Nội dung nhân đạo trong văn học

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN LẠCTRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ YÊN LẠCCHUYÊN ĐỀ HSGMÔN: NGỮ VĂNCẢM HỨNG NHÂN ĐẠOTRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠIGiáo viên: Lê Thị LanTổ: Khoa học xã hộiYên lạc, tháng 11 năm 20151PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀM. Go-rơ-ki nói “ Văn học là nhân học”. Văn học là cuốn sách về cuộc đời, phảnánh đời sống, số phận con người ở mọi thời đại. Văn học giúp con người có thêmniềm tin vào cuộc sống và hướng con người đến Chân - Thiện- Mĩ. Bởi vậy, trongquá trình giáo dục học sinh ở nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn có vai trò hếtsức quan trọng. Thông qua các tác phẩm văn chương, người giáo viên cung cấp chohọc sinh những kiến thức phong phú về xã hội, con người và cuộc sống…của dântộc và nhân loại. Đồng thời thông qua các tác phẩm văn chương chúng ta còn đemđến cho học sinh những bài học đạo đức, nhân văn cao đẹp.Trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc thì văn học trung đại từ thế X đến hết thế kỉXIX có một vị trí quan trọng và giá trị to lớn. Nó đánh dấu sự ra đời của nền vănhọc viết Việt Nam và ghi dấu sự phát triển của văn học dân tộc.Đồng thời nó là cầunối giữa văn học dân gian và văn học hiện đại.“ Văn học là tấm gương phản chiếu lịch sử”. Văn học trung đại ra đời và phát triểntrong khuôn khổ của xã hội phong kiến Việt Nam. Bởi vậy, thông qua các tác phẩmvăn học thời kì này giúp chúng ta hiểu hơn về truyền thống dân tộc, lịch sử đấutranh dựng nước và giữ nước của cha ông.Trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở, văn học trung đại học sinh được họcở cả bốn khối 6,7,8,9 và số tiết dành cho phần văn học trung đại ở các khối lớp làtương đối. Với sự phân phối chương trình trên, người biên soạn muốn tạo điều kiệncho các em học sinh tìm hiểu về một thời đại văn học gắn liền với sự ra đời và pháttriển xã hội phong kiến Việt Nam.Một thời đại văn học ghi dấu nhiều thành tựumang tính nền móng cho văn học dân tộc. Đồng thời qua các tác phẩm văn họctrung đại, các em có được niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta để lại.Hơn nữa, cảm hứng nhân đạo là một trong hai nguồn cảm hứng lớn của vănhọc tạo nên giá trị nội dung của tác phẩm văn học. Đây là nguồn cảm hứng thể hiệngiá trị của một tác phẩm văn chương chân chính.Một thực tế mà chúng ta nhận thấy hiện nay là chất lượng dạy học bộ môn Ngữvăn ở các nhà trường còn hạn chế. Đặc biệt là phần văn học trung đại, nhiều giáoviên ngại dạy và học sinh ngại học vì bộ phận văn học này được coi là rất khó, kiếnthức hàn lâm và tài liệu tham khảo thực sự bổ ích cho học sinh và giáo viên khôngnhiều.2Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu và trao đổi chuyên đề “Cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại”.PHẦN II: NỘI DUNGI. Vài nét về bối cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIXLịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX gắn với sự ra đời, phát triển và suyvong của chế độ phong kiến Việt Nam.Dân tộc giành được quyền độc lập tự chủ vào cuối thế kỉ X, lập nhiều kì tíchtrong các cuộc kháng chiến chống xâm lược [ Chống quân Tống thời nhà Lý,chống quân Mông- Nguyên thời Trần, chống quân Minh thời Lê]. Chế độ phongkiến Việt Nam nhìn chung đang ở thời kì phát triển đi lên.Bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam đã có những biểu hiệnkhủng hoảng dẫn đến nội chiến và đất nước bị chia cắt.Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, đất nước có nhiều biến động dữdội.Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái. Bão táp phong trào nôngdân khởi nghĩa nổ ra mà đỉnh cao là phong trào nông dân Tây Sơn của người anhhùng áo vải Nguyễn Huệ đã cùng một lúc lật đổ các tập đoàn phong kiến, đánh tancác cuộc xâm lược của quân Xiêm ở phía Nam, quân Thanh ở phía Bắc.Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến chuyênchế và đất nước nằm trước hiểm họa xâm lược của thực dân Pháp.Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Xãhội Việt Nam chuyển dần từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phongkiến.“ Văn học là tấm gương phản chiếu lịch sử”. Trước hiện thực đời sống xã hội nhưvậy, nhiều nhà văn, nhà thơ cảm thông số phận con người, họ đã đứng trên lậptrường nhân sinh để giải quyết các vấn đề xã hội. Đó là thái độ phê phán cái xấu,cái ác; bênh vực, cảm thông với những bất hạnh, đau khổ của con người….Những nét trên của hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn học đã làm nền cho cảm hứngnhân đạo của văn học trung đại.3II. Những nét khái quát về cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại việtNam1. Khái niệm giá trị nhân đạo- Nhân đạo là đạo lí hướng tới con người, vì con người, là tình yêu thương giữangười với người.- Nhà văn chân chính là những nhà nhân đạo chủ nghĩa, phất cao ngọn cờ đấu tranhgiải phóng con người và bênh vực quyền sống cho con người.- Trong tác phẩm văn học, tư tưởng nhân đạo là tình cảm, thái độ của chủ thể nhàvăn đối với cuộc sống con người được miêu tả trong tác phẩm. Giá trị nhân đạo củatác phẩm văn học thể hiện cụ thể ở : lòng xót thương những con người bất hạnh;phê phán những thế lực hung ác áp bức, chà đạp con người; trân trọng những phẩmchất và khát vọng tốt đẹp của con người; đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho conngười…- Cảm hứng nhân đạo cùng với cảm hứng yêu nước là hai sợi chỉ đỏ xuyên suốttoàn bộ nền văn học Việt Nam.2. Cội nguồn và những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo trong văn học trungđại Việt Nam* Văn học trung đại Việt Nam phát triển trong sự tác động mạnh mẽ của truyềnthống dân tộc nên chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam vừa bắtnguồn từ truyền thống nhân văn của người Việt Nam từ cội nguồn văn học dân gianbiểu hiện qua lối sống “ thương người như thể thương thân” trong ca dao, tụcngữ Việt Nam. Đặc biệt chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Namchính là sự kế thừa và phát huy giá trị nhân văn trong kho tàng truyện cổ tích ViệtNam. Đó là tình yêu thương giữa con người với con người đặc biệt là những conngười bất hạnh trong các truyện cổ tích như “ Sọ Dừa”, “Thạch Sanh”, “ Chử ĐồngTử”…..Đồng thời, chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam còn chịu ảnhhưởng tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của Phật giáo [ sự từ bi, bác ái], Nhogiáo[ là học thuyết nhân nghĩa, tư tưởng thân dân], Đạo giáo[ là sống thuận theo tựnhiên, hòa hợp với tự nhiên].* Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú , đa dạng:4- Trước hết, yêu nước là một phương diện quan trọng của cảm hứng nhân đạo: khiđất nước bị giặc ngoại xâm giày xéo, nhân dân bị lâm vào cảnh khốn cùng thì yêunước gắn liền với tấm lòng thương dân.-Tấm lòng cảm thông, xót thương của nhà văn trước nỗi thống khổ của con người.- Thái độ lên án, tố cáo những thế lực tàn ác chà đạp lên vận mệnh con người.- Trân trọng ngợi ca, thể hiện niềm tin vào vẻ đẹp của con người- Đề cao khát vọng của con người về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do,khát vọng về công lí, chính nghĩa.- Đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa con người với con người.- Đưa ra những giải pháp giúp con người thoát khỏi những bi kịch, bế tắc.Có thể thấy những biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo nói trên qua các tác phẩmvăn học Phật giáo thời Lí [ “ Cáo tật thị chúng”- của thiền sư Mãn Giác, “ Ngônhoài”- thiền sư Không Lộ], qua các sáng tác của Nguyễn Trãi, sáng tác của NguyễnBỉnh Khiêm , sáng tác của Nguyễn Dữ. Cảm hứng nhân đạo đặc biệt nổi bật ở cáctác phẩm thuộc giai đoạn văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa cuối thế kỉ XIX như:Chinh phụ ngâm khúc- Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm dịch, Cung oán ngâmkhúc- Nguyễn Gia Thiều, Thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, LụcVân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu…III. Biểu hiện của cảm hứng nhân đạo qua một số tác phẩm văn học trung đại1. Đồng cảm, xót thương với số phận bi kịch của con người [nhất là người phụnữ]a. Trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn DữNguyễn Dữcảm thương cho số phận khổ đau, bất hạnh, oan khiên, nghiệt ngã củaVũ Nương: Vũ Nương là một cô gái nết na , thùy mị nhưng có số phận bất hạnh.Nàng chính là nạn nhân của chế độ nam quyền, của cuộc chiến tranh phong kiếnphi nghĩa. Mở đầu cho những bất hạnh đời nàng chính xuất phát từ cuộc hôn nhânkhông bình đẳng “ Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ”. Rồi đếnkhi lấy chồng, nàng phải đằng đẵng mòn mỏi chờ chồng đi chiến trận “ Mỗi khithấy bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trờikhông thểnào ngăn được”. Khi Trương Sinh trở về, vốn tính đa nghi, hồ đồ, độc đoán lại tinlời nói ngây thơ của con trẻ Trương Sinh đã nghi ngờ lòng chung thủy của vợ,mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương, không cho nàng phân trần biện bạch. Trong cơnđau khổ, tuyệt vọng khi bị dồn đến đường cùng, Vũ Nương đã tắm gội chay sạch và5trẫm mình ở bến Hoàng Giang để bảo toàn danh dự. Hành động của nàng khôngphải là hành động bột phát trong cơn nóng giận mà là hành động có sự chỉ đạo củalí trí. Chỉ vì sự hiểu lầm và thói ghen tuông ích kỉ của người chồng mà nàng đã phảichịu nỗi đau đớn về tinh thần, thậm chí phải tự kết liễu cuộc đời mình, mặc dùnàng đã cố gắng hết sức để giữ gìn, hàn gắn hạnh phúc gia đình. Một con ngườinhư Vũ Nương lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn thì lại phải chết một cáchoan khốc, đau đớn.b. Với “ Truyện Kiều” của Nguyễn DuTác giả Mộng Liên Đường bình luận “ Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầungọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiếnai đọc cũng phải thấm thía, ngậmngùi, đau đớn đứt ruột…”. Thật vậy, “ Truyện Kiều” là tiếng nói tha thiết bảo vệquyền sống con người. Trong vô số nạn nhân của xã hội cũ, Nguyễn Du đặc biệttrân trọng, xót thương cho số phận bất hạnh của người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh.Tấm lòng của ông trước hết dành cho Đạm Tiên- một người con gái tài sắc:Nổi danh tài sắc một thìXôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anhNhưng đau đớn thay, cuộc đời nàng lại là cuộc đời của một ca nhi ê chề, đau đớn:Sống làm vợ khắp người taKhéo thay thác xuống làm ma không chồng!Khi mất, nấm mồ của nàng chỉ là nấm mồ vô chủ, hoang lạnh không hương khói,không người viếng thăm ngay trong ngày lễ tảo mộSè sè nấm đất bên đườngDầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.Đặc biệt nhân vật Thúy Kiều- nhân vật mà Nguyễn Du dành nhiều tình yêu thương.Khóc thương cho Thúy Kiều, Nguyễn Du khóc cho những nối đau lớn của conngười khi tình yêu tan vỡ, tình cốt nhục lìa tan, nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bịđọa đày. Nguyễn Du như hóa thân vào nàng Kiều trong từng trang viết để cùng đauvới nỗi đau của nhân vật trong kiếp đoạn trường lưu lạc:Tai họa ập đến với gia đình, Kiều phải hi sinh chữ “tình” để làm tròn chữ “hiếu”.Nhưng chỉ có Nguyễn Du mới hiểu được nỗi đau đớn của Kiểu khi phải trao duyêncho Thúy Vân, nhờ em trả nghĩa cho chàng KimÔi Kim Lang hỡi Kim Lang!Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây!6Còn gì đau xót hơn khi mối tình đầu Kim- Kiều vừa chớm nở đã ly tan. Lời thề vớiKim Trọng vừa trao thì Kiều phải bán mình để cứu gia đình. Khóc cho tình cốtnhục lìa tan, nhà thơ đồng cảm với cảnh kẻ đi người ở trong ngày chia ly gia đình:Đau lòng kẻ ở người đi,Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằmTừ đây,tài sắc vẹn toàn, tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Kiều phải chịu sự chàđạp , xúc phạm ghê gớm.Tài sắc của nàng bị đem ra mua bán, cò kè mặc cả nhưmón hàng giữa chợ:Đắn đo cân sắc, cân tài,Ép cung cầm nghuyệt thử bài quạt thơ.Rồi từ một tiểu thư đài các, Kiều trở thành một kĩ nữ lầu xanh, bị tước đoạt quyềnlàm người, quyền sống, quyền hạnh phúc.Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,Giật mình, mình lại thương mình xót xa.Cuộc gặp gỡ với Thúc Sinh đã không đem lại kết quả như ý. Kiều đã bị Hoạn Thưvợ cả của Thúc Sinh hành hạ trong cơn ngứa ghẻ hờn ghen và rơi vào cảnh trớ trêu:Cùng trong một tiếng tơ đồng,Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm!Đau đớn cùng cực, Kiều tìm cách thoát khỏi nhà Hoạn Thư , định nương nhờ cửaphật nhưng lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh và bị bán vào lầu xanh lần thứ hai. Ởđây, Kiều đã gặp Từ Hải- người anh hùng “ Đầu đội trời, chân đạp đất” tưởng đờiKiều sẽ rực sáng nhưng nàng lại mắc lừa Hồ Tôn Hiến và vô tình giết chết Từ Hảiđể rồi phải chịu cảnh “ Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan”. Hồ Tôn Hiến đã bắtnàng hầu đàn, hầu rượu trong tiệc mừng công của hắn rồi hắn lại ép gả nàng choviên thổ quan.Tủi nhục, bế tắc, Kiều đã nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn.Nguyễn Du không cầm được nỗi xót thương vô hạn:Thương thay cũng một kiếp người,Hại thay, mang lấy sắc tài làm chi!Bằng trái tim tràn đầy yêu thương, Nguyễn Du đã xót thương cho kiếp đoạntrường của những người phụ nữ tài hoa bạc mệnhĐau đớn thay phận đàn bà,Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.7Đó là sự thương cảm cũng là sự xót đau của nhà thơ cho số phận con người trướcsự bất công của xã hội.c. Trong “ Chinh phụ ngâm khúc”- của Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm dịchNgười phụ nữ trong tác phẩm là nạn nhân của chiến tranh phong kiến phi nghĩa.Có thể nói tác phẩm “ Chinh phụ ngâm khúc” là tiếng kêu khắc khoải của người vợtrẻ có chồng bị cuốn vào cuộc chiến tranh phi nghĩa. Người chồng ra trận đối đầuvới cái chết. Người vợ ở nhà thì buồng cũ chiếu chăn, sống cảnh đơn độc, vò võmòn mỏi chờ mong , lo âu phấp phỏng: lo cho chồng nơi chiến địa, lo cho tuổixuân của mình lặng lẽ trôi qua:“ Thiếp rầu thiếp, lại rầu chàng chẳng quên”.Nỗi cô đơn gặm nhấm dần tuổi trẻ, người chinh phụ không khỏi lo lắng cho sự tàntạ của mình:“ Gái tơ mấy chốc xảy ra nạ dòng”.Nàng khao khát gặp lại chồng, dù chỉ một lần thôi, song , chiến tranh đẩy họ raxa nhau, mỗi người một phương biền biệt.“ Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây”Nỗi sầu chia li nặng nề tưởng như phủ lên màu biếc của trời mây, trải vào màuxanh của ngàn núi.Họ chia li về hình hài thể xác, nhưng tình thương và nỗi nhớ, sựgắn bó thì không chia li, rời cắt. Họ cố dõi theo nhau, tìm nhau để mãi mãi thấynhau. Vậy mà càng cố gắng, họ càng tuyệt vọng:“ Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai,”Từ “sầu” trong câu thơ như đúc kết lại tất cả những cung bậc tình cảm.Nỗi buồn libiệt đã nhân lên, dâng trào, trở thành một khối sầu thương, trĩu nặng trong tâm hồnngười chinh phụ. Nỗi sầu chia li giày vò, người chinh phụ chỉ còn biết tìm chúthạnh phúc trong mộng mị:Duy còn hồn mộng được gầnĐêm đêm tìm đến giang tân tìm người….Còn chiến tranh, người phụ nữ còn phải chịu nhiều đau khổ.d. Trong thơ Hồ Xuân HươngTrong đội ngũ những nhà thơ nữ của thời kì văn học trung đại Việt Nam, Hồ XuânHương được coi là nhà thơ tài hoa và độc đáo nhất. Tuy cuộc đời gặp nhiều éo lengang trái, nhưng tác phẩm thơ ca của bà vẫn thấm đẫm tình thương con người,ngời sáng niềm tin yêu và trân trọng đối với con người, trước hết là đối với người8phụ nữ. Trong nhiều bài thơ của mình bà đã thể hiện tấm lòng thương cảm, xót xacho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, tiêu biểu là bài thơ “ Bánhtrôi nước”. Trong bài thơ, bà đã sử dụng sáng tạo thành ngữ dân gian để nêu rõcuộc đời long đong, vất vả, chìm nổi của người phụ nữ “ Ba chìm bảy nổi vớinướcnon”. Hình ảnh “nước non” cho ta hiểu số phận , cuộc đời người phụ nữ bấpbênh, chìm nổi, xuống ghềnh, lên thác vì chồng,vì con, vì non sông, đát nước. Thậtđáng cảm thương và trân trọng! Không chỉ có số phận long đong, người phụ nữtrong xã hội phong kiến còn bị phụ thuộc. Câu thơ “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”đã hình tượng hóa cuộc đời không được làm chủ, không được tự quyết định tươnglai hạnh phúc của người phụ nữ xưa. Hai từ “rắn”, “nát” đọc lên nghe thật tộinghiệp, thân phận con người ngỡ như một vật dụng nhỏ nhoi, tầm thường nhất.2. Lên án, tố cáo những thế lực chà đạp lên thân phận con người.Qua bi kịch thân phận của người con gái trong thơ Hồ Xuân Hương, của ThúyKiều, Vũ Nương, Đạm Tiên… các tác giả văn học trung đại đã lên án, tố cáo xã hộiphong kiến bất công đã tước đi quyền sống, chà đạp lên con ngườiTrước hết, đó là cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã làm bao gia đình rơivào cảnh li tán: mẹ mất con, vợ lìa chồng:a. Trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ: Nhân vậtTrương Sinh phải đầu quân đi lính để lại quê hương mẹ già, vợ dại, con thơ. Vàmọi bi kịch của gia đình Trương Sinh được bắt đầu từ đây. Người mẹ Trương Sinhvì nhớ và lo lắng cho con mà sinh ốm đau bệnh tật rồi mất. Người vợ trẻ củaTrương Sinh là Vũ Nương ở nhà một mình thay chồng gánh vác công việc gia đình.Thật trớ trêu, vì xa cách bởi binh lửa chiến tranh nên khi vợ chồng Vũ Nương đoàntụ cũng là ngày tai họa ập xuống. Trương Sinh vốn tính đa nghi lại tin lời con nhỏthơ ngây nên đã một mực nghi oan cho Vũ Nương không chung thủy rồi mắngnhiếc, đánh đuổi nàng đi. Không thể thanh minh biện bạch, Vũ Nương đã tự tìmđến cái chết để chứng minh phẩm hạnh. Như thế, chiến tranh phong kiến chính lànguyên nhân gián tiếp đẩy Vũ Nương đến cái chết oan uổng và cũng là nguyênnhân chính gây ra tai họa cho gia đình Trương Sinh. Để rồi Trương Sinh cũng phảisống cả cuộc đời trong đau khổ, day dứt.b.Trong “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm dịch.Chiến tranh phong kiến chính là tội ác đẩy đôi vợ chồng trẻ vào cuộc chia ly ai oán.Người chồng ra trận đối mặt với cái chết, người vợ ở nhà sống trong nỗi sầu thương9khắc khoải: lo cho chồng nơi chiến địa, lo cho tuổi xuân của mình lặng lẽ trôi qua.Nỗi sầu chia ly của người chinh phụ lúc tiễn chồng ra trận như nhuốm cả vào mâytrời, núi non cảnh vật. Cuộc sống của người chinh phụ trong tác phẩm chính là lờitố cáo đanh thép chiến tranh phi nghĩa đã chia lìa hạnh phúc lứa đôi của conngười.Tác phẩm trở thành bản cáo trạng kết án chiến tranh phong kiến phi nghĩachà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. “ Chinh phụ ngâm khúc”không trực tiếp miêu tả chiến tranh với toàn bộ sự khốc liệt gian khổ của nó. Tácgiả chỉ gợi lại cả một thời loạn lạc trong một câu mở đầu khúc ngâm “ Thuở trờiđất nổi cơn gió bụi”. Hình ảnh chiến trường trong tác phẩm cũng chỉ là hình ảnhtưởng tượng của người chinh phụ.Toàn bộ khúc ngâm là tâm trạng người chinhphụ.Trong những ngày chia li dằng dặc, tâm trạng ấy diễn biến phức tạp, là mộtchuỗi những lưu luyến, sầu nhớ, chờ đợi, lo lắng.Thế nhưng, người đọc vẫn thấy rõsự phi lí, tàn nhẫn của chiến tranh.Chiến tranh đối lập với hạnh phúc, phá hoại hạnhphúc. Bởi vậy, toàn bộ khúc ngâm trở thành bản cáo trạng lên án chiến tranh phongkiến, đòi quyền hạnh phúc cho con người. Nguyện vọng sum họp, hạnh phúc lứađôi của người chinh phụ thống nhất với nguyện vọng của đông đảo nhân dân đangphản đối và chán ghét nội chiến phong kiến. Điều đó làm nên một phần quan trọnggiá trị của tác phẩm.Không chỉ có chiến tranh phong kiến gây tội ác cho con người mà tư tưởngtrong nam khinh nữ trong xã hội phong kiến cũng gây bao đau khổ cho người phụnữ. Tư tưởng “ Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” của xã hội phong kiến đã khiếnbao số phận người phụ nữ rơi vào tấn bi kịch cuộc đời. Trong “ Chuyện người congái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, Vũ Nương là nạn nhân của tư tưởng này. Tưtưởng đề cao vai trò của người đàn ông trong gia đình đã tạo cho Trương Sinh cáithế của kẻ có tiền và có quyền nên Trương – một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiênchà đạp lên gái trị nhân phẩm của người vợ hiền thục, nết na. Xét trong quan hệ giađình, thái độ và hành động của Trương Sinh chỉ là sự ghen tuông mù quáng, thiếucăn cứ.Nhưng xét trong quan hệ xã hội, hành động ghen tuông của Trương Sinhkhông phải là một trạng thái tâm lí bột phát trong cơn nóng giận bất thường mà làhệ quả của một loại tính cách- sản phẩm của xã hội đương thời. Tuy nhiên, nếuTrương Sinh là thủ phạm trực tiếp gây nên cái chết của Vũ Nương thì nguyên nhânsâu xa lại do chính xã hội phong kiến bất công- xã hội mà ở đó người phụ nữ khôngthể tự đứng ra để bảo vệ cho giá trị nhân phẩm của mình.10Hay trong thơ Hồ Xuân Hương chúng ta thấy rất rõ sự đả phá mạnh mẽ vào xã hộiphong kiến đầy bất công. Vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX,giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, số phận của ngườiphụ nữ luôn bị vùi dập vào vũng lầy đau khổ, luôn bị trói buộc bởi cái xã hội bấtcông nam quyền độc đoán, sống dưới chế độ phong kiến ấy, Hồ Xuân Hương cũnglà một nạn nhân của xã hội. Đời bà luôn gặp những khổ đau lận đận, tình duyêntrắc trở, phải chịu một cuộc đời làm lẽ, nhưng bà vẫn đứng vững trên lập trườngnhân sinh để bênh vực và đề cao phụ nữ; mặt khác bà lớn tiếng đả kích tất cả nhữngnhân vật tiêu biểu của xã hội phong kiến bằng những vần thơ Nôm của mình. Chonên đã có ý kiến cho rằng “ Thơ Xuân Hương bộc lộ rõ con người Xuân Hương, tựtin, đa tài, đa tình nhưng éo le, hẩm hiu đường duyên phận. Nữ sĩ tha thiết cảmthông, bênh vực cảnh “bảy nổi ba chìm” của khách má hồng và lên tiếng công khaigiễu cợt kẻ tầm thường kém cỏi về tài đức”. Thật vậy! Hồ Xuân Hương là một nữsĩ giàu tình cảm, nhưng số phận hẩm hiu, thân thế long đong cho nên thơ bà và cảsố phận của bà có thể được coi là tiêu biểu cho bao nỗi đắng cay, dằn vặt, bao phảnkháng và bất bình, cùng bao khát vọng thường tình nhưng hết sức bức thiết củangười phụ nữ. Vì thế thơ của bà thường là những vần thơ mạnh bạo, biểu cảm cảhai mặt trong ý tưởng từ ngữ, hình ảnh và vần điệu.bằng những hình ảnh tượngtrưng và cặp quan hệ từ kết hợp với thành ngữ trong Bánh trôi nước, Hồ XuânHương đã nói lên được cái bất công của xã hội. Đó chính là cảnh ngộ của ngườicon gái giàu sức sống và hết sức tài hoa nhưng cuộc đời thật bất hạnh, số phận thậtlận đận, gian truân:Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước non.Càng bênh vực người phụ nữ, thơ của Hồ Xuân Hương càng khẳng định rõ cái vaitrò của người phụ nữ. Càng cảm thông với cảnh “bảy nổi ba chìm” của khách máhồng, Hồ Xuân Hương càng đả kích chế độ nam quyền, thần quyền, nói lên tiếngnói phản kháng mãnh liệt đối với cái chế độ đã gây cho bà và những người phụ nữkhác bao nỗi bất hạnh khổ đau.Đặc biệt kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, tác phẩm giống nhưngọn roi quất thẳng vào những bất công, độc ác, đê hèn của giai cấp thống trị trongxã hội cũ từ bọn quan lại đến sai nha đến bọn buôn thịt bán người không từ một thủ11đoạn nào chỉ vì đồng tiền. Bọn chúng mỗi tên một vẻ, không ai giống ai nhưng cóchung một hành động là xô đẩy Thúy Kiều vào con đường cùng của cuộc đời.Viên quan thứ nhất xử vụ việc gia đình Kiều bị tên bán tơ vu oan. Sau khi đã chobọn sai nha “ Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham” đẩy gia đình Vương viên ngoạivào cảnh khánh kiệt đồng thời dùng vũ lực để chà đạp họ,Rường cao rút ngược dây oanDẫu là đá cũng nát gan lọ người!thì thần công lí chỉ dụi cơn thịnh nộ khi thấy có mùi tanh tưởi của đồng tiềnTính bài lót đó luồn đây,Có ba trăm lạng việc này mới xong.Bởi vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chính viên quan đầu tiên này đã đẩy ThúyKiều từ một cô gái trong trắng vào nhà chứa.Viên quan thứ hai xử vụ Thúc Ông kiện Thúy Kiều. Việc xử kiện của quan mới lạkì làm saoMột là cứ phép gia hình,Hai là lại cứ lầu xanh phó về!Đó là một tên quan vô trách nhiệm trước số phận và tính mạng của con người.Vìđồng tiền mà mất hết lương tri. Luật pháp ở đây rõ ràng có tính chất trả thù, lăngnhục chứ không có tính giáo huấn.Viên quan thứ ba là tên tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến- một tên quan bất tàinhưng tráo trở độc ác và đê tiện. Biết Từ Hải là đấng anh hùng, hắn đã tìm cáchmua chuộc Thúy Kiều khuyên Từ Hải ra hàng rồi đẩy Từ vào chỗ chếtHồ công quyết kế thừa cơ,Lễ tiên binh hậu,khắc cờ tập công.Kéo cờ chiêu phủ tiên phong,Lễ nghi dàn trước, vác đồng phục sau.Đê tiện hơn, sau khi giết Từ Hải, hắn còn bắt Thúy Kiều hầu đàn hầu rượu trongtiệc mừng công của hắn.Cuối cùng vì sĩ diện cá nhân, vì ghen ghét hắn đã ép gảKiều cho viên thổ quan, để nàng phải nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn.Gia đình Hoạn Thư là gia đình quan lại duy nhất trong tác phẩm được Nguyễn Dumiêu tả.Điều đáng lưu ý là trong gia đình ấy, bao giờ cũng có một bầy côn quang,để khi cần thì đốt nhà, bắt người về để hành hạ mà không sợ gì đến pháp luật.Đối12với gia đình Hoạn Thư, chính quyền không được động đến, nhà chùa cũng phải sợ,nhà buôn cũng phải nể, một uy thế nghiêng cả thiên hạ.Có thể nói, bọn quan lại đã dùng thế lực, quyền hành để chà đạp những ngườilương thiện, dồn đẩy họ vào cảnh ngộ thương tâm. Và bọn tay sai được quan thầydung túng mà trở thành công cụ gây tội ác cho dân.Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao.Người nách thước kẻ tay đao,Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.Xã hội trong Truyện Kiều, sau thế lực quan lại là thế lực đồng tiền, đồng tiền tácoai tác quái trong xã hội, đổi trắng thay đen. Trong tác phẩm, nhiều lần Nguyễn Duđã lên án sức mạnh của nó:Định ngày nạp thái vu quy,Hay:Trong tay sẵn có đồng tiền,Dẫu rằng đổi trắng thay đen khó gì.Bên cạnh đó, tác phẩm còn lên án thế lực lưu manh côn đồ bất lương. Vì tiền màchúng không từ một thủ đoạn nào, thậm chí cả việc bán linh hồn cho quỷ.Bọnchúng là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh. Chỉ bằng vài nét vẽ,Nguyễn Du đã khắc họa được không chỉ ngoại hình mà cả tính cách đê tiện củanhững kẻ quen kiếm ăn miền nguyệt hoa.Đó là tên mã Giám Sinh:Quá niên trạc ngoại tứ tuần,Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.Hay mụ Tú Bà:Thoắt trông lờn lợt màu da,Ăn chi to lớn đẫy đà làm sao.Hay tên Sở Khanh- một kẻ chuyên lừa đảo:Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào.Có thể nói, Truyện Kiều là bản cáo trạng đanh thép với tất cả những thế lực tàn bạochà đạp lên con người. Tác phẩm là tiếng nói của một tâm hồn cao cả, một trái timchứa chan tình nhân đạo, đau xót vì số phận con người.3. Ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của con người.13Có thể nói đây là cảm hứng lớn trong văn học trung đại.Bằng tấm lòng nhân ái, cáctác giả đã phát hiện và ngợi ca những vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụnữ.a.Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã ngợi ca, trân trọngvẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ nương. Xuất thân từtầng lớp bình dân nhưng ở Vũ Nương đã hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹpcủa người phụ nữ Việt Nam theo quan điểm Nho giáo [đủ tam tòng tứ đức]. Đặcbiệt, tác giả đã đặt nhân vật trong các mối quan hệ để làm toát lên vẻ đẹp ấy. Vớichồng, nàng là người vợ hiền thục, luôn biết “ giữ gìn khuôn phép, không từng đểlúc nào vợ choongfphair đến thất hòa”. Với con, nàng là người mẹ dịu dàng, đầytình yêu thương[ chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản cũngchính xuất phát từ tấm lòng người mẹ: để con trai mình bớt đi sự thiếu vắng tìnhphụ tử]. Với mẹ chồng, nàng làm tròn bổn phận của một người con dâu hiếuthảo[ thay chồng chăm sóc mẹ, động viên khi mẹ buồn nhớ con, thuốc thang khi mẹốm, lo ma chay chu đáo khi mẹ qua đời]. Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ nươngcòn thể hiện ngay cả khi nàng sống dưới thủy cung[ sẵn sàng tha thứ cho TrươngSinh; một mực nhớ thương chồng con nhưng không trở về vì nặng ơn nghĩa vớiLinh Phi]. Thậm chí, Vũ Nương còn sẵn sàng chết để minh oan cho mình khi bịchồng nghi oan.Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến trân trọng qua từng trangtruyện, từ đó khắc học thành công hình tượng người phụ nữ với đầy đủ nhữngphẩm chất tốt đẹp.b.Trong thơ Hồ Xuân Hương, chúng ta luôn thấy ngời sáng niềm tin yêu trântrọng đối với con người, trước hết là đối với người phụ nữ. Trong bài thơ “ Bánhtrôi nước”:Thân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non.Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.Mà em vẫn giữ tấm lòng son.Hồ Xuân Hương không chỉ ca ngợi nhan sắc, vẻ đẹp bên ngoài mà còn trân trọngcả tâm hồn, đức hạnh, cách nói năng ứng xử khiêm nhường duyên dáng của chị em.Rõ ràng, người phụ nữ Việt Nam đã vượt lên chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số14phận để giữ vững phẩm chất tấm lòng nhân hậu thủy chung với cuộc đời, với conngười.c.Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm tôn vinh những vẻ đẹp nhân bản củacon người, thể hiện niềm trân trọng, ngợi ca, ngưỡng mộ của nhà thơ với vẻ đẹphình thể, tài năng và tâm hồn của con người. Dưới ngòi bút nhân đạo của NguyễnDu hình ảnh người phụ nữ, văn nhân, võ tướng trong “ Truyện Kiều” hiện lên thậtđáng trân trọng.Trước hết là bức chân dung của Thúy Vân và Thúy Kiều, Nguyễn Du đã dùng bútpháp ước lệ trong văn học cổ để khắc họa vẻ đẹp toàn bích toàn mĩ của hai kiều.Thúy Vân được miêu tả với một vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung của một cô gái đang độtrăng tròn:Vân xem trang trọng khác vời.Khuôn trăng đày đặn, nét ngài nở nang.Hoa cười ngọc thốt đoan trang,Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp phúc hậu, cao sang quý phái, vẻ đẹp khiến người takính nể, chấp nhận một cách êm đềm và tạo hóa cũng nâng niu, nhường nhịn.Với Thúy Kiều- nhân vật chính, Nguyễn Du đã dành nhiều tình cảm cho nhân vật.Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân trước là muốn dùng Vân làm nền cho vẻ đẹp củaThúy Kiều tỏa sáng. Vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự kết hợp của sắc- tài- tình- mệnh.Về nhan sắc, Nguyễn Du chỉ tập trung miêu tả vẻ đẹp của đôi mắt là cửa sổ tâmhồn, thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ, sự mặn mà của tình cảm:Làn thu thủy, nét xuân sơn,Hoa ghen thua thắm liễu hớn kém xanh.Gợi tả vẻ đẹp của giai nhân, tác giả sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ“thu thủy” [làn nước mùa thu], “xuân sơn” [dáng núi mùa xuân]. Hình ảnh ẩn dụấy thể hiện sự sống động của đôi mắt sáng long lanh, linh hoạt, và đôi lông màythanh tú trên gương mặt trẻ trung. Nét vẽ thi nhân thiên về gợi và chủ yếu nói vèchiều sâu và sự lan tỏa của vẻ đẹp chứ không mang tính chất liệt kê, đã tạo một ấntượng sâu đậm về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Đó là vẻ đẹp rực rỡ, đằmthắm, hấp dẫn, duyên dáng của người con gái khiến tạo hóa phải ganh ghét, đốkị.Vẻ đẹp của Kiều như có một sức mạnh kì diệu làm khuynh đảo nhân tâm thiênhạ.15Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.Một hai nghiêng nước nghiêng thànhSắc đành đòi một tài đành họa hai.Về tài năng,nếu ở Thúy Vân, ta chỉ thấy tác giả gợi tả nhan sắc thì ở Kiều ,Nguyễn Du dành tới hai phần miêu tả tài năng và tâm hồn. kiều là một cô gái đa tài,đủ cả cầm, kì, thi, họa. Tài năng của nàng đạt đến mức lí tưởng theo quan niệmthẩm mĩ phong kiến. tài nào cũng thành nghề riêng, đạt đến bậc thầy. Đặc biệt, tàiđàn của Kiều là sở trường, là năng khiếu vượt trội hơn người:Thông minh vốn sẵn tính trời,Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.Cung thương làu bậc ngũ âm,Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.Không chỉ có sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, tài năng bẩm sinh hơn người,Kiều còn có một tâm hồn, một nhân cách đáng trân trọng. Trước hết, bản đàn “ Bạcmệnh” do Kiều sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu đacảm.Trong quan hệ với Kim Trọng, Kiều luôn thể hiện mình là một người yêu chungthủy. Trong suốt mười năm năm lưu lạc với bao biến cố, thăng trầm lớn lao nhưngmối tình với Kim Trọng vẫn là tình yêu đầu tiên, duy nhất và mãi mãi của nàng.Bởi vậy, trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, nàng đã quên đi nỗi đau của bản thânđể nhớ về Kim Trọng trong sự mặc cảm bản thân vì nàng cho rằng mình là kẻ đãphụ tình chàng Kim:Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,Tin sương luống những rày trông mai chờ.Bên trời góc bể bơ vơ,Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.Trong quan hệ gia đình, nàng luôn là người con hiếu thảo: Trong khi gia đình gặpgia biến, bị thằng bán tơ vu oan rồi lâm vào cảnh cha và em trai bị bắt trói, tài sảnbị “ sạch sành sanh vét”, Kiều đã tự nguyện hi sinh bản thân mình để cứu gia đình.Nàng đã hi sinh mối tình đầu vừa chớm nở với Kim Trọng để làm tròn chữ Hiếu.Lựa chọn ấy cũng là bởi nàng luôn nghĩ “ Làm con trước phải đền ơn sinh thành”.Đến khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, tương lai mù mịt, cuộc sống trước mắt làđịa ngục trần gian vậy mà nàng đã quên đi nỗi đau của mình để dành tất cả tình16thương nhớ thắm thiết về cha mẹ. Nhớ về cha mẹ, nàng đau đớn xót xa khi đạo làmcon chưa vẹn toàn chữ Hiếu. Nàng xót xa khi cha mẹ già yếu mà nàng không đượctự taysớm hôm chăm sóc. Nàng nghẹn lòng khi tưởng tượng sự đổi thay của quênhà mà sự thay đổi lớn nhất là cha mẹ ngày một già yếu:Xót người tựa cửa hôm mai,Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.Sân Lai cách mấy nắng mưa,Có khi gốc Tử đã vừa người ôm.Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng đãquên đi cảnh ngộ của bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. Thật vôcùng xúc động trước tấm lòng thủy chung, hiếu thảo, vị tha đáng trọng của ngườicon gái họ Vương.Trong quan hệ xã hội, Kiều cũng là người vô cùng trọng ơn nghĩa và nhânhậu.Chúng ta hẳn còn nhớ, khi được Từ Hải giúp đỡ, Kiều đã trả ơn những ngườiđã giúp đỡ mình và người đàu tiên được nàng trả ơn là Thúc Sinh.Cho gươm mời đến Thúc Lang,Mặt như tràm đổ mình dường rẽ run.Gặp lại người xưa trong hoàn cảnh khác hẳn, nhất là thấy điệu bộ sợ hãi của ThúcSinh, Kiều vừa xúc động và không khỏi cảm thương.Nàng nhắc lại quá khứ, nhữngngày tháng hạnh phúc êm đềm nhưng ngắn ngủi của hai người với tấm lòng trântrọng. Nàng khẳng định tình xưa nghĩa cũ nặng tựa nghìn ngọn núi. Nàng tỏ lòngbiết ơn chân thành, sâu sắc đối với Thúc Sinh và chàng đã cứu nàng ra khỏi lầuxanh, đã cho nàng được hưởng những ngày tháng êm ấm dưới mái ấm gia đình.Không chỉ vậy, nàng còn thấu hiểu hoàn cảnh của Thúc Sinh và nàng biết thủ phạmgây đau khổ cho nàng không phải là Thúc Sinh:Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?Kiều sai ban thưởng cho Thúc Sinh “ Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân”, nhưng nàngvẫn nghĩ bao nhiêu gấm vóc lụa là cũng không xứng với nghĩa nặng tình thâm vàchưa thể trả hết ơn nghĩa mà chàng Thúc đã dành cho nàng trong buổi đoạn trườngđầy éo le đau khổ.17Còn với Hoạn Thư- người đã gây cho Kiều bao nhiêu đau khổ, nhục nhã. Trongmàn báo ân báo oán, bao nhiêu oán giận và quyết tâm trả thù nhưng khi nghe HoạnThư bào chữa thì Thúy Kiều lại tha bổng ngay:Đã lòng tri quá thì nên,Truyền quân lệnh xuống, trướng tiền tha ngay.Việc Kiều tha bổng cho Hoạn Thư không phải do tài ăn nói của mụ mà xuất phát từtấm lòng nhân hậu của người con gái họ Vương. Kiều vốn có bản tính của conngười nhân hậu, độ lượng, cũng là một con người thấu tình đạt lý, thông minh, sángsuốt. Bởi vậy, trong hoàn cảnh này tấm lòng vị tha của nàng thật đáng trântrọng.Đây là quan niệm sống nhân nghĩa đã trở thành truyền thống của dân tộcta.Phải có tấm long nhân đạo sâu sắc, Nguyễn Du mới có sự thấu hiểu, đồng cảmsâu sắc và ngợi ca nàng Kiều như vậy.Trong “ Truyện Kiều” Kim Trọng cũng để lại ấn tượng đẹp đẽ với người đọc. KimTrọng cũng là nhân vật được Nguyễn Du dành nhiều ưu ái và gửi gắm lý tưởngthẩm mĩ.Bởi vậy khi xây dựng nhân vật Kim Trọng, Nguyễn Du đã dành sự ngợi camột bậc văn nhân tài tài tử hội tụ cả tinh hoa của thời đại. Kim Trọng xuất hiệntrong buổi chiều khi chị em Thúy Kiều du xuân trở về với dáng vẻ khoan thai màđĩnh đạc :Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băngNho nhã mà phóng khoáng: “ Đề huề lưng túi gió trăng,Sau chân theo một vài thằng con con..Sự xuất hiện của chàng như xua đi âm khí nặng nề bên nấm mồ vô chủ, làm khônggian như bừng sáng:Tuyết in sắc ngựa câu giòn,Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.Ta có cảm giác Nguyễn Du vẽ bức hình Kim Trọng không phải bằng màu sắc màbằng ánh sáng. Ánh sáng trong suốt và tinh khiết, lấp lánh sắc màu khi vầng dươngdọi chiếu. Bức chân dung Kim Trọng tỏa hào quang khi vầng dương tình yêu tronglòng Kiều tỏa sáng.Không chỉ đẹp với vẻ ngoài, bức chân dung Kim Trọng còn thể hiện tính cách. Cáicốt cách của một chàng trai: “ Phong tư tài mạo tót vời,Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”18Đó là vẻ đẹp hào hoa, phong nhã, lịch sự của một con người xuất thân trong mộtgia đình trâm anh thế phiệt.Có thể nói, Nguyễn Du đã dành cho Kim Trọng nhữngtình cảm ưu ái nhất cũng như ông đã dành cho Thúy Kiều.Họ là cặp nhân vật “tàitử giai nhân” mà ông gửi gắm nhiều tình cảm.Kim Trọng là người có tình yêu sâusắc và trọng tình nghĩa.Khi biết được hoàn cảnh phải bán mình chuộc cha của ThúyKiều, chàng vô cùng đau đớn, xót xa. Và dù đã kết duyên với Thúy Vân theonguyện ước của Kiều, nhưng không lúc nào Kim Trọng nguôi nhớ người xưa. Đếnkhi đỗ đạt làm quan rồi chàng vẫn dò la tin tức của Kiều và đi tìm nàng khắp nơi.Đáng quý hơn nữa là tấm lòng nhân ái của nàng, khi gặp lại Thúy Kiều sau mườinăm năm lưu lạc, khi nghe Kiều thổ lộ:Thiếp từ ngộ biến đến giờ,Ong qua, bướm lại đã thừa xấu xa.Chàng Kim đã nói: “ Hoa tàn mà lại thêm tươi,Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.Đó là cái nhìn đày sự hiểu biết, cảm thông và đày nhân văn của Kim Trọng bởichàng hiểu với Thúy Kiều nàng đã lấy hiếu làm trinh.Đó cũng là cái nhìn đầy tiếnbộ của Nguyễn Du vượt ra khỏi quan niệm hẹp hòi của chế độ phong kiến.Trong Truyện Kiều nếu Kim Trọng mang vẻ đẹp của một bậc văn nhân tài tử thìnhân vật Từ Hải hiện lên với vẻ đẹp của một bậc anh xuất chúng, tướng mạo uynghi:Râu hùm hàm én mày ngài,Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.Có tài năng xuất chúng “ Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.”Bằng tấm lòng hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài Từ Hải đã chuộc Kiều ra khỏi lầuxanh và giúp nàng báo ân báo oán làm bớt đi phần nào tủi cực ê chề trong mườinăm năm lưu lạc. Từ Hải là hình ảnh tượng trưng cho khát vọng tự do. Chàng tựanhư ánh sao băng lướt qua màn đêm giông bão tối tăm của cuộc đời Kiều.Như vậy, bằng ngòi bút tài hoa và tấm lòng nhân đạo sâu sắc, Nguyễn Du đã ngợica vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải. Đó là biểu hiện của cảmhứng nhân văn trong “ Truyện Kiều”.4. Đồng tình với những ước mơ, khát vọng chân chính của con người.a. Trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ19Với đặc trưng của riêng của thể loại truyện truyền kì, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêmphần cuối của câu truyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn nàng đãđược Linh Phi cứu giúp và được sống một cuộc sống khác bình yên và tốt đẹp ởdưới thủy cung. Có thể thấy rõ ước mơ của người xưa[ cũng là của tác giả] về mộtxã hội công bằng, tốt đẹp mà ở đó, con người sống và đối xử với nhau bằng lòngnhân ái, ở đó nhân phẩm của con người được tôn trọng đúng mức. oan thì phảiđược giải, người hiền lành lương thiện như Vũ Nương phải được hưởng hạnh phúc.b.Trong thơ Hồ Xuân HươngHồ Xuân Hương là một phụ nữ độc đáo, một con người có bản lĩnh cứng cáp.Càngbênh vực phụ nữ, thơ của Hồ Xuân Hương càng khẳng định rõ cái vai trò của ngườiphụ nữ.Họ có thể làm nên sự nghiệp lớn hơn đấng mày râu.Đồng thời, bà muốn bàytỏ cái ước mơ được đổi đời của người phụ nữ trong cái xã hội trọng nam khinh nữnày. Đó chính là khát vọng bình đẳng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:Ví đây đổi phận làm trai đượcThì sự anh hùng há bấy nhiêu?[ Đề đền Sầm Nghi Đống]Hơn thế, sống trong cái xã hội phong kiến đầy những hủ tục hà khắc dành chongười phụ nữ, vậy mà bằng bản lĩnh của mình, Hồ Xuân Hương đã dám nói lên cáivấn đề tình yêu nam nữ một cách cương quyết, đầy táo bạo trong cái xã hội màngười phụ nữ luôn bị tước đoạt quyền sống, bị xem thường và không coi trọng cáitôi của họ:Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôiNày của Xuân Hương mới quệt rồiCó phải duyên nhau thì thắm lạiĐừng xanh như lá bạc như vôi.[ Mời trầu]Mời trầu nhưng thực chất lại là mời duyên.Phải chăng Xuân Hương đã mơ ước mộthạnh phúc êm đềm ấm cúng cho mình nhưng chưa bao giờ được nên bà đã gợi ýcho người khách của mình chuyện tình duyên.Thơ Hồ Xuân Hương thường sử dụng các từ ngữ nhiều hàm nghĩa thật khéo léo đểnói lên cái mong mỏi, ước mong của mình, của những người phụ nữ trong quan hệtình yêu và hôn nhân. Chỉ bốn câu gói gọn ấy mà nó nói lên được cái tâm trạng, suy20nghĩ của tác giả về cuộc đời, đặc biệt là mơ ước của Xuân Hương nói riêng củangười phụ nữ nói chung về một tình duyên mặn nồng chung thủy.c.Trong “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm:Tâm trạng sầu bi, nỗi buồn chờ mong khắc khoải của người chinh phụ có chồng ratrận đã phủ lên màu biếc của trời, tỏa vào màu xanh của ngàn núi.Đó là khát vọnghạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ đã được các tác giả cảm thông, đồng tình vàbênh vực.d. Trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn DuCó thể nói tác phẩm là bài ca về tình yêu tự do và công lý. Quyền sống, quyền tựdo và mưu cầu hạnh phúc là những quyền lợi chính đáng của con người.Nhưng xãhội phong kiến lúc này không những không đáp ứng những điều ấy mà trái lại cònchà đạp lên quyền sống của con người. Nguyễn Du- một nhà nhân đạo chủ nghĩa đãlên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người. Viết Truyện Kiều,Nguyễn Du đã thể hiện ước mơ của mình về một tình yêu tự do, thủy chung trongsáng và sự công bằng xã hội.Mối tình Kim – Kiều là bài ca tuyệt đẹp về tình yêu trai gái, nó vượt qua vòngcương tỏa khắt khe của lễ giáo phong kiến. Ngay từ phút đầu gặp gỡ trái tim KimKiều đã rung động xốn xang:Người đâu gặp gỡ làm chi,Trăm năm biết có duyên gì hay không?Kim Trọng cũng là một chàng trai đắm say và táo bạo. Sau buổi gặp gỡ với ThúyKiều, chàng đã tìm mọi cách để được gặp Kiều, thuê trọ cạnh nhà Kiều, chờ đợihàng tháng để được gặp Kiều. Nhân câu chuyện cành thoa, chàng đã chủ động bàytỏ tình yêu với Thúy Kiều và Kiều đã nhận lời Kim Trọng rồi cả hai cùng thềnguyền đính ước gắn bó trọn đời với nhau:Đã nguyền hai chữ đồng tâm,Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai.Kiều đã tự tình với Kim Trọng trọn một ngày nhân cơ hội cha mẹ và hai em đivắng. trời tối mới sực tỉnh, nàng vội vã về nhà nhưng cha mẹ và hai em chưa vềnên lại “ Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để trò chuyện thề nguyền cùngKim Trọng. Bước chân xăm xăm của Thúy Kiều đến nay chúng ta còn thấy ngơngác cho sự táo bạo. Tình yêu Kim- Kiều là mối tình vượt khỏi khuôn khổ lễ giáophong kiến đồng thời cũng là mối tình thủy chung bất diệt.21Cùng với hạnh phúc lứa đôi là khát vọng công lí, khát vọng tự do trong TruyệnKiều. Nhân vật Từ Hải trong tác phẩm là hiện thân của công bằng chính nghĩa vàkhát vọng công lí , là nhân vật mà Nguyễn Du gửi gắm khát vọng về tự do, côngbằng xã hội. từ là mọt bậc anh hùng trí dũng vô song, phóng túng, ngang tàng ngoàivòng cương tỏa của xã hội phong kiến:Giang hồ quen thói vẫy vùng,Gươm đàn nửa gánh non sông một chèoTừ Hải theo đuổi chí khí “ đội trời đạp đất”, thiết tha với lí tưởng anh hùng, tự chủThừa cơ trúc trẻ ngói tan,Binh uy từ ấy sấm ran trong ngoài.Triều đình riêng một góc trời,Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà.Không chỉ là con người của tự do, Từ Hải còn là người hào hiệp. Chính Từ Hải đãcứu Kiều ra khỏi lầu xanh, đưa Kiều từ thân phận của một cô gái lầu xanh lên địa vịcủa một phu nhân ngồi ở ghế quan tòa để ân đền, oán trả. Nhờ Từ Hải mà lần đầutiên cũng là lần duy nhất trong xã hội Truyện Kiều công lí được thực hiện khôngphải theo quan điểm của kẻ quyền thế, của giai cấp thống trị mà theo quan điểmcủa người bị áp bức, theo quan niệm của nhân dân.Trướng hùm mở giữa trung quân,Từ công sánh với phu nhân cùng ngồi.Tiên nghiêm, trống chửa dứt hồi,Điểm danh trước dẫn trực ngoài cửa viên.Từ rằng “ Ân oán hai bên,Mặc nàng xử quyết báo đền cho minh.”Từ Hải đã thiết lập một tòa án, một pháp trường để xét xử những kẻ gian xảo độcác đã từng đày đọa Kiều. Phiên tòa ấy thể hiện khát vọng giải phóng con người, lẽcông bằng được thực thi, công lí sẽ chiến thắng. Việc làm cuarTwf Hải không phảixuất phát từ tình cảm cá nhân, tình chồng nghĩa vợ mà xuất phát từ đạo nghĩa ở đời,từ mong muốn xóa bỏ áp bức, bất công.Anh hùng tiếng đã gọi rằng,Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha.Có thể nói, hình tượng có tính chất sử thi- Từ Hải là một thành công của bút phápnghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du. Một anh hùng hảo hán có tài năng22và sức mạnh phi thường, một mình chống lại cả xã hội bạo tàn. Từ Hải là khát vọngcông lí của nhân dân, là biểu tượng của tự do, công bằng trong xã hội phong kiến.Có lẽ Truyện Kiều có được sức sống lâu bền vì đó là bản cáo trạng bằng thơ lên ánchế độ phong kiến bạo tàn, đồng thời là một tuyên ngôn về quyền sống của conngười với những khát vọng tự do công lí.IV. Nghệ thuật biểu hiện của cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đạiNhư thế, cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại được biểu hiện ở nhiều tácphẩm có khi là những lời văn có tính chất triết lí “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”[Bình Ngô đại cáo]. Có khi là lời thơ trữ tình mang tính khái quát cao“ Đau đớn thay phận đàn bàLời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”Có khi cảm hứng nhân đạo được biểu hiện bằng số phận của một nhân vật [TruyệnKiều với nàng Kiều]. Lại có khi chủ nghĩa nhân đạo được biểu hiện bằng cảmột khúc ngâm [ Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc]….*Phản ánh hiện thực là một thuộc tính của văn học.Văn học trung đại Việt Nam từthế kỉ X đến hết thế kỉ XIX đã phản ánh chân thực xã hội phong kiến Việt Nam vớinhiều biến động thăng trầm. Xã hội có nhiều biến động lớn lao, số phận conngười[ đặc biệt là số phận của người phụ nữ] bị ảnh hưởng lớn nhất từ bối cảnhấy.Các tác giả văn học giai đoạn này tiêu biểu như Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, ĐặngTrần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương…qua các tácphẩm đã thể hiện những nỗi thống khổ và số phận chìm nổi của nhiều tầng lớpngười trong xã hội đầy rối ren, li loạn; lên tiếng mạnh mẽ bênh vực cho quyềnsống của con người, đặc biệt là người phụ nữ, đồng thời nói lên khát vọng về hạnhphúc, ước mơ tự do và ý thức về cá tính, nhiều lúc vượt ra ngoài khuôn phép của tưtưởng và lễ giáo phong kiến. Đây là những nội dung cốt lõi trong cảm hứng nhânđạo của văn học thời kì này.V. Đề bài vận dụngĐề 1:Bàn về giá trị nội dung của văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửađầu thế kỉ XIX, có ý kiến cho rằng:“Văn học giai đoạn này đã thể hiện những nỗi thống khổ và số phận chìm nổicủa nhiều tầng lớp người trong một xã hội đầy rối ren, li loạn. Nhiều tác phẩmđã lên tiếng mạnh mẽ bênh vực cho quyền sống của con người, đặc biệt là người23phụ nữ, đồng thời nói lên khát vọng về hạnh phúc, mơ ước tự do và ý thức về cátính, nhiều lúc đã vượt ra ngoài khuôn phép của tư tưởng và lễ giáo phongkiến.”[ Ngữ văn 9,tập 2, NXB Giáo dục, 2005, trang 192]Dựa vào những hiểu biết của mình về một số tác phẩm tiêu biểu của văn học giaiđoạn này, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.Đề 2“ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cảmuôn vật, muôn loài…”[ Hoài Thanh- Ý nghĩa văn chương]Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm Chuyện ngườicongái Nam Xương[ tríchTruyền kì mạn lục- Nguyễn Dữ], Bánh trôi nước [ HồXuân Hương] và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích [ Truyện Kiều- Nguyễn Du].Đề 3“ Khả năng cảm thông sâu sắc khiến cho người nghệ sĩ đã hóa thân thànhngười trong cuộc, nhập thân thành người trong cuộc đến từng thoáng gợn mơhồ nhất của xúc cảm để nói lên những tiếng nói sâu xa kín khuất nhất của cõilòng.”[ Đỗ Ngọc Thống]Em hiểu ý kiến trên như thế nào?Qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích tríchTruyện Kiều của Nguyễn Du, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.GỢI ÝĐề 1:Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở hiểu biếthoàn cảnh lịch sử của văn học và những tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạntừ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XI, làm nổi bật được:Văn học giai đoạn này đãthể hiện những nỗi thống khổ và số phận chìm nổi của nhiều tầng lớp người trongmột xã hội đầy rối ren, li loạn. Nhiều tác phẩm đã lên tiếng mạnh mẽ bênh vực choquyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ, đồng thời nói lên khát vọng vềhạnh phúc, mơ ước tự do và ý thức về cá tính, nhiều lúc đã vượt ra ngoài khuônphép của tư tưởng và lễ giáo phong kiến.24A. Phân tích đề1. Xác định kiểu bài: Phân tích + chứng minh2. Nội dung: Tư tưởng nhân đạo trong các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn từthế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.3. Tư liệu:- Truyện Kiều của Nguyễn Du- Thơ Hồ Xuân Hương- Sau phút chia ly [Trích Chinh phụ ngâm khúc] của Đặng Trần Côn và Đoàn ThịĐiểmB. Lập dàn ýI. Mở bài- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Cảm hứng nhân đạo trong văn học- Nêu vấn đề và trích ý kiếnII. Thân bài1. Khái quát chung- Bối cảnh lịch sử của văn học giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.+ Đây là giai đoạn lịch sử dân tộc có nhiều báo táp, phức tạp: chế độ phong kiếnkhủng hoảng trầm trọng, phong trào nông dân khởi nghĩa ở khắp nơi và đỉnh cao làphong trào nông dân Tây Sơn…Những sự kiện đó ảnh hưởng sâu sắc đến đời sốngvăn học.+ trước hiện thực đời sống như vậy,các nhà thơ, nhà văn đã cảm thông cho số phậncon người, họ đã đứng trên lập trường nhân sinh để giải quyết các vấn đề xã hội.Đó là thái độ phê phán cái xấu, cái ác; bênh vực, cảm thông với những bất hạnh,đau khổ của con người…-Tình hình văn học giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.Văn học có nhiều thành tựu và đạt đến những đỉnh cao nghệ thuật: Hoàng Lênhấtthống chí [Ngô gia văn phái]; Vũ trung tùy bút [Phạm Đình Hổ]; Truyện Kiều[ Nguyễn Du]; Chinh phụ ngâm [ Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm ]; Cungoánngâm khúc [ Nguyễn Gia Thiều]…với các tác giả lớn như Nguyễn Du, HồXuân Hương, Đoàn Thị Điểm…2. Chứng minh25

Video liên quan

Chủ Đề