Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì năm 2024

Chủ quyền quốc gia là Quyền làm chủ đối với quốc gia, là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời khỏi quốc gia.

Chủ quyền quốc gia bao gồm nhiều nội dung, trong đó có các quyền cơ bản là quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ, quyền tự quyết định những công việc của quốc gia, quyền độc lập trong quan hệ đối ngoại.

Chủ quyền quốc gia là gì? [Hình từ Internet]

Tại Điều 1 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:

Điều 1.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Ngoài ra, tại Điều 3 Luật Biển Việt Nam 2012 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Như vậy, có thể khẳng định chủ quyền quốc gia là một thuộc tính không thể tách rời của một quốc gia thể hiện quyền làm chủ, quyền định đoạt độc lập của quốc gia đó đối với các vấn đề về chính trị, lãnh thổ, đối ngoại,... .

Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

Việt Nam trong tình hình mới

1]Chủ quyền lãnh thổ

- Đối với mọi quốc gia, lãnh thổ quốc gia luôn đóng vai trò là cơ sở vật chất cho sự tồn

tại của quốc gia, có giá trị thiêng liêng và bất biến. Cùng với đó, lãnh thổ quốc gia cũng

đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ giữa các quốc gia, góp phần tạo

dựng và thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các nước láng giềng, trật tự pháp lý

quốc tế, hòa bình và ổn định.

- Lãnh thổ quốc gia, hiểu một cách đơn giản nhất, là một phần của không gian Trái đất,

bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng

biệt và tuyệt đối của một quốc gia. Dưới góc độ luật pháp quốc tế, lãnh thổ quốc gia là

một trong bốn yếu tố cấu thành một quốc gia

- Phạm vi không gian lãnh thổ của một quốc gia được xác định và giới hạn bởi hệ

thống đường biên giới của quốc gia đó với các quốc gia láng giềng, hoặc các khu vực

lãnh thổ có quy chế quốc tế. Biên giới quốc gia được xác định là hàng rào pháp lý xác

định giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng biển, vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền

quốc gia; là nơi phân chia chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia với một quốc gia khác,

hoặc khu vực có quy chế pháp lý quốc tế. Điều 1 trong Luật Biên giới quốc gia của Việt

Nam năm 2003 xác định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền,

các đảo, các quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng

biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

2]Biên giới quốc gia Việt Nam

- Về giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền

+ Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, Lào ở phía Tây, Cam-pu-chia ở phía

Tây Nam và đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng

này đã được hình thành và tồn tại từ lâu trong lịch sử cùng với tiến trình phát triển quan

hệ với các nước này. Tuy nhiên, đường biên giới vào thời điểm đó chủ yếu mang tính

chất tập quán, dựa theo ranh giới hành chính của các điểm dân cư, sử dụng các yếu tố

tự nhiên, như dãy núi, sông suối... và là đường biên giới theo vùng hơn là một đường

biên giới được hoạch định, phân giới và cắm mốc, thể hiện trên bản đồ như trong giai

đoạn sau này khi thực dân Pháp chiếm đóng Đông Dương và ký kết hàng loạt điều ước

về biên giới.

+ Một là, đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc. đường biên giới

Việt Nam và Trung Quốc dài 1.449,56km, trong đó có 383,914km đi theo sông, suối, đã

được cắm 1.971 cộc mốc, bao gồm 1.548 mốc chính và 422 mốc phụvà cột mốc đầu

tiên giữa hai nước là Móng Cái [Việt Nam] - Đông Hưng [Trung Quốc] và đưa đường

biên giới Việt Nam - Trung Quốc trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định,

hợp tác và phát triển.

Why is this page out of focus?

This is a Premium document. Become Premium to read the whole document.

Why is this page out of focus?

This is a Premium document. Become Premium to read the whole document.

Chủ quyền lãnh thổ quốc gia gồm bao nhiêu nội dung?

Chủ quyền quốc gia gồm 2 nội dung: quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Tại sao phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia?

Biên giới quốc gia có vai trò vô cùng quan trọng đối với lãnh thổ và chủ quyền đất nước. Nó giúp mỗi quốc gia phân định rõ giới hạn về các vùng và không gian địa lý, bảo vệ và giữ gìn chủ quyền lãnh thổ. Đồng thời mang lại các lợi ích về kinh tế chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng.

Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia là gì?

Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc giaBảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi tr°ờng. Đấu tranh ngăn chặn mọi hành động xâm phạm tài nguyên trong lòng đất, trên biển, trên không, thềm lục địa. Hành động phá hoại, hủy hoại, gây ô nhiễm môi sinh, môi tr°ờng khu vực biên giới.

Khái niệm biên giới quốc gia là gì?

Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ Đề