Nói dựng nào dưới đây thể hiện sống và ứng xử phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9
  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9
  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9 [Ngắn Gọn]
  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Trả lời:

Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, thương người như thể thương thân, yêu thương đùm bọc những người gặp khó khăn, truyền thống đoàn kết, tự lực tự cường, truyền thống chăm học chăm làm,…

Trả lời:

– Một số biểu hiện tốt: Giúp đỡ người nghèo, đồng bài bị lũ lụt, tích cực tìm hiểu về truyền thống dân tộc, sưu tầm những món ăn, kiểu trang phục truyền thống dân tộc,…

– Biểu hiện chưa tốt: học thói ăn chơi, đua đòi, khinh thường những nét văn hóa của dân tộc

Trả lời:

Những hoạt động giáo dục truyền thống của nhà trường em đã tham gia: Làm báo tường, thi văn nghệ nhân dịp kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, tham gia cuộc thi ảnh “người phụ nữ tôi yêu” nhân dịp kỉ niệm ngày 8-3, thắp hương tưởng niệm các vị anh hùng liệt sĩ, tham gia phong trào quyên góp ủng hộ người nghèo,..

Trong những hoạt động trên, hoạt động thắp hương tri ân các anh hùng liệt sĩ khiến em ấn tượng nhất, hoạt động đó giúp chúng em bày tỏ được niềm tri ân của mình với những người anh hùng đã không tiếc đời mình hi sinh cho tổ quốc

Trả lời:

Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần phải: Tích cực tham gia những lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian. Đi thăm quan các di tích lịch sử, tưởng nhớ công ơn của cha ông, phải lưu giữ mỗi truyền thống đó trong mỗi con người chúng ta: luôn đoàn kết, yêu thương nhau giữa anh em bạn bè. Luôn hiếu thảo với ông bà, nghe lời cha mẹ, góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh giàng chủ quyền lãnh thổ, lên án, bài trừ những hành vi gây ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc của học sinh: ăn mặc không đúng quy cách, ăn nói sử dụng từ mượn bừa bãi, tham gia vào các tệ nạn xã hội

Trả lời:

– Liên hệ bản thân: Tìm hiểu truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, không thích các kiểu trang phục dân tộc, kham gia các lễ hội truyền thống, tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống, lên án, ngăn chặn các hành vi làm tổn hại truyền thống dân tộc, làm theo các tấm gương ứng xử thể hiện thuần phong mĩ tục Việt Nam.

– Biện pháp khắc phục: Các bạn học sinh cần tự hào vì những nét đẹp truyền thống của dân tộc mình, không nên đua đòi mà làm mất giá trị của bản thân, tích cực rèn luyện, trau dồi bản thân.

Trả lời:

Tấm gương kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Hiếu là một cậu bé được sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, ông bà cha mẹ, các anh chị của Hiếu đều là những người học rộng hiểu nhiều. Thấm nhuần truyền thống đó, Hiếu hằng say học tập, ra sức rèn luyện và phát huy năng lực bản thân, cho nên dù với là học sinh cấp 2, Hiếu đã đoạt được huy chương vàng môn Toán học do trung ương tổ chức.

Trả lời:

– Các phong tục tập quán tốt đẹp: Ma chay, hiếu hỉ, thờ cúng ông bà tổ tiên,…

– Các di tích lịch sử, văn hóa: Đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, quần thể Tràng An – Bái Đính

– Lễ hội truyền thống: Hội cày Tịch Điền, Lễ hội chọi trâu, trò chơi dân gian,..

– Nghề truyền thống: Nghề đan nón, nghề làm tranh, nghề dệt vải,…

– Đặc sản quê hương: Bánh gai, cơm cháy,…

Trả lời:

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là:

A. Những cách ứng xử phổ biến hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

B. Những tư tưởng, đức tính hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

C. Những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

D. Những đức tính, lối sống hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Chọn đáp án C

Trả lời:

Biểu hiện nào dưới đây là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Chê bai các loại hình nghệ thuật dân tộc

B. Tích cực tìm hiểu, giới thiệu với mọi người về các truyền thống dân tộc

C. Không quan tâm, tòm hiểu về truyền thống dân tộc

D. Cho rằng Việt Nam không có truyền thống đáng tự hào

Chọn đáp án B

Trả lời:

Việc làm nào dưới đây không phải là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Tham gia các lễ hội truyền thống

B. Xem bói để biết trước các sự việc sẽ xảy ra, tránh điều xấu

C. Thờ cũng tổ tiên

D. Đi thăm các đền chùa, các di tích.

Chọn đáp án B

Trả lời:

[I] Hành vi [II] Truyền thống
A. Thăm và chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ 1. Yêu nước
B. Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước giàu đẹp 2. Cần cù lao động
C. Say sưa làm việc, không ngại khó ngại khổ 3. Nhân ái
D. Quan tâm giúp đỡ người khác 4. Biết ơn
5. Hiếu thảo

Đáp án: A – 4, B – 1, C – 2, D – 3

Trả lời:

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

Trả lời:

Hành vi Đúng Sai
A. Chê bai các kiểu trang phục dân tộc, cho là lỗi thời X
B. Tham gia các lễ hội truyền thống X
C. Tích cực tìm hiểu về các truyền thống của dân tộc X
D. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống X
E. Lấn chiếm, làm hư hại các di tích lịch sử – văn hóa X
F. Lên án, ngăn chắn các hành vi làm tổn hại truyền thống dân tộc X
G. Học tập cách ứng xử thể hiện thuần phong mĩ tục Việt Nam X

Trả lời:

a. Em không tán thành ý kiến của Lan. Tại vì ý kiến đó thể hiện sự coi thường, không trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương

b. Em sẽ nói với Lan: Bên cạnh máy móc hiện đại, những gì thuộc về truyền thống cũng rất đáng để giữ gìn, phát huy, vì thế phải biết tự hào về những giá trị truyền thống của quê hương

Trả lời:

a. Em không tán thành với quan điểm của các bạn. Tại vì các loại hình nghệ thuật không chỉ có giá trị về mặt thưởng thức mà còn có giá trị về văn hóa, chưa bao giờ các loại hình nghệ thuật ấy lỗi thời, lạc hậu chỉ là do thị hiếu thẩm mĩ thời đại thay đổi

b. Thị hiếu âm nhạc của giới trẻ hiện nay chủ yếu là thích những bài nhạc trẻ, sôi động, kết hợp giữa âm nhạc và vũ đạo

c. Để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc, giới trẻ nên thường xuyên thưởng thức và cảm nhận những loại hình nghệ thuật đó.

Trả lời:

Đề xuất với nhà trường tổ chức một số hoạt động giáo dục truyền thống: Tổ chức tham quan các di tích lịch sử, mời các nghệ nhân của các loại hình nghệ thuật truyền thống để biểu diễn, cho học sinh tham gia các hoạt động thắp hương, tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Trả lời:

a. Em không tán thành với ý kiến đó. Tại vì truyền thống dân tộc là những nét đẹo thuộc về văn hóa, ăn sâu bám rễ trong tiềm thức của con người, trong xã hội hiện đại nó vẫn luôn có một chỗ đứng nhất định.

b. Việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có bao hàm việc phát triển truyền thống làm cho nó phù hợp với xã hội hiện đại. Ví dụ những truyền thống tôn sư trọng đạo, yêu thương con người cho đến ngày nay vẫn luôn được duy trì và phát huy

Trả lời:

Vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay rất đáng báo động và quan tâm. Có những bạn ăn mặc những mẫu trang phục lòe loẹt hở hang không phù hợp với thuần phong mĩ tục của người Việt, làm mất đi nét đẹp duyên dáng, kín đáo của người con gái Việt.

Ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. ca trù không chỉ mang đến những vẻ đẹp về âm thanh nhịp phách mà còn ẩn chứa ở đó nét đẹp tâm hồn, thế giới nội tâm của người thể hiện. Sự tôn vinh của thế giới đối với nghệ thuật ca trù của Việt Nam cho thấy giá trị của bộ môn nghệ thuật này, nó đã mang đến niềm tự hào cho dân tộc ta.

543 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 9 bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là?

  • A. Con cái đánh chửi cha mẹ.
  • B. Con cháu kính trọng ông bà.
  • C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.
  • D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Câu 2: Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hoá

  • A. hiện đại theo thời cuộc.
  • B. đậm đà bản sắc vùng dân tộc.
  • C. tao ra sức sống cho con người.
  • D. chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.

Câu 3: Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào?

  • A.Truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • B. Truyền thống đoàn kết.
  • C. Truyền thống yêu nước.
  • D.Truyền thống văn hóa.

Câu 4: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

  • A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
  • B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc.
  • C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.
  • D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa.

Câu 5: Cách ứng xử nào dưới đây không phải truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

  • A. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
  • B. Kính trọng, lễ phép với thây, cô giáo.
  • C. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuôi.
  • D. Viết, vẽ, khắc tên mình lên di tích lịch sử.

Câu 6: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là

  • A. hủ tục mê tín dị đoan.
  • B. thói quen khó bỏ của người Việt Nam.
  • C. tín ngưỡng, lạc hậu, thiếu tính nhân văn.
  • D. nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt.

Câu 7: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị

  • A. vật chất
  • B. tinh thần
  • C. của cải
  • D. kinh tế.

Câu 8: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hoá của dân tộc?

  • A. Xây những toà cao ốc hiện đại, xứng tầm quốc tế.
  • B. Cải tạo, làm mới toàn bộ các di tích lịch sử, đền chùa.
  • C. Đóng cửa các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để gìn giữ
  • D. Tăng cường giáo dục, phổ biến cho nhân dân về các giá trị của đi sản nơi họ sống.

Câu 9: Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải làm gì?

  • A. Giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc.
  • B. Xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ.
  • C. Tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại.
  • D. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Câu 10: Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Điều đó thể hiện?

  • A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.
  • B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.
  • C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • D. Truyền thống nhân ái.

Câu 11: Truyện thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ

  • A. thế hệ này sang thế hệ khác.
  • B. đất nước này sang đất nước khác.
  • C. vùng miền này sang vùng miền khác.
  • D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 12: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?

  • A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.
  • B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.
  • C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
  • D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.

Câu 13: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

  • A. Mê tín, tin vào bói toán.
  • B. Gây rối trật tự công cộng.
  • C. Ủng hộ đồng bào gặp thiên tai.
  • D. Chê bai các lễ hội truyền thống.

Câu 14: Quan điểm nào dưới đây phản ánh đúng truyền thống của dân tộc?

  • A. Chăm sóc cha mẹ, người già là việc của xã hội.
  • B. Những người sống theo truyền thống là cỗ hủ, lạc hậu.
  • C. Chăm sóc cha mẹ khi về già, thuận hoà với anh em.
  • D. Không cần giúp đỡ người khuyết tật vì họ đã được nhà nước nuôi.

Câu 15: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta?

  • A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.
  • C. Truyền thống yêu nước.
  • D. Truyền thống văn hóa.

Câu 16: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là giá trị truyền thống về

  • A. làng nghề.
  • B. đạo đức.
  • C. tín ngưỡng.
  • D. nghệ thuật.

Câu 17: Tư tưởng nào dưới đây cần xoá bỏ?

  • A. Trọng nam khinh nữ.
  • B. Kính già, yêu trẻ.
  • C. Lá lành đùm lá rách.
  • D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 18: Câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói về truyền thống nào của dân tộc ta?

  • A. Truyền thống thương người.
  • B. Truyền thống nhân đạo.
  • C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • D. Truyền thống nhân ái.

Câu 19: Để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh không được làm việc nào dưới đây?

  • A. Đoàn kết với các bạn.
  • B. Chăm chỉ học tập.
  • C. Lễ phép với thây, cô giáo.
  • D. Gây gổ đánh nhau.

Câu 20: Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” - trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu về sự kế thừa và phát huy truyện thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng.
  • B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội.
  • C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.
  • D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay.

Cập nhật: 07/09/2021

Video liên quan

Chủ Đề