Những tác phẩm văn học về thiên nhiên

Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi qua một số bài thơ đã học

Nguyễn Trãi là bậc đại thi hào đầu tiên của dân tộc. Ông là người có tâm hồn phóng khoáng, nhạy cảm với thiên nhiên. Thiên nhiên từ bao đời nay đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều tác giả. Những tác giả của những bài thơ thiên nhiên hay thường là những người có tâm hồn phóng khoáng thanh cao. Họ thường tìm đến với thiên nhiên, đối với họ thiên nhiên là bầu bạn, là nơi giãi bày tâm sự. Thiên nhiên, là một trong những nội dung chính trong các tác phẩm thơ văn của Nguyễn Trãi. Qua một số bài thơ đã học trong sách Văn học 10, tập một như Cây chuối; Bảo kính cảnh giới, 43; Tùng; Côn Sơn ca chúng ta cũng thấy rõ điều đó.

Trước hết ta thấy thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi luôn luôn tươi mới, sống động, tràn đầy sức xuân. Thiên nhiên trong bài thơ Cây chuối rút trong tập Môn hoa mộc của Nguyễn Trãi có một sức sông dồi dào: 

“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm,


Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu gượng mở xem” 

Trong bài thơ, chúng ta bắt gặp nhiều chi tiết, nhiều hình ảnh của cây chuối mà trong thực tế nó không thê xuất hiện cùng một lúc. Nhưng bài thơ không hề vô lí vì tác giả đã dựa vào quy luật đồng hiện của văn chương. “Hơi xuân” được cảm nhận được bằng giác quan tinh tế của mình. Phải chăng hơi xuân là cái gì cô đọng nhất, tinh tuý nhất, là cái hồn của mùa xuân. Hình như ở đây có sự giao cảm ý nhị giữa đất trời cỏ cây hoa lá. Cây chuối chủ động đón nhận sức sống tràn trề mà mùa xuân tặng cho mình. Sức sống ấy khi gặp hơi xuân như được nhân lên gấp bội. Câu thơ thứ hai gây cho người đọc ấn tượng đặc biệt. Buồng chuối quả thật không có gì lạ nhưng dưới con mắt của thi nhân thì sự lạ ấy lại xuất hiện trong một sự vật vốn rất quen. Con mắt nhà thơ dường như có một sự phát hiện, một khám phá độc đáo. Tâm hồn nhà thơ rất nhạy cảm với thiên nhiên. Từ những sự vật bình thường nhà thơ vẫn có cảm xúc rất mãnh liệt. Hai câu thơ miêu tả sức sống của cây chuối, của mùa xuân và cũng là của cuộc đời.

  •  Chiến thắng Mtao Mxây [Trích Sử thi Đăm Săn]
  •  Văn bản [tiếp theo]

Hai câu cuối, tác giả lại phát hiện một nét đẹp mới của cây chuối. Nhà thơ sử dụng tói so sánh ngầm độc đáo đến bất ngờ Lá chuối non cuộn lại như một bức thư tình, còn gió như một người khách lạ được mời gọi tới gượng mở bức thư. Ẩn trong câu thơ ta thấy Nguyễn Trãi có cái nhìn thật tinh tế, có tình cảm say đắm, tế nhị. Nếu không phải là người yêu thiên nhiên thì Nguyễn Trãi khó có thể miêu tả được cảnh thiên nhiên đẹp và giàu sức sống như vậy! Bài thơ cũng cho ta thấy nhà thơ đã phát hiện ra những gì tinh tuý nhất của đất trời. Chính tâm hồn của nhà thơ làm cho cảnh thiên nhiên đẹp hơn, đáng yêu hơn gấp ngàn lần. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi không chỉ là những hình ảnh mang tính quy phạm, ước lệ. Ông đã đưa vào thơ của mình những hình ảnh về cuộc sống dân dã, giản dị của người dân lao động. Ông không chỉ miêu tả trong thơ mình những tùng cúc, trúc, mai mà còn mạnh dạn miêu tả cây chuối. Vì thể thơ của Nguyễn Trãi rất dễ được quần chúng tiếp nhận. Hình tượng thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi là hình ảnh trữ tình, đầm ấm, chan hoà tình cảm giữa con người với thiên nhiên: 

“Côn Sơn núi chảy rì rầm,


Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”[Côn Sơn ca] Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong tám câu thơ thật tuyệt vời. Nhà thơ cảm nhận thiên nhiên bằn tất cả các giác quan và tấm lòng của mình. Tiếng suối chảy làm cho Nguyễn Trãi liên tưởng đến tiếng đàn. Đá và rêu, khi ngồi lên Nguyễn Trãi tưởng như ngồi trên chiếu êm. Tất cả sự vật đều được Nguyễn Trãi thổi vào một linh hồn, một sức sống. Cả một chút bụi bặm của cuộc đời để cho tâm hồn mình được thư thái trong cảnh an nhàn. Cảnh làm cho người đẹp thêm và người làm cho cảnh hoà với nhau dường như không có ranh giới. Sự sống động của nhiên thiên còn được Nguyễn Trãi miêu tả trong bài Bảo Kính cảnh giới, 43: 

“Rồi hóng mát thuở ngày trường,


Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tịn mùi hương” 

Tác giả đã gạt bỏ mọi nỗi ưu tư để hoà tâm hồn mình vào cảnh vật. Có được những giây phút thư nhàn như thế đối với Nguyễn Trãi quả là hiếm hoi. Những giây phút như vậy chất nghệ sĩ trong tâm hồn Nguyễn trãi dược bộc lộ rất sâu sắc. Bức tranh thiên nhiên mà tác giả dựng nên trong bài thơ này là bức tranh sống động tiêu biểu, với sự hài hoà về màu sắc, cảnh vật. Đó là màu xanh của cây hoè bao phủ, choán ngợp không gian. Hai chữ “đùn đùn” làm hiện lên trước mắt người đọc màu xanh tầng tầng lớp lớp xuất hiện đan xen vào nhau. Tác giả đã sử dụng hai gam màu đậm, gắt mà không đối lập. Từ “phun” ở câu thơ thứ ba không chỉ cho ta thấy màu đỏ mà còn thấy được hình dáng của bông hoa. Bằng những từ nghe rất dân dã đó, tác giả đã phát hiện được cái hồn của cảnh vật. Đến câu thơ thứ tư, tác giả cho chúng ta thấy cảnh vật ở tầng thấp hơn. Đó là hình ảnh của ao sen mùa hạ. Dường như câu thơ mang một chút gì nuối tiếc về một thời đã qua.

 Phải tinh tế lắm, phải nhạy cảm lắm tác giả mới phát hiện được nhưng nét độc đáo như vậy. Nhờ thế, cảnh vật dường như có hồn, vô cùng sống động, tươi mới. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi gợi mở về hình ảnh một con người có chí lớn vượt khỏi gió bụi của cuộc đời giúp ích cho dân. Hình ảnh cây tùng trong bài thơ Tùng là hình ảnh tượng trưng về một con người lí tưởng mà Nguyễn Trãi mong ước. Thông qua việc miêu tả hình dáng bên ngoài và phẩm chất bên trong của cây tùng: Trong mọi hoàn cảnh, mọi thời tiết khắc nghiệt, cây tùng vẫn trụ vững, vẫn hiên ngang bất khuất trước bão táp của cuộc đời, tác giả muốn nói đến phẩm chất của người quân tử. Và cái quý ở hình tượng được xây dựng theo truyền thống nghệ

thuật cổ có tính tượng trưng này là ở câu thơ cuối cùng mang chất trữ tình vì dân của Nguyễn Trãi: “Dành còn để trợ dân này”.

 

Tóm lại, thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Trãi luôn mới lạ và hấp dẫn bởi tâm hồn ông luôn trong sáng, tươi xanh. Nguyễn Trãi luôn mở rộng tâm hồn minh để đón nhận thiên nhiên, giao cảm với thiên nhiên. Chính vì thế, những bức tranh thiên nhiên hiện lên trong thơ Nguyễn Trãi như có hồn và tràn đầy sức sống.

A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC

Tác phẩm

Tác giả

Hoàn cảnh gia đời

Đề tài

Cảm hứng

Đặc sắc nghệ thuật

Đoàn thuyền đánh cá

Huy Cận

Thơ ông hàm súc, giàu chất suy tưởng, đậm triết lí, có sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển Đường thi với nét hiện đại của thơ mới.

Là nhà thơ có tên tuổi từ phong trào thơ Mới

Ra đời trong giai đoạn miền Bắc xây dựng CNXH

Năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh.

Thiên nhiên và cuộc sống lao động tập thể của con người lao động

Ngợi ca, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên đất nước, vẻ đẹp của cuộc sống mới và con người lao động mới

- Hình ảnh được xây dựng bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo

- Nhịp thơ nhanh, âm hưởng thơ khỏe khoắn, hào hùng

Viếng lăng Bác

Viễn Phương

Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơ ngay trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh.

Là nhà thơ trưởng thành trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ

Ra đời trong giai đoạn hòa bình lập lại

Năm 1976, khi lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành

Tình yêu đối với lãnh tụ

Lòng thành kính, biết ơn và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người dân Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu.

- Nhịp thơ chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính

- Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. 

Sang thu

Hữu Thỉnh

Thơ ông giàu cảm xúc, thể hiện những cảm nhận tinh tế, đậm đà chất triết lí

Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ

- Năm 1977, đây là một trong những mùa Thu đầu tiên của người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh.

- Bài thơ bật lên ngay khi nhà thơ ngồi trên cây ổi.

Giây phút chuyển mùa

Thể hiện những rung động, cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của thiên nhiên, tạo vật lúc sang thu, đồng thời diễn tả những chiêm nghiệm sâu lắng của nhà thơ về cuộc đời.

- Sử dụng từ láy và từ ngữ chính xác, tinh tế, có tính sáng tạo, đặc biệt là những từ chỉ trạng thái vận động của hiện tượng, sự vật.

- Biện pháp nhân hóa được sử dụng sáng tạo.

Mùa xuân nho nhỏ

Thanh Hải

Thơ của ông chân chất và bình dị, đôn hậu và chân thành.

Là nhà thơ trưởng thành trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ

Tháng 11/1980, trên giường bệnh khi mắc bệnh nặng, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.

Mùa xuân đất trời và khát vọng dâng hiến của con người

Yêu mến và gắn bó với đất nước và cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước.

- Thể thơ năm chữ với nhịp điệu và giọng điệu biến đổi linh hoạt theo mạch cảm xúc, làm cho bài thơ gần với các làn điệu dân ca Huế

- Hình ảnh thơ vừa mang ý nghĩa thực vừa mang ý nghĩa biểu trưng.

Điểm chung

Thiên nhiên đất nước, con người Việt Nam

Trân trọng, ngợi ca và tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương và vẻ đẹp của con người Việt Nam, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam.

Thể thơ tự do giúp cho việc thể hiện cảm xúc linh hoạt, dễ dàng biến đổi.

B. CÁC TÁC PHẨM CỤ THỂ

1. Vẻ đẹp của các bức tranh thiên nhiên

1.1. Vẻ đẹp của biển khơi trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận:

* Bức tranh thiên nhiên biển cả hiện lên hùng vĩ, rộng lớn, bao la, thơ mộng và giàu có.

  • Vẻ đẹp hùng vĩ, rộng lớn, bao la, thơ mộng, nên thơ:

- Cảnh hoàng hôn trong hai câu thơ đầu của bài: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/Sóng đã cài then đêm sập cửa” và khổ 2 của bài.

- Cảnh biển đêm ở 2 câu đầu khổ 3 và hình ảnh “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”.

- Cảnh bình minh trên biển lung linh, rực rỡ, chan hòa ánh sáng và niềm tin ở câu thơ “Mặt trời đội biển nhô màu mới”.

  • Vẻ đẹp giàu có, trù phú của thiên nhiên biển cả thể hiện ở sự phong phú của các loài cá: 2 câu thơ đầu của khổ 2, khổ 4 và câu thơ “Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”.

* Vẻ đẹp tâm hồn và tình cảm của tác giả trước vẻ đẹp của biển cả: yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tự hào và biết ơn.

1.2. Vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa từ hạ sang thu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

* Thiên nhiên mang vẻ đẹp sống động, có hồn, thơ mộng, êm ả trong thời điểm giao mùa từ hạ sang thu:

  • Những tín hiệu báo thu sang trong không gian của làng quê: hương ổi chín, gió se se lạnh, sương chùng chình qua ngõ được cảm nhận bằng nhiều giác quan: khứu giác [hương ổi], xúc giác [gió se], thị giác [sương chùng chình qua ngõ]
  • Không gian vũ trụ: Hình ảnh sự vật ở khoảng xa rộng, bao quát cả bầu trời và mặt đất được sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa ở các từ láy dùng để chỉ trạng thái tình cảm của con người: sông dềnh dàng, chim bắt đầu vội vã, đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu.
  • Sự giảm dần về mức độ, tần suất, tính chất của các hiện tượng thời tiết đặc trưng của mùa hè: nắng, mưa vẫn còn nhưng ít hơn, sấm chớp bớt dần

* Vẻ đẹp tâm hồn và tình cảm của tác giả trước vẻ đẹp thiên nhiên đất trời: bâng khuâng, ngỡ ngàng, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

1.3. Vẻ đẹp của mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

* Mùa xuân thiên nhiên hiện ra tươi đẹp, dịu dàng, tràn đầy sức sống, đằm thắm chất Huế thơ mộng:

  • Không gian mở ra cao rộng với dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la
  • Sắc màu tươi sáng: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc - màu sắc đặc trưng của xứ Huế
  • Âm thanh rộn ràng, tươi vui: tiếng hót của con chim chiền chiện

* Vẻ đẹp tâm hồn và tình cảm của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên: yêu thiên nhiên và say mê, nâng niu, trân trọng. Đồng thời cũng cho thấy tâm hồn lạc quan, yêu quê hương đất nước, yêu đời, thiết tha với sự sống trong hoàn cảnh của nhà thơ.

2. Vẻ đẹp của cuộc sống con người Việt Nam

2.1. Vẻ đẹp của người lao động mới và cuộc sống tập thể trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

  • Khi ra khơi: Vẻ đẹp lao động khỏe khoắn, hăng say, hào hứng, tràn đầy sức sống và hi vọng qua tiếng hát của người lao động.
  • Khi đánh bắt cá trong đêm:

- Vẻ đẹp của tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển khơi với tầm vóc sánh ngang tầm vũ trụ.

- Vẻ đẹp của tinh thần đoàn kết hợp tác: “Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.

- Vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn, bay bổng và tấm lòng biết ơn biển cả

- Vẻ đẹp của tinh thần lao động, khí thế lao động hang say, sôi nổi, khẩn trương.

  • Khi trở về: Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, phấn khởi, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.

* Thái độ, tình cảm của tác giả trước vẻ đẹp của người lao động mới và cuộc sống tập thể: yêu mến, tự hào

2.2. Vẻ đẹp tâm hồn và tình cảm của nhà thơ Hữu Thỉnh trong bài thơ Sang thu

  • Tác giả là một người yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên quê hương đất nước.
  • Tác giả là một người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế với những rung động sâu sắc của thiên nhiên, tạo vật, có khả năng nắm bắt, miêu tả, khắc họa một cách độc đáo, tài tình những chuyển biến của thiên nhiên tạo vật, lòng người trong giây phút thu sang.
  • Là một người thâm trầm, sâu sắc khi nghĩ về quy luật của thời gian; về lẽ sống và thái độ sống: Khi con người đã từng va chạm, nếm trải trong cuộc sống thì sẽ vững vàng hơn, chín chắn hơn trước mọi tác động bất thường của ngoại cảnh; cũng như đất nước sẽ vững vàng hơn sau những năm tháng đau thương của chiến tranh.

2.3. Vẻ đẹp mùa xuân đất nước trong công cuộc lao động dựng xây và khát vọng cao đẹp của nhà thơ Thanh Hải đối với đất nước và cuộc đời trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

  • Mùa xuân của đất nước hiện lên tràn đầy sức sống, niềm tin và hi vọng, sôi động và hối hả: thể hiện qua những hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước gắn liền với hình ảnh ẩn dụ “lộc” ở “lộc giắt đầy trên lưng, lộc trải dài nương mạ” để thấy lộc non không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân thiên nhiên đất trời mà còn ẩn dụ cho hòa bình, sức sống, của sự trỗi dậy, đi lên của đất nước [với người cầm súng] và sự đơm hoa kết trái, thành quả lao động [với người ra đồng].
  • Khát vọng được hóa thân, hòa nhập vào cuộc đời chung, cống hiến những phần tốt đẹp, dù bé nhỏ của mình cho cuộc đời chung: ước làm “con chim hót, một nhành hoa, một nốt trầm, một mùa xuân nho nhỏ”.
  • Khát vọng giản dị, chân thành, khiêm tốn nhưng vô cùng mãnh liệt.
  • Suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với đất nước: Mỗi cá nhân đều cần có ý thức về trách nhiệm đóng góp và cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.

2.4. Vẻ đẹp tâm hồn và tình cảm của nhà thơ Viễn Phương trong bài thơ Viếng lăng Bác

  • Là một người con trung thành với Bác Hồ, với Cách mạng.
  • Là một con người chân thành, sâu sắc qua tình cảm tiếc thương và kính trọng dành cho Bác.
  • Lòng biết ơn thể hiện ở ước nguyện được hóa thân của tác giả.

2.5. Vẻ đẹp hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh

  • Bác Hồ là con người vừa vĩ đại lớn lao, vừa gần gũi, thân thiết với muôn dân.

- Người có một trí tuệ vĩ đại:"mặt trời trong lăng rất đỏ"

- Người có một tâm hồn trong sáng, thanh cao, nhân hậu, độ lượng, bao dung: "vầng trăng sáng dịu hiền"

- Người có công lao trời bể: "trời xanh là mãi mãi"

  • Chân dung Người được chiêm ngưỡng từ:

- Nhiều góc độ, vị trí: từ xa hướng về, đứng trước lăng, vào trong lăng

- Nhiều điểm nhìn khác nhau: của nhân vật trữ tình, của mặt trời trên lăng, của dòng người đi trong thương nhớ vào viếng lăng Bác.

Video liên quan

Chủ Đề