Nội soi dạ dày có h.pylori là gì

  1. pylori là xoắn khuẩn gram âm kỵ khí, sống ở phần sâu của lớp nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày. Nhiễm HP là một trong những nhiễm khuẩn thường gặp nhất ở người. Khi nhiễm HP, một số người không bao giờ có triệu chứng nhiễm trùng, một số người khác có thể bị viêm dạ dày, loét dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày.

Hiện nay, có nhiều phương pháp để xét nghiệm nhiễm H. pylori bao gồm:

- Phương pháp không xâm hại: xét nghiệm hơi thở [C13], tìm kháng thể [IgA/IgG] với vi khuẩn H.pylori trong huyết thanh, máu toàn phần hoặc nước tiểu, dùng PCR chẩn đoán H. pylori trong phân, phát hiện kháng nguyên trong phân.

- Phương pháp ít xâm hại qua nội soi dạ dày tá tràng: thử nghiệm urease, nuôi cấy vi khuẩn, xác định acid nhân của vi khuẩn [AND], chẩn đoán mô bệnh học, phản ứng chuỗi polymerase PCR.

Trong đó xét nghiệm Helicobacter pylori Ag test nhanh là một loại xét nghiệm tìm kháng nguyên trong phân được sử dụng rất phổ biến. Kháng nguyên là những chất kích hoạt phản ứng miễn dịch.

2. Mục đích và lợi ích của xét nghiệm Helicobacter pylori Ag test nhanh

Xét nghiệm H.pylori phát hiện sớm nhiễm virus để người bệnh được điều trị sớm nhằm:

- Ngăn chặn tổn thương niêm mạc, điều trị tình trạng viêm, cải thiện chức năng niêm mạc dạ dày.

- Giảm nguy cơ phát triển thành loét dạ dày, ung thư dạ dày.

- Giảm nguy cơ biến chứng đường tiêu hóa ở bệnh nhân điều trị bằng NSAID.

- Giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh.

- Giảm chi phí y tế [chẩn đoán, điều trị] liên quan do biến chứng từ nhiễm HP.

Xét nghiệm Helicobacter pylori Ag test nhanh có các ưu điểm:

- Giúp đưa ra chẩn đoán ban đầu nhiễm H. pylori hoặc loại trừ.

- Độ nhạy 93,8%, độ đặc hiệu 96,7%.

- Ít tốn kém, hiệu quả về chi phí.

3. Ai cần thực hiện xét nghiệm Helicobacter pylori Ag test nhanh

Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm H. pylori thường không được sử dụng như một xét nghiệm thường quy trong kiểm tra sức khỏe định kỳ. Thường xét nghiệm chỉ được chỉ định khi nghi ngờ người bệnh nhiễm vi khuẩn này.

Triệu chứng của nhiễm khuẩn Helicobacter pylori:

- Đau bụng

- Giảm sự thèm ăn

- Ợ hơi

- Tăng chảy máu nướu răng

- Cảm giác đầy bụng

- Buồn nôn

- Mùi vị khó chịu trong miệng

Xét nghiệm cũng có thể được chỉ định sau khi đã hoàn thành một đợt điều trị bằng kháng sinh đối với H. Pylori nhằm theo dõi hiệu quả điều trị và sự tái phát của nhiễm trùng.

Xét nghiệm H. pylori Ag phát hiện vi khuẩn HP trong phần

4. Cách thực hiện xét nghiệm Helicobacter pylori Ag test nhanh

Thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Vì vậy chỉ nên thực hiện xét nghiệm này sau khi ngừng kháng sinh ít nhất 4 tuần.

- Thu thập và lưu trữ phân trong một lọ chứa do nhân viên y tế cung cấp, thường là loại lọ nhựa, khô, sạch và có nắp đậy.

- Đảm bảo mẫu bệnh phẩm không lẫn nước tiểu hay giấy vệ sinh.

- Đậy kín nắp lọ chứa bệnh phẩm và gửi lại càng sớm càng tốt cho nhân viên y tế để làm xét nghiệm.

5. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm Helicobacter pylori Ag test nhanh

Nếu kết quả âm tính có nghĩa là bạn không bị nhiễm H. Pylori. Tuy nhiên, xét nghiệm âm tính không loại trừ khả năng nhiễm H. pylori, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung nếu thấy cần thiết.

Nếu kết quả dương tính, có nghĩa là bạn bị nhiễm H.pylori và cần phối hợp với bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng và có phác đồ điều trị phù hợp.

Lưu ý: Kết quả xét nghiệm kháng nguyên trong phân có thể bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng Bismuth, PPI và kháng sinh.

6. Cần làm gì nếu kết quả xét nghiệm Helicobacter pylori Ag test nhanh dương tính

Nhiễm trùng H. pylori có thể điều trị được bằng cách kết hợp dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác để điều trị nhiễm trùng và giảm đau.

Bạn cần tuân thủ theo đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ. Ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất, bạn cũng cần sử dụng đúng liều thuốc quy định, không tự ý ngưng thuốc.

Khi kết quả xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter pylori[HP] dương tính nghĩa là bạn đã bị viêm dạ dày do nhiễm loại vi khuẩn này. Đây là loại vi khuẩn có tỷ lệ lây nhiễm cao ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Đáng lo ngại hơn khi khuẩn HP có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Vậy Helicobacter pylori dương tính nên làm gì?

1. Những phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter pylori[HP]

Có nhiều phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP, tuy nhiên, mỗi phương pháp lại có những tiêu chuẩn đánh giá tình trạng dương tính khác nhau và độ chính xác cũng khác nhau. Dưới đây là một số xét nghiệm thường được áp dụng để chẩn đoán bạn có nhiễm vi khuẩn HP hay không:

Vi khuẩn HP có thể tiết ra men urease và làm trung hòa môi trường axit trong dạ dày

  • Nội soi dạ dày để tìm vi khuẩn HP

Các chuyên gia sẽ dùng một ống nội soi nhỏ đã được gắn camera và đưa trực tiếp vào dạ dày. Qua ống nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu mô nhỏ niêm mạc dạ dày để cho vào hỗn hợp dung dịch có chứa chất chỉ thị màu, tiến hành đọc kết quả sau 5-10 phút. Nếu dung dịch có màu hồng cánh sen là Test H.Pylori dương tính.

Bằng phương pháp nội soi, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng tổn thương ở dạ dày và đưa ra phương pháp kiểm tra tiếp theo hoặc điều trị hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp này là có thể cho kết quả chính xác nhưng nhược điểm là sẽ gây đau và khó chịu.

Xét nghiệm hơi thở để chẩn đoán có nhiễm khuẩn HP hay không

  • Xét nghiệm hơi thở

Bên cạnh chức năng tiêu hóa thức ăn, dạ dày còn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của nhiều loại vi khuẩn, virus khác nhau. Cụ thể là môi trường axit trong dạ dày khá mạnh, chính vì thế, một số vi khuẩn xâm nhập vào trong dạ dày thường không tồn tại được lâu.

Tuy nhiên, vi khuẩn HP rất đặc biệt, nó có thể tiết ra men urease và làm trung hòa môi trường axit trong dạ dày, do đó không bị tiêu diệt khi xâm nhập vào dạ dày của con người.

Khuẩn HP tồn tại trong dạ dày tiết ra men urease và trải qua quá trình thủy phân urease và tạo ra ammonia, carbon dioxide, carbon dioxide. Những hợp chất này sẽ được hấp thụ vào máu, rồi đi lên phổi theo đường tuần hoàn và đào thải qua bên ngoài qua hơi thở. Chính vì thế, xét nghiệm hơi thở có thể phát hiện bạn có nhiễm vi khuẩn HP hay không.

Bệnh nhân sẽ được uống thuốc chứa đồng vị carbon 13C hoặc 14C. Các bác sĩ sẽ phân biệt nồng độ CO2 trong hơi thở của bệnh nhân trước và sau khi uống loại thuốc này để xác định bệnh nhân có nhiễm khuẩn HP hay không.

Ưu điểm của phương pháp này là tiện lợi, dễ thực hiện, không xâm lấn và độ chính xác lại khá cao. Tuy nhiên, trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên lựa chọn phương pháp xét nghiệm này.

  • Xét nghiệm tìm kháng nguyên HP trong phân:

Vi khuẩn HP có thể được đào thải ra bên ngoài cơ thể thông qua đường phân, vì thế xét nghiệm phân cũng là một trong những phương pháp có tỷ lệ chính xác khá cao, phù hợp với những đối tượng không thể nội soi hoặc làm test bằng hơi thở được. Bệnh nhân có thể tự lấy mẫu phân xét nghiệm theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Hơn nữa, đây cũng được đánh giá là phương pháp tiết kiệm chi phí và không tốn nhiều thời gian.

  • Xét nghiệm máu tìm kháng thể HP

Người bệnh sẽ được lấy mẫu máu qua đường tĩnh mạch để thực hiện xét nghiệm. Đối với những trường hợp có khuẩn HP, cơ thể người bệnh sẽ sản sinh ra những kháng thể kháng HP và kết quả xét nghiệm máu có thể tìm thấy những kháng thể này.

2. Kết quả xét nghiệm Helicobacter pylori dương tính nên làm gì?

Nếu cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu như thường xuyên đau bụng, giảm cân không rõ nguyên nhân, bị ợ hơi, ợ chua, đầy hơi và buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là nôn ra máu,… thì bạn không nên chủ quan mà nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa ngay.

Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt khuẩn HP

“Xét nghiệm Helicobacter pylori dương tính nên làm gì” là vấn đề nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì không phải cứ nhiễm HP là bạn đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Một số trường hợp dưới đây cần điều trị diệt khuẩn HP để tránh gặp phải những biến chứng sức khỏe:

- Người đang mắc phải một số bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày và đã từng tiến hành phẫu thuật một phần dạ dày.

- Gia đình có người từng mắc ung thư dạ dày như bố mẹ và anh chị em.

- Người bị thiếu máu, giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân.

- Người bệnh thường xuyên dùng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid.

Nên đi khám ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường

Các bác sĩ sẽ cân nhắc có cần thiết phải điều trị khi nhiễm khuẩn HP hay không, đồng thời lên phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể. Do đó, bạn không nên quá lo lắng.

Lưu ý: Bệnh nhân cần thực hiện uống thuốc theo đúng phác đồ của bác sĩ. Nếu bỏ thuốc giữa chừng sẽ có nguy cơ gia tăng tình trạng kháng thuốc. Cụ thể là khi bỏ thuốc giữa chừng, gây ra tình trạng kháng thuốc và vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng, đồng thời có thể gây lây nhiễm sang người khác.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “xét nghiệm Helicobacter pylori dương tính nên làm gì”. Để được tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này hoặc có nhu cầu thăm khám sớm, bạn có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56.

Khi lựa chọn MEDLATEC bạn sẽ được thăm khám bởi các chuyên gia hàng đầu về tiêu hóa. Các bác sĩ của bệnh viện không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn luôn tận tâm với người bệnh. Bên cạnh đó, MEDLATEC còn được đầu tư về các trang thiết bị máy móc, đặc biệt là hệ thống máy nội soi tiêu hóa, máy chụp CT, máy chụp cộng hưởng từ MRI,...

Trung tâm xét nghiệm của MEDLATEC đạt chuẩn ISO 15189:2012, đồng thời là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được nhận chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Do đó, khi thăm khám tại đây, Quý khách hàng có thể an tâm kết quả. Sau khi có kết quả xét nghiệm, các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất dành cho bạn.

Tại sao phải nội soi dạ dày?

Nội soi dạ dày là gì? Nội soi dạ dày [nội soi bao tử] là thủ thuật đưa ống soi mềm vào bên trong đường tiêu hóa nhằm kiểm tra, quan sát thực quản, dạ dày, hành tá tràng và tá tràng. Đây là thủ thuật an toàn và đem lại hiệu quả cao trong việc phát hiện, nhận định các tổn thương của đường tiêu hóa trên.

Nên nội soi dạ dày bao lâu một lần?

nên nội soi tầm soát 2 năm 1 lần. Người bị viêm dạ dày mạn tính có teo niêm mạc, loạn sản tế bào thường được chỉ định 1 – 2 năm /lần. Người bị Barrett thực quản, có loạn sản, thường được nội soi 1 năm/lần để theo dõi diễn tiến của bệnh.

H. pylori dạ dày là gì?

Helicobacter pylori [H. pylori] là vi khuẩn hình xoắn ốc được tìm thấy trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. H. pylori được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

vi khuẩn HP dạ dày có triệu chứng gì?

Triệu chứng của HP dạ dày.

Đau dạ dày: Đau dạ dày là triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm HP dạ dày. ... .

Nôn mửa và buồn nôn: Nhiễm HP dạ dày có thể gây ra cảm giác buồn nôn và thậm chí nôn mửa ở một số người..

Khó tiêu và ợ nóng: HP dạ dày có thể gây ra khó tiêu, cảm giác đầy chướng bụng và ợ nóng sau khi ăn..

Chủ Đề