Núi Himalaya cao bao nhiêu mét?

Mặc dù cao và khó leo, những ngọn núi này luôn là ước mơ chinh phục của hàng nghìn người đam mê thử thách vượt qua chính mình.

1. Đỉnh Everest: Thuộc dãy Himalaya, Everest là ngọn núi cao nhất trên thế giới. Nằm tại biên giới Tây Tạng và Nepal, đỉnh Everest có độ cao 8.848 m so với mực nước biển. Người đầu tiên leo lên đỉnh núi này là Tenzing Norgay và Sir Edmund Hillary vào năm 1953. Không chỉ rất cao, ngọn núi còn có môi trường nguy hiểm và khắc nghiệt. Trong thập kỷ qua, mỗi năm đều có người bỏ mạng khi muốn chinh phục nóc nhà thế giới này. Ảnh: Guiding_photography, Thritoth.
2. Núi K2: Đây là ngọn núi cao thứ hai trên thế giới được tìm thấy ở Pakistan. Núi K2 ở độ cao 8.611 m so với mực nước biển. Thuộc dãy Karakoram, ngọn núi này còn được gọi là núi Savage. Những người đầu tiên leo lên đỉnh K2 là một đội thám hiểm người Italy do ông Ardito Desiofinally dẫn đầu. Ảnh: Ngatenjisherpa, Valiksypavin.
3. Kangchenjunga: Đây là ngọn núi cao thứ ba trên thế giới với độ cao 8.586 m so với mực nước biển. Ngọn núi được tìm thấy giữa biên giới Nepal và Ấn Độ, nằm ở phần phía nam của đỉnh Everest. Ngọn núi này từng được cho là cao nhất thế giới cho đến năm 1852. Kanchenjunga được biết là có tỷ lệ tử vong khi leo lên tới 22%, do điều kiện môi trường kém và thường có tuyết lở mạnh. Ảnh: Ritmo Parana.
4. Lhotse: Himalayas là nơi tọa lạc của những ngọn núi cao chót vót, trong đó có đỉnh Lhotse cao 8.516 m so với mực nước biển. Ngọn núi được tìm thấy ở biên giới giữa Tây Tạng và vùng Khumbu của Nepal, rất gần với đỉnh Everest. Một sự thật thú vị là cả đỉnh Everest và Lhotse đều có chung lộ trình leo núi. Ảnh: Trekkingtonepal_, Adventure Consultants.
5. Núi Makalu: Núi Makalu là đỉnh cao thứ 5 với độ cao 8.481 m trên mực nước biển. Ngọn núi này cũng được tìm thấy ở phía đông nam của đỉnh Everest, tại biên giới Trung Quốc và Nepal. Lần đầu tiên con người chinh phục đỉnh núi là vào mùa xuân năm 1954 bởi một đội nhà leo núi người Mỹ do William Siri dẫn đầu. So với 4 ngọn núi trên, các du khách có một số điều kiện thuận lợi hơn để leo lên Makalu. Ảnh: Brozes__.
6. Cho Oyu: Cao trên 8.201 m so với mực nước biển, Cho Oyu được tìm thấy ở biên giới Tây Tạng và Nepal. Ngọn núi là một điểm khởi đầu tốt cho những người mới, muốn luyện tập chinh phục những ngọn núi cao của dãy Himalaya. Nhiều người leo núi Cho Oyu cho rằng điểm này tương đối dễ tiếp cận hơn những ngọn núi khác. Ảnh: Adventure Consultants.
7. Dhaulagiri: Ngọn núi cao 8.167 m này được tìm thấy ở Nepal, là một ngọn núi rất đẹp, lần đầu tiên được leo lên vào ngày 13/5/1960. Dhaulagiri cũng nổi tiếng là nơi có tầm nhìn đẹp nhất hướng về cung đường Annapurna, cách đó chỉ 34 km. Tuy nhiên, tại đây có một hẻm núi tách biệt được gọi là Kaligandaki. Ảnh: Snowleopard.

Theo An Ngọc [The Travel]/Zing.vn

Link gốc: //zingnews.vn/7-ngon-nui-cao-nhat-the-gioi-post1303288.html

Trung Quốc và Nepal cùng công bố chiều cao của đỉnh núi Everest trên dãy Himalaya là 8.848,86 m, cao hơn 86 cm so với lần đo vào năm 1954 của Ấn Độ.

Theo India Times, Nepal quyết định đo lại chiều cao của Everest vì một số tranh luận thời gian qua cho rằng đỉnh núi cao nhất thế giới đã thay đổi vì nhiều yếu tố, bao gồm thảm họa động đất năm 2015.

Chiều cao mới của Everest được Trung Quốc và Nepal cùng thông báo vào ngày 8/12, theo Tân Hoa xã. Phát biểu tại thủ đô Kathmandu, Ngoại trưởng Nepal Pradeep Gyawali công bố Everest hiện nay cao 8.848,86 m.

Trong lần đo vào năm 1954 bởi Cục khảo sát Địa chất Ấn Độ, chiều cao của Everest được xác định là 8.848 m.

Những nhà khảo sát địa chất Trung Quốc cũng từng 6 lần đo đạc và nghiên cứu đỉnh núi cao nhất thế giới. Họ đã 2 lần công bố chiều cao Everest vào năm 1975 và 2005, lần lượt là 8.848,13 m và 8.844,43 m.

Nepal và Trung Quốc lần đầu tiên cùng công bố chiều cao của đỉnh Everest. Ảnh: Zuma Press.

“Sự tôn trọng và tự hào của mọi người dân Nepal đã tăng lên cùng với việc ngọn núi cao thêm”, Bộ trưởng Quản lý Đất, Hợp tác xã và Xóa nghèo Padma Kumari Aryal chia sẻ.

Các nhà khoa học Nepal không muốn phỏng đoán vì sao số đo chiều cao của Everest thay đổi. Họ cho rằng khác biệt so với những lần đo trước có khả năng vì công nghệ và cách tính toán phát triển.

“Trong lần đo này, chúng tôi sử dụng công nghệ tốt nhất và đạt được con số lớn hơn trước một chút”, Damorda Dhakal, giám đốc và người phát ngôn Cục Khảo sát Nepal, cho biết.

Đỉnh núi cao nhất thế giới cũng “lớn lên” theo thời gian do những mảng địa chất dịch chuyển. Quá trình này diễn ra rất chậm, với tốc độ chưa đến 2 cm mỗi năm, theo một số nhà địa chất học. Tuy nhiên, phần cao thêm của đỉnh núi có thể dễ dàng bị xóa bỏ bởi các trận động đất và những hiện tượng khác.

Đây là lần đầu tiên chiều cao của Everest được đo đạc và xác nhận cùng bởi Trung Quốc và Nepal. Theo Wall Street Journal, Nepal đã có ý định đo lại đỉnh núi từ năm 2011. Dự án được đẩy nhanh tiến độ vào năm 2015 và đến tháng 5/2019 thì nước này đã thu thập gần đủ thông tin.

Việc công bố được hoãn lại sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Kathmandu vào tháng 10/2019. Hai nước sau đó thông báo ý định cùng công bố chiều cao mới của Everest làm “biểu tượng vĩnh cửu của tình bạn giữa Nepal và Trung Quốc”.

Chủ Đề