Nông, lâm, ngư nghiệp công nghiệp -- xây dựng dịch vụ

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 1: Bài mở đầu giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

  • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

(trang 5 sgk Công nghệ 10): Dựa vào biểu đồ em có nhận xét gì về đóng góp của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước.

Nông, lâm, ngư nghiệp công nghiệp -- xây dựng dịch vụ

Trả lời:

– Ngành nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp hơn 1/5 trong cơ cấu tổng sản phẩm của cả nước.

– Xu hướng đóng góp của nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng giảm do nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

(trang 6 sgk Công nghệ 10): Em hãy nêu một số sản phẩm của nông, lâm, ngư nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Trả lời:

– Nông nghiệp: Trồng mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường, đậu tương, ngô cung cấp cho nhà máy chế biến thực phẩm.

– Lâm nghiệp: Trồng gỗ (như gỗ keo) để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy giấy.

– Ngư nghiệp: Nuôi cá để phục vụ xuất khẩu. Thủy hải sản đóng hộp.

(trang 6 sgk Công nghệ 10): Căn cứ vào số liệu trong bảng 1, em hãy cho biết: Sản phẩm của nông, lâm, ngư nghiệp chiến bao nhiêu % giá trị hàng hóa xuất khẩu.

Nông, lâm, ngư nghiệp công nghiệp -- xây dựng dịch vụ

Trả lời:

– Sản phẩm của nông lâm ngư nghiệp năm 1995 chiếm 46.26% tổng giá trị xuất khẩu:

    + Nông sản chiếm: 69.21% tổng giá trị xuất khẩu của nông, lâm, ngư nghiệp.

    + Lâm sản chiếm: 6.06% tổng giá trị xuất khẩu của nông, lâm, ngư nghiệp.

    + Hải sản chiếm: 24.64% tổng giá trị xuất khẩu của nông, lâm, ngư nghiệp.

– Sản phẩm của nông lâm ngư nghiệp năm 2000 chiếm 28.85% tổng giá trị xuất khẩu:

    + Nông sản chiếm: 61.06% tổng giá trị xuất khẩu của nông, lâm, ngư nghiệp.

    + Lâm sản chiếm: 3.7% tổng giá trị xuất khẩu của nông, lâm, ngư nghiệp.

    + Hải sản chiếm: 35.21% tổng giá trị xuất khẩu của nông, lâm, ngư nghiệp.

– Sản phẩm của nông lâm ngư nghiệp năm 2004 chiếm 25.14% tổng giá trị xuất khẩu:

    + Nông sản chiếm: 52.73% tổng giá trị xuất khẩu của nông, lâm, ngư nghiệp.

    + Lâm sản chiếm: 3.85% tổng giá trị xuất khẩu của nông, lâm, ngư nghiệp.

    + Hải sản chiếm: 43.41% tổng giá trị xuất khẩu của nông, lâm, ngư nghiệp.

– Tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, ngư nghiệp tăng dần qua các năm. Tuy nhiên % trong tổng giá trị xuất khẩu giảm.

(trang 7 sgk Công nghệ 10): Em hãy so sánh tốc độ gia tăng sản lượng lương thực giai đọa từ năm 1995 đến 2000 với giai đoạn từ 2000 đến năm 2004.

Nông, lâm, ngư nghiệp công nghiệp -- xây dựng dịch vụ

Trả lời:

– Tốc độ gia tăng sản lượng lương thực giai đoạn từ 1995 đến 2000 là 7 triệu tấn (1.4 tr tấn/ năm).

– Tốc độ gia tăng sản lượng lương thực giai đoạn từ 2000 đến 2004 là 4.7 triệu tấn (1.175 tr tấn/ năm).

– Nhận xét: Tốc độ gia tăng sản lượng lương thực giai đoạn từ 1995 đến 2000 cao hơn tốc độ gia tăng sản lượng lương thực giai đoạn từ 2000 đến 2004.

(trang 7 sgk Công nghệ 10): Em hãy so sánh tốc độ gia tăng sản lượng lương thực giai đọa từ năm 1995 đến 2000 với giai đoạn từ 2000 đến năm 2004.

Nông, lâm, ngư nghiệp công nghiệp -- xây dựng dịch vụ

Trả lời:

Tốc độ gia tăng sản lượng lương thực bình quân trong giai đoạn từ 1995 đến 2004 là:

(39.3-27.6)/9 =1.3 tr tấn/ năm.

(trang 7 sgk Công nghệ 10): Sản lượng lương thực gia tăng có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia?

Trả lời:

Sản lượng lương thực tăng có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia. Đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới.

(trang 7 sgk Công nghệ 10): Em hãy nêu ra một số sản phẩm nông lâm, ngư nghiệp của nước ta đã xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Trả lời:

– Nông sản: Đứng đầu là gạo, sau đó đến đỗ tương, lạc, xoài, chôm chôm.

– Lâm sản: Xuất khẩu một số loại gỗ ra nước ngoài.

– Hải sản: Cá ba sa, cá hồi, hải sản đóng hộp.

Lời giải:

Vai trò của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân:

– Góp phần tiêu thụ một số sản phẩm như phân bón, thức ăn chăn nuôi,… làm tăng trưởng kinh tế.

– Đóng góp một phần lớn vào tổng cơ cấu sản phẩm trong nước.

– Cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng trong nước.

– Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến (mía, cá hộp, thịt hộp).

– Đóng vai trò quan trọng trong hàng hóa xuất khẩu.

– Tạo việc làm cho nhiều lao động (chiếm 50% tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế).

Lời giải:

– Thành tựu:

    + Sản lượng lương thực liên tục tăng.

    + Bước đầu hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa tập trung.

    + Đã có những sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

    + Ví dụ: Sản lượng lương thực tăng 11.7 tr tấn từ năm 1995 – 2004, có nhiều loại hải sản xuất khẩu như cá hồi, cá ba sa.

– Hạn chế:

    + Chất lượng thấp, khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

    + Năng suất không cao.

    + Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi, các quy trình (bảo quản, chế biến,…) còn quá lạc hậu. Chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô.

    + Ví dụ: Việt Nam chỉ hơn Thái Lan về số lượng gạo xuất khẩu tuy nhiên chất lượng và giá bán kém xa Thái Lan.

Lời giải:

Những nhiệm vụ chính quả sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong thời gian tới:

– Đảm bảo an ninh lương thực bằng cách tăng cường sản xuất lương thực.

– Dần dần đưa ngành chăn nuôi thành ngành xuất khẩu chủ đạo.

– Xây dựng được nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững. Tức là sản xuất đủ lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu nhưng không gây hại cho môi trường.

– Ứng dụng khoa học, công nghệ vào chọn, tạo giống vật nuôi và cây trồng.

– Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào bảo quản, chế biến. 

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Năm 2013 qua đi cùng với nhiều khó khăn, thách thức, đó là tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước diễn biến phức tạp; chính sách thắt chặt quản lý biên mậu của nước láng giềng; Chính phủ cắt giảm đầu tư, chi tiêu công và ban hành nhiều chính sách vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội... Tuy nhiên, Móng Cái vẫn tiếp tục phát huy được tiềm năng, lợi thế và tận dụng các yếu tố tích cực để phát triển toàn diện.

Những con số đáng mừng

Năm 2013 Móng Cái xác định là năm bản lề thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố 5 năm (2011-2015). Dù gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng thành phố đã kịp thời có các giải pháp, tranh thủ thời cơ thuận lợi để khai thác tiềm năng, lợi thế; giải quyết những vấn đề trọng tâm, những vấn đề nổi cộm, bức xúc, do đó kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và công tác đối ngoại trên địa bàn thành phố vẫn tiếp tục ổn định và duy trì được nhịp độ phát triển.

Nông, lâm, ngư nghiệp công nghiệp -- xây dựng dịch vụ
TP Móng Cái đang tích cực thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch. (Trong ảnh: Trung tâm hành chính công Móng Cái đang giao dịch với người dân).

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Giá trị sản xuất trên địa bàn trong năm đạt 3.928,6 tỷ đồng, tăng 57,1% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 303,6 tỷ đồng, bằng 105,2% so cùng kỳ; công nghiệp và xây dựng đạt 1.875 tỷ đồng, bằng 349,8% so cùng kỳ; dịch vụ đạt 1.750 tỷ đồng, bằng 104,4% so cùng kỳ. Riêng đối với hoạt động sản xuất CN-TTCN, dù không phải là thế mạnh của địa phương, nhưng năm 2013, giá trị sản xuất được đánh giá là vượt trội với con số đạt 1.626 tỷ đồng, bằng 893,2% kế hoạch và bằng 741,2% so với cùng kỳ. Các sản phẩm chủ yếu là gạch nung, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, nước máy, điện tiêu thụ, sợi cotton. Con số đạt được của lĩnh vực sản xuất công nghiệp minh chứng cho sự thành công lớn nhất của TP Móng Cái khi kêu gọi vốn đầu tư FDI vào địa bàn, mà cụ thể là dự án Nhà máy sợi (khu công nghiệp Hải Yên, TP Móng Cái) do Tập đoàn Texhong (Hồng Kông) làm chủ đầu tư. Dự án có số vốn là 300 triệu USD. Sau đúng một năm thực hiện, tháng 7-2013, dự án đã hoàn thành, đi vào hoạt động và đã làm tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của TP Móng Cái. Đây là dự án có quy mô lớn gồm tổ hợp Nhà máy sợi, có công suất từ 100.000-250.000 tấn sản phẩm/năm, 4 xưởng sợi và một gian máy dệt vải, quy mô 370.000 cọc sợi và các công trình phụ trợ liên quan.

Đối với an sinh xã hội, thành phố đã quan tâm thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các đối tượng người có công, gia đình chính sách, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, vùng dân tộc, vùng núi, hải đảo đảm bảo kịp thời, đầy đủ, đúng quy định. Quan tâm giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm mới cho 3.000 lao động. Trong năm, thành phố đã giảm được 81/255 hộ nghèo, hạ tỷ lệ hộ nghèo từ 1,12% xuống còn 0,75%, đạt 101% kế hoạch tỉnh giao; giảm 116/423 hộ cận nghèo; hộ có thu nhập bình quân bằng 150% chuẩn nghèo còn 177 hộ.

Thách thức của sự phát triển

Mặc dù năm 2013, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội của TP Móng Cái đạt được với kết quả khả quan, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế, trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động thương mại XNK. Theo lãnh đạo TP Móng Cái, trong năm chỉ còn khoảng 200 doanh nghiệp trong tổng số gần 1.000 doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh TNTX, CK, KNQ. Một số doanh nghiệp giải thể, một số hoạt động cầm chừng hoặc chuyển sang đầu tư lĩnh vực khác. Theo đó, hoạt động kinh doanh TNTX giảm trên 70% mặt hàng qua cửa khẩu, kéo theo tổng giá trị hàng hoá XNK chỉ đạt 3.175 triệu USD, bằng 86,7% so cùng kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là do các doanh nghiệp Móng Cái vấp phải nhiều khó khăn khi cùng lúc phải “đối mặt” với chính sách biên mậu chặt chẽ từ phía Trung Quốc, vừa chấp hành nghiêm quy định của Chính phủ như một số nội dung của Chỉ thị 23 về việc tạm ngừng kinh doanh TNTX, CK, KNQ một số mặt hàng như hàng đông lạnh, phụ tạng, phụ phẩm gia súc, gia cầm; việc quy định các điều kiện kinh doanh TNTX, CK hàng hoá với một số mặt hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu, bia, thuốc lá điếu, xì gà…

Đối với thu ngân sách của thành phố, trong năm đạt 1.354,051 tỷ đồng, nhưng cũng chỉ bằng 93,2% so cùng kỳ do một số khoản thu nội địa đạt thấp. Bên cạnh đó, công tác triển khai lập 2 đồ án quy hoạch chiến lược khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái chưa đạt tiến độ đề ra.

Định hướng năm 2014

Với việc xác định, năm 2014 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần XXII về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020) TP Móng Cái đã xây dựng mục tiêu và tập trung ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn và tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các thành phần kinh tế để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Trên cơ sở đó, thành phố đã đề ra các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong năm 2014, đó là: Tổng giá trị sản xuất tăng 25,9%  so với năm 2013; tổng giá trị hàng hoá XNK qua cửa khẩu phấn đấu bằng mức năm 2013 trở lên; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 15,9%; tỷ lệ hộ nghèo từ 0,75% xuống còn 0,62%; phấn đấu có thêm 3 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới…

Để chỉ đạo và thực hiện thành công các mục tiêu trong năm 2014, ông Dương Văn Cơ, Chủ tịch UBND TP Móng Cái cho biết, kể từ năm 2014 trở đi, thành phố xác định phát triển trên 3 trụ cột kinh tế chính là: Dịch vụ - Công nghiệp - Nông, lâm, ngư nghiệp. Do đó, thành phố sẽ tập trung khai thác, phát triển hệ thống dịch vụ; phát triển công nghiệp sạch với giá trị gia tăng cao; phát triển kinh tế khu vực nông thôn gắn với chương trình xây dựng NTM theo hướng sản xuất hàng hoá lớn. Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn chung, thành phố đã xác định nguồn lực trong các thành phần kinh tế là quan trọng, chủ yếu và đã có giải pháp khai thông hiệu quả dòng vốn để hướng vào các hạt nhân phát triển của khu KTCK. Trong đó, hướng mạnh vào khu hợp tác kinh tế song phương, hạ tầng cảng biển, cửa khẩu, phát triển công nghiệp, đồng thời tăng cường đối thoại, gặp gỡ, trao đổi với các doanh nghiệp, doanh nhân để kịp thời tháo gỡ khó khăn từ khâu tìm hiểu môi trường đầu tư, lập và trình duyệt dự án đầu tư, triển khai đầu tư dự án cũng như việc chủ động triển khai công tác GPMB tạo mặt bằng sạch thu hút đầu tư. Ngoài ra, thành phố cũng sẽ tập trung hoàn thiện các quy hoạch chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo chất lượng hiệu quả. Thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM gắn kết chặt chẽ với phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển…

Bá Khang