉ có thể nói tiếng bồi, Christina mới thấm tiếng Anh quan trọng nhường nào.

4. Học từng kỹ năng riêng lẻ

Lúc mới đến Mỹ, hai kỹ năng kém nhất của Christina là nghe và nói, do khi ở Việt Nam ít luyện tập. Christina thấy học tiếng Anh cũng như đi xe đạp. Để có thể đạp xe trên đường, cô cần kết hợp kỹ năng đạp và giữ thăng bằng. Tương tự, sử dụng tiếng Anh thành thạo đòi hỏi sự phối hợp của các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

"Bạn cần học đều tất cả kỹ năng. Như vậy, các kỹ năng sẽ có thể phát triển cùng lúc và bổ trợ cho nhau", Christina nói.

5. Không tìm thấy niềm vui khi học

Nếu cảm thấy việc học ngoại ngữ như một cực hình, đó là dấu hiệu bạn cần thay đổi. Vì nếu tiếp tục học theo phương pháp hiện tại, bạn sẽ chỉ lãng phí thời gian, công sức, và tiền bạc.

Thay vào đó, hãy tự đánh giá xem bản thân thích hợp học theo phong cách nào và tự tạo niềm vui khi học thông qua các trò chơi hay hoạt động kết hợp với sở thích vốn có của bản thân.

"Nếu thích xem phim hay nghe nhạc, hãy kết hợp xem phim Mỹ hay nghe nhạc tiếng Anh. Nếu thích nấu ăn, làm bánh, bạn xem video dạy nấu ăn hoặc đọc công thức bằng tiếng Anh", Christina khuyên.

6. Tâm lý sợ sai

Ban đầu, Christina rất ngại phải giao tiếp bằng Anh vì lo người khác không hiểu, sợ bị đánh giá, sợ làm trò cười cho người khác. Lúc viết văn, cô thường xuyên bị tắc ý tưởng vì muốn dùng từ vựng thật chuẩn, thật hay.

"Ngôn ngữ là kỹ năng, phải luyện tập mới giỏi. Nếu sợ sai và né tránh luyện tập, bạn sẽ mãi không khá lên được", Christina cho hay.

7. Đặt nặng việc dịch sang tiếng Việt

Theo Christina, khi nói chuyện với ai bằng tiếng Anh, người đó nói, bạn dịch sang tiếng Việt. Bạn nghĩ ra cách trả lời bằng tiếng Việt, rồi dịch sang tiếng Anh và trả lời bằng tiếng Anh. Bạn đang duy trì hai luồng suy nghĩ song song và liên tục nhảy từ luồng này sang luồng kia.

Quá trình này tốn nhiều thời gian và công sức nhưng không hiệu quả. Nó khiến cho luồng suy nghĩ của bạn bị gián đoạn và phản xạ bị chậm lại trong khi giao tiếp. Ngoài ra, lúc dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, bạn dễ mắc lỗi hành văn thiếu tự nhiên.

"Ngôn ngữ bắt nguồn từ lịch sử và văn hoá. Vì thế, cách suy nghĩ, cấu trúc hành văn, và lối diễn đạt trong tiếng Việt chắc hẳn sẽ có nhiều điểm khác với tiếng Anh. Bạn hãy tập thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh để có thể sử dụng ngoại ngữ này thành thạo và tự nhiên", Christina chia sẻ.

    Đang tải...

  • {{title}}

Bình Minh

Dưới đây Dekiru sẽ giới thiệu đến các bạn các lỗi sai người Việt Nam hay mắc phải khi học tiếng Nhật.

1. Lỗi đầu tiên : あるaruといるiru

Có 2 từ vựng mà người nước ngoài thường xuyên sử dụng sai đó là : Aru và iru. Ý nghĩa của nó hầu như là giống nhau nên các bạn cần chú ý nhỉ  Cả 2 đều có ý nghĩa là “ Tồn tại” nhưng Aru là dành cho các vật vô tri vô giác còn iru thì dành cho các sinh vật sống. Ví dụ: - Muốn nói có cái bút chì sẽ nói “ えんぴつがあります“ - Muốn nói có 5 người sẽ nói “ 5人がいます”

Đây là một trong các lỗi sai người Việt Nam hay mắc phải khi học tiếng Nhật. Nếu chúng ta sử dụng sai thì người Nhật sẽ cảm thấy rất là kì đó. Các bạn hãy chú ý nhé.

Xem thêm: Tổng hợp bộ từ vựng tiếng Nhật N5

 

2. Lỗi thứ 2: カワイイ( Dễ thương ) và コワイ( Sợ hãi )


Điểm khác nhau duy nhất của 2 từ vựng này chính là âm thanh phát ra. Ở người Việt mình cũng có những từ khác hay bị nhầm lẫn như vậy. Bạn nên chú ý lỗi sai người Việt Nam hay mắc phải khi học tiếng Nhật này để việc giao tiếp với người Nhật thuận lợi hơn.

Những sai lầm người học tiếng Việt hay mắc phải

3. Lỗi sai thứ 3: Con quỷ ( おに) và người anh ( あに)


Đối với người Việt mình thỉnh thoảng các bạn bị nhầm giữa con quỷ ( おに) và người anh ( あに). Đây là lỗi sai người Việt Nam hay mắc phải khi học tiếng Nhật nguy hiểm dễ khiến đối phương hiểu nhầm ý mà mình muốn nói. Vậy nên các bạn hãy chú ý nhé. 

Xem thêm: Bỏ túi những từ vựng tiếng Nhật cơ bản

Những sai lầm người học tiếng Việt hay mắc phải

Trên đây Dekiru đã giới thiệu các lỗi sai người Việt Nam hay mắc phải khi học tiếng Nhật. Hi vọng qua bài viết trên các bạn có thể rút kinh nghiệm cho bản thân tránh những sai lầm đáng tiếc khi giao tiếp.

Dekiru là Website học tiếng Nhật Online hàng đầu Việt Nam
Website học tiếng Nhật trực tuyến Dekiru.vn được tích hợp đầy đủ mọi thông tin, kiến thức và những kỹ năng để giúp các bạn chinh phục tiếng Nhật một cách hoàn hảo.

Khi học ngoại ngữ, rất khó tránh khỏi việc mắc những lỗi nhỏ. Nhưng nếu mục tiêu của bạn là làm chủ tiếng Anh thì việc chăm chỉ luyện tập để tìm cách loại bỏ những sai lầm khi học tiếng Anh là rất cần thiết. Bạn hãy đọc bài viết này để tìm hiểu và biết cách phòng tránh những lỗi này nhé!

Tại sao việc nhận thức được những sai lầm khi học tiếng Anh lại quan trọng?

Trước hết, việc nhận ra những lỗi này giúp chúng ta tránh mắc lỗi lần sau. Lấy ví dụ nếu bạn nhận ra mình thường viết sai khi đặt những câu dài và phức tạp thì có thể tránh mắc lỗi bằng cách tập trung nghiên cứu cách viết câu phức, cách dùng mệnh đề, cách dùng các liên từ để có thể viết câu dài đúng và hay hơn, biến từ yếu điểm thành điểm mạnh của mình.

Những sai lầm người học tiếng Việt hay mắc phải
Tại sao việc nhận thức được những lỗi sai này là quan trọng

Thêm vào đó, những lỗi sai thường gặp là những lỗi mà bất kì ai cũng có thể mắc phải, kể cả những người đã sử dụng ngoại ngữ rất lâu và thành thạo. Do đó, bạn không cần quá nghiêm khắc với bản thân khi mắc những lỗi này. Quan trọng là bạn nhận ra mình đang mắc lỗi và quyết tâm sửa lỗi!

Những sai lầm thường gặp khi học tiếng Anh

Tiếng Việt không phải chia động từ nhưng khi học tiếng Anh chúng ta không những phải nhớ các động từ mà còn phải chia chúng theo đúng thì. Đây chính là lí do chúng ta thường có xu hướng sử dụng những dạng quen thuộc của động từ, ở những thì đơn giản nhất, như dạng nguyên thể hoặc thì hiện tại đơn.

Ví dụ chúng ta quen nói “I am sick” (Tôi bị ốm) mặc dù tình trạng ốm không chỉ đang xảy ra mà sẽ còn kéo dài qua thời điểm hiện tại. Trường hợp này chúng ta phải dùng thì hiện tại hoàn thành “I have been sick” mới là chính xác.

Những sai lầm người học tiếng Việt hay mắc phải
Luyện tập thường xuyên là chìa khoá giúp tránh những lầm lẫn trong tiếng Anh

Những thông tin quan trọng như khoảng thời gian và điều kiện của hành động có thể được biểu đạt qua thì của động từ nên việc chọn sử dụng đúng thì sẽ truyền tải được trọn vẹn những gì chúng ta muốn nói. Hãy tích cực làm những bài tập chia động từ và thực hành sử dụng đa dạng các thì của động từ khi nói và viết sẽ giúp bạn quen thuộc với cách chia động từ ở cách thì và tránh được lầm lẫn này.

2. Dùng sai từ vựng

Đây cũng là một sai lầm phổ biến. Cứ cho là bạn học thuộc các từ và biết được nghĩa của chúng nhưng trong khi nói hoặc viết đôi khi chúng ta nhầm lẫn các từ với nhau. Ví dụ hai từ “hear” and “listen” đều có nghĩa là “nghe” nhưng trong nhiều trường hợp lại không thể dùng thay cho nhau được. Hãy đọc bài viết về sự khác nhau giữa “hear” và “listen” tại đây để hiểu rõ hơn nhé.

3. Vi phạm tính thống nhất giữa chủ ngữ và động từ

Trong tiếng Anh chúng ta phải chia động từ theo chủ ngữ (thuộc ngôi thứ mấy, số ít hay số nhiều.) Nhưng có lẽ không ít lần chúng ta gặp chính mình mắc phải lỗi này khi viết “they eats” hoặc “he sing very well.

Những sai lầm này đều xuất phát từ sự thiếu luyện tập. Chỉ cần thực hành viết và nói nhiều thì chúng ta sẽ càng nhuần nhuyễn và tránh được những sai lầm này.

Vì sao chúng ta mắc phải những sai lầm này? 

Đây là một hiện tượng rất phổ biến vì chúng ta có xu hướng áp dụng những thói quen trong tiếng mẹ đẻ vào một ngôn ngữ mới.

Mặc dù các ngôn ngữ trên thế giới có sự giao thoa và có thể có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên khi bị chi phối hoàn toàn bởi một ngôn ngữ thì việc tiếp thu một ngôn ngữ khác đương nhiên sẽ bị cản trở.

Một hiện tượng điển hình là lầm lẫn giữa các từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau chỉ vì phát âm theo cách đọc tiếng Việt. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì chúng ta đang quen với cách phát âm tiếng Việt do đó khả năng cao có thể nhầm lẫn về cách phát âm của những từ tương đồng dẫn đến viết sai các từ này. Ví dụ các từ nice, night, knife nếu không chú ý đọc âm đuôi thì tiếng Việt đều nghe giống như là “nai”, hay các từ white, wife, wine, why sẽ nghe như “oai” vậy. Hoặc trong tiếng Việt chúng ta thường nói “Tôi đi nấu cơm lúc 6 giờ” và dịch nguyên sang tiếng Anh là “I go to cook at 6 o’clock” trong khi người bản ngữ chỉ đơn giản nói “I cook at 6 o’clock” mà thôi.

Những sai lầm người học tiếng Việt hay mắc phải
Chúng ta hay áp dụng các thói quen trong tiếng mẹ đẻ vào tiếng Anh

Vậy chúng ta có thể làm gì để khắc phục các thói quen dùng tiếng Việt khi học tiếng Anh? Bất kỳ ai cũng sẽ khuyên bạn cần chăm chỉ rèn luyện để nhớ được những cấu trúc – cách diễn đạt cơ bản của người bản ngữ. Nhưng nếu bạn thiếu thời gian, lại muốn học một cách tự nhiên kiểu mưa dầm thấm lâu thì trừ khi bạn năng khiếu về tư duy ngôn ngữ, rất giỏi bắt chước hoặc rơi vào một môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh thì thật sự sẽ rất khó để loại bỏ ảnh hưởng của tiếng Việt lên tư duy ngôn ngữ của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách để xoay sở tạo ra một môi trường như thế cho mình ngay từ môi trường bạn đang sống đó. Hãy đọc bài viết về cách xây dựng môi trường tiếng Anh tối ưu của chúng mình tại đây.

2. Bạn được dạy tiếng Anh không chuẩn từ đầu hoặc bạn chưa tập trung học đến nơi đến chốn

Bất kể là lỗi do sự giáo dục chưa chuẩn xác hay do tự bạn chưa thực sự chuyên tâm vào tiếng Anh thì đều dẫn đến việc mắc phải các lỗi sai.

Để tránh những nguy cơ này, hãy tìm và học từ một nguồn tài liệu hoặc một giáo viên đạt tiêu chuẩn. Hoặc bạn có thể chọn học bằng các phương tiện khác như các khóa học tiếng Anh trực tuyến hoặc các ứng dụng học tiếng Anh như eJOY-English.

Những sai lầm người học tiếng Việt hay mắc phải
Ứng dụng eJOY-English trên điện thoại rất tiện lợi

eJOY-English là một ứng dụng học tiếng Anh trên điện thoại bằng các video thực tế thuộc nhiều chủ đề đa dạng và hấp dẫn, ứng dụng còn hỗ trợ tra từ dễ dàng ngay khi đang xem video. Bằng cách học từ vựng, cấu trúc câu và cách diễn đạt từ người bản ngữ qua các video đa dạng bạn có thể học được tiếng Anh chuẩn và có tính ứng dụng thực tế cao.

Học tiếng Anh cùng eJOY ENGLISH tại đây

3. Sự né tránh

Chúng ta thường nói vui rằng “Không có việc gì khó. Nếu khó quá thì thôi” và như vậy, chúng ta có xu hướng né tránh những việc khó nhằn. Trong tiếng Anh cũng không ngoại lệ, chúng ta né tránh một cấu trúc khó ví dụ như các mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh chẳng hạn.

Những sai lầm người học tiếng Việt hay mắc phải
Chúng ta có xu hướng né tránh những cấu trúc phức tạp

Nhưng trớ trêu thay, việc né tránh các cấu trúc khó khăn lại chính là lí do khiến chúng ta không thể tiến bộ được. Bởi lẽ chúng ta đâu chịu làm quen với chúng. Do đó, đừng ngại khó, đừng ngại sai, cứ thực hành đi thực hành lại những cấu trúc ấy. Việc này sẽ khiến bạn trở nên quen thuộc với cách sử dụng các mệnh đề quan hệ, thậm chí biến chúng thành sở trường, thành thế mạnh của bạn đấy.

4. Áp dụng sai quy tắc

Điều này xảy ra khi người học tiếng Anh áp dụng một quy tắc dùng trong trường hợp này vào một trường hợp khác. Nhưng vấn đề là ở chỗ trong trường hợp khác này việc áp dụng quy tắc kia lại không phù hợp. Lỗi sai này bắt nguồn từ việc bạn chưa hiểu rõ các áp dụng các quy tắc hoặc chưa nắm được các trường hợp ngoại lệ.

Ví dụ dạng số nhiều của các danh từ có tận cùng là “o” thông thường sẽ thêm “es” như potato => potatoes hay hero => heroes, tuy nhiên với các từ mượn tiếng nước ngoài như photo, radio, kangaroo thì chỉ thêm “s”, nếu áp dụng quy tắc thêm “es” sẽ là không đúng. Hoặc một số trường hợp đặc biệt như graffito số nhiều sẽ là graffiti. Vậy rõ ràng là cùng một quy tắc chuyển từ số ít sang số nhiều cho những danh từ kết thúc bằng “o” nhưng quy tắc thêm “es” không áp dụng cho tất cả.

5. Lầm tưởng về kiến thức

Những lầm tưởng về kiến thức hơi giống với những lỗi do áp dụng quy tắc sai nói trên. Đây chính là việc chúng ta “tự” tổng kết lý thuyết và tin rằng đó là những nguyên tắc đúng và cứ thế hồn nhiên sử dụng lặp đi lặp lại.  

Ví dụ một lầm tưởng mà các bạn học tiếng Anh cơ bản rất hay mắc phải, đó là sử dụng động từ to be cùng với động từ thường trong thì hiện tại đơn. Thay vì nói “She reads a book” các bạn lại nói “She is read a book.”

Để khắc phục những lầm tưởng này, chúng ta có thể tạm ngừng áp dụng sự sáng tạo để tự tổng kết lý thuyết. Nhưng lý tưởng nhất là bạn có một giáo viên hay người hướng dẫn có thể chỉ ra những lỗi sai này và giúp bạn sửa trước khi chúng trở thành những lỗi sai “thâm niên” khó sửa.

Những sai lầm người học tiếng Việt hay mắc phải
Đừng để những lỗi sai lặp lại nhiều lần trở thành “thâm niên” khó sửa

Nhớ rằng đừng quá nghiêm khắc với bản thân nhưng cũng cần cảnh giác với tất cả những sai lầm trên con đường chinh phục tiếng Anh này. Hãy để lại comment cho chúng mình về những lầm lẫn bạn hay mắc phải và những thắc mắc về lỗi sai mà bạn còn đang băn khoăn dưới đây nhé.

Bạn có thể đọc thêm cái bài viết về các phương pháp học tiếng Anh cho người mới bắt đầu ở đây.