Nội dung bức thư ở nhà máy thuỷ điện hoà bình

Tại sân nhà máy truyền thống Thủy điện Hòa Bình có một khối bê tông hình chóp cụt, trên đó có tấm biển thép khắc chìm dòng chữ: “Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư được mở vào ngày 1-1-2100”.

“Kho lưu trữ” lá thư thực chất chỉ là một khối bê tông hình chóp cụt, 4 mặt bên hình thang, có cạnh đáy 2 mét, chiều cao 1,8 mét, cạnh trên 0,8 mét, nặng gần 10 tấn. Sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và đồng chí Đỗ Mười đồng ý, lãnh đạo Tổng Công ty Xây dựng nhà máy Thủy điện Hòa Bình mời một số nhà văn, nhà báo, nhà trí thức tham gia viết thư. Tuy nhiên, đồng chí Đỗ Mười cũng khuyên là vì Việt Nam chưa có tục lệ này, cho nên không được “chôn” vào lòng đập mà nên đặt ở chỗ nào trang trọng. Và thế là sau khi bàn bạc với chuyên gia Liên Xô, lãnh đạo tổng công ty quyết định đặt lá thư đó vào lòng khối bê tông.

Nội dung bức thư ở nhà máy thuỷ điện hoà bình

Bản dự thảo của bức thư có những đoạn rất xúc động: “Hỡi thế hệ mai sau! Chúng tôi đã đem hết sức mình để chinh phục dòng sông Đà. Truyền thống cần cù, dũng cảm của cha ông đã được duy trì và phát huy. Tại nơi đây, nhiều gương lao động sáng tạo đã xuất hiện con người mới xã hội chủ nghĩa đang vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Thời gian sẽ trôi đi, nhưng những thành tựu của chúng tôi chắc chắn sẽ đóng góp cho sự phồn vinh và hùng cường của Tổ quốc. Trong bản dự thảo này, có một đoạn do đồng chí Zasepilin viết được lựa chọn: “Hòa Bình – tên gọi công trình chúng tôi là biểu tượng tốt đẹp nhất, là nguyện vọng tha thiết nhất trên Trái đất này. Hãy giữ cho bầu trời trên đất nước Việt Nam và Liên Xô, trên những lục địa và đại dương mãi mãi Hòa Bình”. Còn đoạn kết lá thư được viết như sau: “Tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên Xô đời đời bền vững. Chủ nghĩa Cộng sản nhất định thắng”. Chắc chắn rằng từ bản dự thảo đến bản chính còn có nhiều thay đổi về văn phong, câu chữ. Tuy nhiên, theo một số người biết lá thư thì những ý chính cơ bản như vậy.

Lá thư hiện nay để trong khối bê tông là một công trình tập thể. Sau khi lá thư được hoàn chỉnh về nội dung, một cán bộ viết chữ đẹp được giao nhiệm vụ chép hai bản đó với tiếng Việt và tiếng Nga bằng mực Tàu.

Theo tính toán, vào năm 2100, lớp bùn dưới lòng hồ Hòa Bình sẽ dày thêm khoảng 56 mét, khiến nhà máy không thể phát điện được nữa. Cần phải cho nhà máy nghỉ ngơi để nạo vét lòng hồ, hoặc phá bỏ nhà máy… Mà để làm được công việc đó thì phải mất hàng năm trời. Và lúc đó mới mở lá thư cho “thế hệ mai sau” biết ngày xưa, lớp cha ông đã lao động như thế nào.

Có lẽ thế hệ chúng ta sẽ khó có ai có thể được đọc bức thư, vì vậy hãy cùng cố gắng đưa Việt Nam trở nên hùng cường theo ước muốn của các bậc tiền nhân, để con cháu chúng ra sẽ được mở bức thư trong tâm thế tự hào về một Việt Nam lớn mạnh, thịnh vượng! __

Nguồn: Vietnam Project Construction

(CTDD) – Xin chào 500 anh em, hôm nay mình sẽ có một bài viết về một công trình vĩ đại của thế kỷ 20. Đó chính là thủy điện Hòa Bình, đây là công trình thủy điện lớn nhất Đông nam á thời bây giờ. Tuy nhiên về phần lịch sử cũng như là các con số về thủy điện thì mình sẽ không đề cập trong bài viết này. Các bạn muốn tìm hiểu sâu thì trên google có hết rồi nhé. Ở bài này mình sẽ viết ngắn gọn về thủy điện, cách thăm quan và giải mã bí mật về bức thư gửi hậu thế nhé các bạn.

Thủy điện Hòa Bình ở đâu?

Một góc thủy điện Hòa Bình nhìn từ tượng bác

Hỏi câu này chắc người ta cười cho ấy nhỉ?hi. Nhưng mà cũng nhiều người không biết đâu nhé anh em. Thủy điện Hòa Bình ở Hòa Bình nhưng rất ít người biết nó ở thành phố Hòa Bình. Cách Hà Nội chỉ 60km thẳng tưng theo QL6, đi xe khách chỉ mất 50k thôi. Anh em lên đến thành phố đi xe ôm vào, nếu có nhiều thời gian thì đi bộ cho nó chuyên nghiệp, vừa rèn sức khỏe lại ngắm được nhiều cảnh đẹp.

Thủy điện Hòa Bình có gì?

Đây là một công trình đồ sộ ẩn chưa rất nhiều bí mật cả về KHKT, quân sự lẫn tâm linh nhé các bạn trẻ. Vì vậy nên các bạn biết càng ít càng tốt haha. Đùa tí thôi mình sẽ từ từ bật mí cho các bạn.

Đi từ thành phố vào các bạn sẽ được đi qua 1 đoạn đường hầm, phía trên hầm là đường chảy của nước khi xả lũ.

Đường hầm đi xuyên qua các cửa xả lũ Bên trong đường hầm

Đi qua hầm sẽ đến cty thủy điện Hòa Bình, ở đây có bán đồ lưu niệm và bán vé vào thăm nhà máy thủy điện (45k/1 phát). Vào thăm thì sẽ được đi qua một đoạn đường hầm dài khoảng 500m, bên trong là 1 nhà máy đồ sộ với các tổ máy. Nhưng mà chỉ được nhìn rồi quay ra thôi không có gì đặc sắc đâu. Anh em chưa vào thì vào cho biết thôi nhé.

Sau khi mua vé các bạn sẽ được hướng dẫn viên dẫn vào thăm quan.

Phía trước đường hầm dẫn vào nhà máy thủy điện Khách thăm quan đang tiến vào bên trong nhà máy

Nhà máy có tất cả 8 tổ máy, các bạn đi đường hầm vào thì sẽ nhìn thấy mỗi bên là 4 tổ máy nhé. Ảnh dưới cái vàng vàng ở dưới đất nhô lên là tổ máy đó, 4 cái. Nước sẽ chảy qua các mô tơ này và phát điện.

Hình ảnh 4 tổ máy đang hoạt động

Bên dưới phía trước cty sẽ có một đoạn có nước chảy từ trong núi chảy ra. Đây chính là nước chảy qua các tổ máy để phát điện chảy ra nhé. Các bạn muốn lên tượng đài thì cứ đi thẳng đường, bên phải đường có một đài tượng niệm những người đã hi sinh khi xây dựng thủy điện (hình như là 163 người bao gồm cả 4 kỹ sư người Nga thì phải).

Cty nhà máy thủy điện Hòa Bình

Đi lên nữa sẽ đến một cái ngã 3 nhớ rẽ trái nhé. Tiếp theo là đến bảo tàng (nhà truyền thống thủy điện) các bạn vào thăm thì vào. Phía trước sân có một con rô bốt, đây chính là con rô bốt đặt mũi khoan đầu tiên để thăm dò địa chất trước khi bắt đầu xây dựng thủy điện.

Nhà truyền thống – Bảo tàng thủy điện Hòa Bình Rô bốt đặt mũi khoan đầu tiên khi thăm dò địa chất ở đây

Ở phía trước sân bên phải là một khối bê tông bên trong có chứ đựng bức thư ‘Những người xây dựng thủy điện gửi thế hệ mai sau‘ (mình sẽ nói ở phần sau). Các bạn nhớ tìm mà xem nhé, không lúc không để ý lại bỏ qua.

Khối bê tông lưu giữ bức thư gửi thế hệ mai sau Lên hình tí, hehe

Tiếp theo cứ đi thẳng là lên đến tượng đài, các bạn muốn đi bậc thang lên cũng được ( có 79 bậc đó), không thì đi xe máy lên cũng được. Lên đến có mấy bà ra đòi tiền gửi xe thì kệ họ, đừng có đưa nhé. Mấy bà đòi bừa đấy, xe để đấy không mất đâu mà lo, nếu sợ thì cứ đưa tiền cho mấy bà cũng được, haha.

79 bậc lên tượng bác Hồ

Lên tượng đài bác Hồ lần đầu thì nên thắp hương nhé, mua mấy bà bán nước ở đấy cũng được. Cũng không đắt lắm đâu. Trên này thì cũng chỉ có mỗi tượng bác thôi và ngắm cảnh thành phố Hòa Bình, sông Đà…về buổi đêm thì đẹp hơn.

Thắp hương viếng bác Chụp ảnh lưu niệm trên tượng bác

Tượng đài bác Hồ do kiến trúc sư Nguyễn Vũ An trường ĐH Kiến trúc Hà nội phác thảo và một số kiến trúc sư người Nga và ĐH Bách Khoa thực hiện nhé các bạn. Các bạn đi sang đằng sau tượng bác sẽ có info. Mình đi lâu rồi cũng không nhớ lắm. hi

Một góc thành phố Hòa Bình nhìn từ tượng bác

Bí mật bức thư gửi thế hệ mai sau

Cận cảnh khối bê tông chứa bức thư gửi thế hệ mai sau

Để mà nói về cái bức thư này thì trên mạng chắc cũng có đầy rồi, ở đây mình chỉ nói tóm tắt cho các bạn hiểu thêm một chút thôi nhé. Chả là trong lúc xây dựng thủy điện, thiếu thốn đủ bề cả về kinh phí, nhân lực lẫn KHKT… Vì vậy mà một ông kỹ sư Liên Xô ông ấy nghĩ ra ý tưởng là viết một bức thư kể về quá trình xây dựng (cực khổ..) để cho thế hệ sau này biết họ (thời bấy giờ) đã xây dựng cái thủy điện này như thế nào? để cho thế hệ sau này ý thức được và giữ gìn các thành tựu.. nói chung là để cho người đời sau biết ơn người đời trước và chịu khó học hành lằm ăn các kiểu, haha.

Thì sau khi nêu ý tưởng về bức thư, đã được mọi người ủng hộ nhiệt tình. Tất cả những người xây dựng thủy điện đều được viết một lời nhắn nhủ với người đời sau. Sau khi tập hợp lại sẽ chọn ra những bức thư hay nhất và tổng hợp lại thành một lá thư. Lá thư này sẽ được viết bằng 2 thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Nga. Khi khánh thành thủy điện Hòa Bình thì tất cả mọi người đều được nghe đọc bức thư này. Sau khi đọc bức thư trước toàn thể bà con trong lễ khánh thành (20/12/1994 – bắt đầu xây dựng ngày 06/11/1979) bức thư được để vào trong lõi một thanh đồng và để vào trong khối bê tông. Khối bê tông ấy được đặt ngay phía bên phải sân nhà truyền thống (bảo tàng mình nói ở trên đó). Khối bê tông này có chiều rộng 2m, cao 1,8m và nặng 10 tấn (nghe có vẻ sai sai, nhìn bé tí ấy).

Bức thư sẽ được mở vào ngày 01/01/2100

Bức thư này sẽ được mở ra vào ngày 01/01/2100. Tại sao lại đến tận 2100 mới mở? Là vì khi đó những người thời bấy giờ đều đã không còn nữa, và năm 2100 cũng là lúc thủy điện hết hạn sử dụng. Buộc phải ngừng hoạt động, phá hủy hoặc cải tạo..(do bùn đất lâu ngày tích tụ lại..).

Có một số tài liệu nói rằng, nội dung bức thư có những đoạn như:

“Hôm nay trước núi Tản, sông Đà, những Sơn Tinh của thời đại mới – những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình Việt Nam và Liên Xô xin gửi đến các thế hệ trẻ Việt Nam mai sau những dòng tâm huyết…. Thế hệ chúng tôi cơn chưa đủ no, áo chưa đủ ấm, nhưng chúng tôi vẫn chắt chịu của cải và sức lực quyết tâm xây dựng thành công thủy điện Hòa Bình – Công trình lớn nhất Đông Nam Á, biểu tượng tốt đẹp – của tình hữu nghị Việt – Xô cho đời đời con cháu mai sau… Hỡi thế hệ mai sau! Chúng tôi đã đem hết sức mình để chinh phục dòng sông Đà. Truyền thống cần cù, dũng cảm của cha ông đã được duy trì và phát huy. Tại nơi đây, nhiều gương lao động sáng tạo đã xuất hiện con người mới xã hội chủ nghĩa đang vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Thời gian sẽ trôi đi, nhưng những thành tựu của chúng tôi chắc chắn sẽ đóng góp cho sự phồn vinh và hùng cường của Tổ quốc… Hòa Bình – tên gọi công trình chúng tôi là biểu tượng tốt đẹp nhất, là nguyện vọng tha thiết nhất trên Trái đất này. Hãy giữ cho bầu trời trên đất nước Việt Nam và Liên Xô, trên những lục địa và đại dương mãi mãi Hòa Bình

Tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên Xô đời đời bền vững. Chủ nghĩa Cộng sản nhất định thắng…”.

Trên đây chỉ là một vào câu trích trong ‘Bức thư những người xây dưng thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau‘. Nên các bạn muốn kiểm chứng nó đúng hay sai thì cố gặng đợi đến năm 2100 nha.

Thủy điện Hòa Bình xả lũ

Thủy điện xả lũ nhìn từ xa

Đây là một trong những sự kiện quan trọng của thủy điện Hòa Bình. Mà không chỉ riêng thủy điện nó còn liên quan đến an nguy của 6 tỉnh miền bắc nước ta. Khi mực nước trong hồ Hòa Bình lên đến mức báo động (nước lũ ở thượng nguồn đổ xuống hồ Hòa Bình) thì thủy điện sẽ phải xả bớt nước để đảm bảo an toàn cho đập, nếu không đập sẽ bị vỡ.

Xả lũ

Thủy điện Hòa Bình có 8 tổ máy phát điện, 12 cửa xả đáy và 6 cửa xả tràn. Trong suốt thời gian hoạt động thì 6 cửa xả tràn đã có lúc phải mở hết, thậm chí nước còn tràn cả qua thanh chắn báo động phía trên. Nhưng cửa xả đáy mới chỉ mở tối đa 8 cửa cùng một lúc. Vì nếu mở 12 cửa xả đáy cùng một lúc tốc độ nước sẽ rất khủng khiếp và gây nguy hiểm cho phía hạ du.

Cùng chungtadidau ngắm những bức ảnh tuyệt đẹp của thủy điện Hòa Bình khi xả lũ nhé:

Cảnh hùng vĩ của thủy điện khi xả lũ Cận cảnh xả lũ Nhìn xa hơn 1 chút Một khung cảnh rất đẹp Xuất hiện cầu vồng

Đoạn trên này không dám ngồi hẳn lên sợ ngã, hehe

Nhìn từ xa Nhìn xả lũ từ trên đỉnh đập thủy điện

Xem video: Toàn cảnh thủy điện Hòa Bình xả lũ năm 2017

Đến thủy điện Hòa Bình nên kết hợp đi chơi ở đâu?

Mình sẽ gợi ý một vài điểm chơi khi các bạn đến thành phố Hòa Bình nhé. Hòa Bình mình thì vẫn còn nghèo lắm, nên những điểm ăn chơi vẫn còn ít. Mình chỉ hướng dẫn các điểm checkin thôi nhé.

Quảng trường Hòa Bình

Quảng trường này vừa được xây dựng năm 2017 thôi, khá rộng và đẹp đấy, nhớ ghé qua khi đến đây nhé các bạn.

Bảo tàng không gian văn hóa mường

Như tên gọi, bảo tàng là nơi gìn giữ văn hóa người mường, bao gồm những ngôi nhà sàn có tuổi đời ngót ngét trăm năm cũng với đó là những vật dụng thường ngày của người mường…

Cổng vào bảo tằng không gian văn hóa Mường

Du lịch lòng hồ Hòa Bình

Bến thuyền du lịch lòng hồ Hòa Bình ngay đằng sau thủy điện nhé các bạn, đoạn đi qua đài tưởng niệm mà rẽ trái là lên tượng bác ấy. Các bạn không rẽ trái mà đi thẳng là ra bến thuyền Bích Hạ. Đi du lịch lòng hồ thăm quan hang Miếng, đền thác Bờ, thung Nai, đảo Dừa.

Tham khảo bản đồ từ thủy điện đi sang bến thuyền du lịch Bích Hạ.

Các bạn đọc thêm bài này để có thêm thông tin nhé.

Du lịch Thung Nai – Thác Bờ – Đảo Dừa

Vậy là mình đã hướng dẫn sơ qua với các bạn khi đi thăm quan thủy điện Hòa Bình và 1 số địa điểm du lịch ở Hòa Bình rồi, mọi thắc mắc các bạn để lại comment nhé. Xin chào!

Thuê xe ô tô từ Hà Nội lên Thủy Điện giá rẻ

Like và theo dõi Chúng ta đi đâu?