Nội dung Bài 14 Sinh học 7

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Bài 14. Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của giun tròn

[Môn sinh vật lớp 7]

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hs nêu một số giun tròn đặc biệt là nhóm giun tròn kí sinh gây bệnh từ đó có biện pháp phòng tránh.

- Nêu được đặc điểm chung của ngành giun tròn.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng quan sát hình ảnh, thu thập kiến thức

- Kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn

- Giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán kí sinh cho người và vật nuôi vật nuôi

II. Tiến trình dạy và học

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh vật 7 bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của giun tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Sở GD – ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu
Trường THPT Dân Tộc Nội Trú
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Bài 14. Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của giun tròn
[Môn sinh vật lớp 7]
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hs nêu một số giun tròn đặc biệt là nhóm giun tròn kí sinh gây bệnh từ đó có biện pháp phòng tránh.
- Nêu được đặc điểm chung của ngành giun tròn.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng quan sát hình ảnh, thu thập kiến thức
- Kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán kí sinh cho người và vật nuôi vật nuôi
II. Tiến trình dạy và học
1. Kiểm tra bài củ
2. Mở đầu bài giảng
Tiết trước chúng ta đã nghiên cứu về giun đũa là một đại diện của giun tròn. Hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu vè một số giun tròn khác và đặc điểm chung của giun tròn. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua 
Bài 14. Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của giun tròn
3. Giảng bài mới
Hoạt động 1
Tìm hiểu về một số giun tròn khác
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Cho hs nghiên cứu sgk và quan sát hình 14.1, 14.2, 14.3, 14.4 và đặt câu hỏi
- Kể tên một số giun tròn mà em biết?
- Giun này kí sinh ở đâu? Và gây tác hại gì cho vật chủ?
- Trình bày vòng đời của giun kim?
- Giun kim gây cho trẻ em những phiền phức gì?
- Do thói quen nào ở trẻ em mà giun kim khép kín được vòng đời nhanh nhất.
- Vậy chúng ta có biện pháp gì để phòng bênh giun kí sinh?
- Quan sát hình 14.1, 14.2, 14.3, 14.4 và nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu nêu được
+ Kể tên được một số giun tròn.
+ Nêu được nơi kí sinh và tác hại của giun tròn
+ Mút tay
+ Nêu được cách phòng tránh
- Hiện nay đã biết khoảng 30 ngìn loài. đa số sống kí sinh ở động thực vật và ở người, gây nhiều tác hại.
+ Giun kim kí sinh ở ruột già người.
+ Giun móc câu kí sinh ở tá tràng người.
+ Giun rễ lúa kí sinh ở rễ lúa.
- Để phòng bệnh cần: Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
Hoạt động 2
Tìm hiểu đặc điểm chung của giun tròn
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1 đặc điểm của ngành giun tròn.
- Kẽ sẳn cho HS hoàn thành
- Thông báo kiến thức đúng để các nhóm tự sữa chữa.
- Nghiên cứu sgk hoàn thành phiếu học tập
- Cơ thể hình trụ, có vỏ cuticun
Nội dung phiếu học tập
 Đại diện
Đặc điểm
Giun đũa
Giun kim
Giun móc
Giun rễ lúa
Nơi sống
Ruột non người
Ruột già người
Tá tràng
Rễ lúa
Cơ thể hình trụ thon hai đầu
√
√
Lớp vỏ cuticun trong suột
√
√
√
√
Cơ quan tiêu hóa dạng ống có hậu môn
√
√
√
√
Kí sinh ở một vật chủ
√
√
√
√
Đầu nhọn đuôi tù
√
√
- Từ đó cho Hs thảo luận rút ra đặc điểm chung của ngành giun tròn.
- Yêu cầu nêu được
+ Hình dạng cơ thể
+ Cấu tạo đặc trưng của cơ thể
+ Nơi sống
- Khoang cơ thể chưa chính thức
- Cơ quan tiêu hóa dạng ống. có hậu môn
4. Củng cố
- Đọc phần ghi nhớ sgk
- Đọc phần em có biết
5. Dặn dò
- Học bài củ và chuẩn bị bài mới
- Làm các câu hỏi sgk

Tài liệu đính kèm:

  • bài 14.doc

Sau bài học các em sẽ được tìm hiểu về Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn. Từ đó vận dụng trả lời các câu hỏi, bài tập ứng dụng và giải thích những hiện tượng trong cuộc sống thường ngày có liên quan.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 14 trang 51

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Các loại giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây ra các tác hại gì cho vật chủ?

- Hãy giải thích sơ đồ vòng đời giun kim ở hình 14.4

+ Giun gây cho trẻ em nhiều phiền toái như thế nào?

+ Do thói quen nào của trẻ mà giun khép kín được vòng đời?

- Để đề phòng bệnh giun, chúng ta phải có biện pháp gì?

Lời giải:

- Các loại giun tròn thường kí sinh ở nơi giàu chất dinh dưỡng ở cơ thể người động vật, thực vật như: ruột non, hệ bạch huyết, rễ lúa,…

→ Lấy chất dinh dưỡng của vật chủ, gây viêm nhiễm nơi kí sinh, tiết ra độc tố có hại → ngăn cản sự phát triển của vật chủ.

- Giải thích sơ đồ vòng đời giun kim ở hình 14.4:

Giun kim đẻ trứng ở hậu môn trẻ em vì ở đây thoáng khí → gây ngứa → trẻ em gãi → theo thói quen trẻ em đưa tay lên miệng → khép kín vòng đời của giun.

- Để đề phòng bệnh giun đối với người:

+ Ăn chín, uống sôi, ăn thức ăn sạch, đậy kín thức ăn

+ Đi dép giầy ủng khi tiếp xúc với đất ẩm

+ Giáo dục trẻ bỏ thói quen mút tay

+ Giữ vệ sinh môi trường, diệt ruồi nhặng,…

- Đối với thực vật:

+ Chọn giống khỏe, kháng bệnh tốt

+ Xử lí hạt giống và bộ rễ cây trồng

+ Dùng biện pháp canh tác tăng sức đề kháng cây trồng.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 14 trang 51

 - Hãy dựa vào hình vẽ và thông tin trong bài 13,14 , thảo luận và đánh dấu [√] và điền chữ vào bảng sau sao cho phù hợp:

Lời giải:

- Đặc điểm chung của ngành giun tròn: cơ thể hình trụ, thuôn 2 đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Phần lớn kí sinh.

Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 14

Bài 1 [trang 52 SGK Sinh học 7]

Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu, xem loài giun nào nguy hiểm hơn ? Loài giun nào dễ phòng chống hơn ?

Lời giải:

So sánh giun kim và giun móc câu:

- Giun kim kí sinh trong ruột già của người, giun cái đẻ trứng ở hậu môn vào ban đêm, gây ngứa ngáy mất ngủ. Trứng giun có thể qua tay và thức ăn truyền vào miệng người.

- Giun móc câu kí sinh ở tá tràng của người, ấu trùng xâm nhập qua da bàn chân [khi đi chân đất].

 Như vây, giun móc câu nguy hiểm hơn, vì nó kí sinh ở tá tràng. Tuy nhiên, phòng chống giun móc câu lại dễ hơn giun kim, chỉ cần đi giày, dép, thì ấu trùng giun móc câu không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người [qua da bàn chân].

Bài 2 [trang 52 SGK Sinh học 7]

Trong số các đặc điểm chung của Giun tròn, đặc điểm nào dễ dàng nhận biết chúng?

Lời giải:

Đặc điểm đặc trưng của ngành giun tròn:

- Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, không phân đốt, tiết diện ngang hình tròn.

- Khoang cơ thể chưa chính thức, có cơ quan tiêu hóa dạng ống .

- Có lớp vỏ cuticun.

Bài 3 [trang 52 SGK Sinh học 7]

Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?

Lời giải:

Ở nước ta có tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao là vì:

- Ý thức giữ vệ sinh vẫn còn hạn chế: nhà tiêu, hố xí không hợp vệ sinh, ruồi nhặng nhiều tạo điều kiện cho trứng giun [có trong phân] phát tán đi khắp mọi nơi.

- Ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao: dùng phân tươi tưới rau, một số nơi người dân còn phóng uế bừa bãi,…

- Thói quen ăn uống không hợp vệ sinh: ăn rau sống không qua sát trùng; mua, bán, chế biến quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng, không hợp vệ sinh,....

Lý thuyết Sinh 7 Bài 14

I. MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC

1. Đặc điểm của một số giun tròn khác

- Phần lớn [khoảng 30 nghìn loài] giun tròn kí sinh ở động vật, thực vật và cả ở người. Riêng ở người, một số giun kí sinh phổ biến và nguy hiểm như: giun chỉ, giun móc câu, giun tóc, giun kim. Chúng đều kí sinh và gây ra các bệnh ở mức độ nguy hại khác nhau. Sau đây là một số đại diện thường gặp.

2. Vòng đời của giun kim

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIUN TRÒN

Bảng đặc điểm của ngành giun tròn

Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, … thuộc ngành Giun tròn, có các đặc điểm chung như:

- Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu

- Có khoang cơ thể chưa chính thức

- Cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn

- Phần lớn số loài giun tròn sống kí sinh. Một số nhỏ sống tự do.

► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Sinh 7 Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn file PDF hoàn toàn miễn phí!

Chủ Đề