Những thiệt hại có thể xảy ra là gì nếu ủy quyền không đúng cách

Vợ chồng ban tôi đang ở nước ngoài thì bị kiện về đất đai ở Việt Nam, muốn nhờ tôi làm đại diện theo ủy quyền. Tôi có phải chịu rủi ro khi đại diện ủy quyền không?

Câu hỏi:

Vợ chồng bạn tôi hiện tại đang đi xuất khẩu lao động ở Malaysia, tuy nhiên họ đang bị người khác khởi kiện gia đình tôi vì tranh chấp đất đai. Vợ chồng bạn tôi đang làm việc theo hợp đồng ở bên Malaysia nên không thể về giải quyết được tranh chấp. Vì thế họ muốn nhờ tôi là đại diện cho họ, thay mặt họ giải quyết các công việc của tranh chấp. Tôi muốn hỏi là nếu khi tôi làm đại diện cho vợ chồng bạn tôi mà tòa xử thua kiện thì tôi có phải chịu trách nhiệm gì không? Khi làm đại diện thì cần chú ý vấn đề gì?

Trả lời:

Theo những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Việc bạn làm đại diện cho vợ chồng bạn của bạn là đại diện theo ủy quyền, vì vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật mà cụ thể là Bộ luật dân sự bạn có thể biết được những quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi bạn làm đại diện theo ủy quyền:

“Điều 144. Phạm vi đại diện

1.  Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2.  Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền.

3.  Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

4.  Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.

5.  Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

“Điều 584. Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền

Bên được uỷ quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1.  Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó;

2.  Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền;

3.  Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền;

4.  Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền;

5.  Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

6.  Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.”

“Điều 585. Quyền của bên được uỷ quyền

Bên được uỷ quyền có các quyền sau đây:

1.  Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc uỷ quyền;

2.  Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền.”

Mọi giao dịch mà người được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền đều phát sinh nghĩa vụ đối với người ủy quyền. Do đó, khi bạn thực hiện đúng các công việc trong phạm vi ủy quyền đã cam kết thì bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp luật kể cả vợ chồng bạn của bạn bị thua kiện.

Vấn đề mà những người đại diện theo ủy quyền dễ mắc phải là đã thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình. Khi đó, nếu có xảy ra thiệt hại do hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền thì người được ủy quyền có thể sẽ phải bồi thường cho người ủy quyền. Do vậy, bạn nên thỏa thuận kỹ về nội dung ủy quyền cũng như cân nhắc trước khi thực hiện một công việc khi được ủy quyền để không xảy ra rủi ro khi làm đại diện theo ủy quyền.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Cuộc sống đang ngày càng phát triển, con người càng ngày càng thêm bận rộn.  Bởi vì tính chất công việc và nhiều nguyên nhân khác nhau mà các chủ thể không thể tự thực hiện công việc của mình mà phải nhờ đến người thứ ba. Trong các quan hệ dân sự, đại diện theo ủy quyền là một chế định quan trọng được sử dụng rất phổ biến và được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật liên quan. Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có những trường hợp không cần ủy quyền mà bên thứ ba vẫn thay mặt cho các chủ thể có nghĩa vụ thực hiện công việc của họ. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về thực hiện công việc không có ủy quyền là gì và đưa ra ví dụ cụ thể.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Một số quy định về ủy quyền:

1.1. Khái niệm ủy quyền:

Theo quy định của pháp luật, ủy quyền được định nghĩa là việc một bên giao cho một người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp. Quan hệ ủy quyền thường là quan hệ giữa các cá nhân với nhau và mang tính chất tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể có mối quan hệ quen biết trong đời sống xã hội.

Hay ta có thể hiểu đơn giản như sau, việc ủy quyền là một người nhờ một người là người khác hay còn gọi là người được ủy quyền thay mặt mình giải quyết công việc.

Theo quy định pháp luật, trong quan hệ đại diện theo ủy quyền người được ủy quyền nhân danh người ủy quyền thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba. Chính bởi vì vậy mà giao dịch dân sự do người được ủy quyền xác lập thực hiện phát sinh giữa người ủy quyền với người thứ ba chứ không phải giữa người được ủy quyền với người thứ ba.

1.2. Các trường hợp không được ủy quyền:

Theo quy định của pháp luật hiện hành quy định những trường hợp sau đây không được ủy quyền, cụ thể bao gồm:

– Các chủ thể không được ủy quyền đối với việc đăng ký kết hôn quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014.

– Các chủ thể không được ủy quyền đối với việc ly hôn. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì họ là người đại diện quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

– Các chủ thể không được ủy quyền cho người khác công chứng di chúc của mình quy định cụ thể tại Điều 56 Luật Công chứng 2014.

– Các chủ thể không được ủy quyền cho người khác gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng.

Xem thêm: Uỷ quyền là gì? Quy định về giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền?

– Các chủ thể không được ủy quyền cho người khác trong trường hợp quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc. Người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền quy định cụ thể tại Điểm a Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

– Các chủ thể không được ủy quyền cho người đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền. Nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho đương sự khác mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc quy định cụ thể tại Điểm b khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

– Một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Một số quy định về thực hiện công việc không có ủy quyền:

2.1. Thực hiện công việc không có ủy quyền là gì?

Theo Điều 574 Bộ luật dân sự 2015 đã đưa ra định nghĩa về thực hiện công việc không có ủy quyền như sau:

“Điều 574. Thực hiện công việc không có ủy quyền

Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.”

Như vậy, ta có thể hiểu, theo quy định của pháp luật thì thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người tự ý thực hiện công việc của người khác, vì lợi ích của người khác mà không dựa trên cơ sở hợp đồng thực hiện công việc đó.

Thông thường, một người sẽ không có quyền can thiệp vào công việc của người khác, không có quyền làm các công việc của người khác dựa theo ý chí chủ quan của mình mà không được người có công việc đó chấp nhận. Tuy nhiên, ta nhận thấy, trên thực tế nếu việc thực hiện công việc đó hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc, nhằm mục đích giúp người có công việc mang lại lợi ích cho họ thì cần được pháp luật thừa nhận. Đây cũng chính là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc gặp khó khăn hoặc khi các chủ thể có công việc không tự mình thực hiện được công việc của mình.

Xem thêm: Thời hạn có hiệu lực của giấy ủy quyền, chấm dứt hiệu lực của giấy ủy quyền

2.2. Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền:

Theo quy định tại Điều 575 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền nội dung như sau:

– Người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền trong phạm vi phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.

– Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc của người có công việc như công việc của chính mình.

– Trong trường hợp nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định của người có công việc.

– Người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyền không biết nơi cư trú hoặc trụ sở của người đó.

– Trong trường hợp người có công việc được thực hiện chết, đối với trường hợp là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận.

– Đối với trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc cho người có công việc thì phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc đó.

2.3. Nghĩa vụ của người có công việc được thực hiện:

Người có công việc được thực hiện có các nghĩa vụ sau đây:

Xem thêm: Người đại diện theo ủy quyền là gì? Quy định về đại diện theo ủy quyền?

– Thứ nhất: Nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện cho người thực hiện công việc:

Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, đối với cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của người có công việc.

Người có công việc được thực hiện cần phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối nhận thù lao đó.

– Thứ hai: Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của người thực hiện công việc:

Khi người thực hiện công việc không ủy quyền cố ý gây ra những thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì phải bồi thường thiệt hại cho người có công việc được thực hiện.

Đối với trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền do vô ý mà gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc, người thực hiện công việc có thể được giảm mức bồi thường.

2.4. Điều kiện để xác định việc thực hiện công việc không có ủy quyền:

Để xác định việc thực hiện công việc không có ủy quyền thì phải bao gồm đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Thứ nhất, người thực hiện công việc không có ủy quyền là người hoàn toàn không có nghĩa vụ phải thực hiện công việc đó nhưng đã thực hiện công việc đó. Nghĩa vụ ở đây là nghĩa vụ pháp lý do luật định hoặc do các bên thỏa thuận.

+ Thứ hai, việc thực hiện công việc đó phải hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc, nếu người thực hiện công việc vì lợi ích của mình hoặc của người khác thì không áp dụng chế định này.

+ Thứ ba, người có công việc được thực hiện không biết hoặc biết mà không phản đối việc thực hiện đó. Nếu người có công việc phản đối mà bên kia vẫn tiếp tục thực hiện thì  không thuộc chế độ này. Tuy nhiên, ý nguyện của người thực hiện công việc không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội.

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền cho người thân dẫn trẻ em đi máy bay

2.5. Chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền:

Việc thực hiện công việc không có ủy quyền chấm dứt trong trường hợp cụ thể sau đây:

– Việc thực hiện công việc không có ủy quyền chấm dứt theo yêu cầu của người có công việc được thực hiện.

– Việc thực hiện công việc không có ủy quyền chấm dứt khi người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện tiếp nhận công việc.

– Việc thực hiện công việc không có ủy quyền chấm dứt khi người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục thực hiện công việc theo quy định.

– Việc thực hiện công việc không có ủy quyền chấm dứt khi người thực hiện công việc không có ủy quyền chết, nếu là cá nhân hoặc pháp nhân thì sẽ chấm dứt tồn tại.

3. Ví dụ về việc thực hiện công việc không có ủy quyền:

Bà A và bà B là hàng xóm. Khi nói chuyện với nhau bà A  đã nói với bà B là vài ngày nữa sẽ cắt rau bán cho C theo thỏa thuận đã có giữa hai bên trước đó. Tuy nhiên, khi tới ngày thu hoạch thì bà A do có công việc đột xuất nên không có mặt ở nhà. Thấy có D đến hỏi mua rau với giá cao hơn của C mua nên bà B đã tự ý cắt rau bán cho D, mặc dù đã biết A có ý định bán cho C nhưng B lại làm trái với ý chí của A nên nếu xảy ra thiệt hại B có trách nhiệm bồi thường cho A bởi vì trong quá trình thực hiện công việc không có ủy quyền, người thực hiện gây ra thiệt hại cho người có công việc thì phải có trách nhiệm bồi thường cho người có công việc, nếu do lỗi vô ý mà gây ra thiệt hại căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc người đó có thể giảm mức bồi thường quy định cụ thể tại Điều 577 Bộ luật dân sự 2015.

Trong trường hợp này, bà B cần làm đúng theo thỏa thuận trước đó giữa bà A và bà C, tức là thực hiện công việc không có ủy quyền là bà B sẽ thay mặt bà A bán rau cho bà C.

Video liên quan

Chủ Đề