Ở Việt Nam, căn cứ địa Cách mạng là

Ở Việt Nam, căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đều

Xem lời giải

Ở Việt Nam, căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945?

Ở Việt Nam, căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đều là nơi

A. tiếp nhận viện trợ các nước xã hội chủ nghĩa.

B. có thể bị đối phương bao vây và tiến công.

C. đứng chân của lực lượng vũ trang ba thứ quân.

D. cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.

Xây dựng căn cứ địa cách mạng Tuyên Quang theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Thứ Hai, ngày 8 tháng 2 năm 2021 - 15:01 Đã xem: 2933
  • A+
  • A-
  • Ở Việt Nam, căn cứ địa Cách mạng là

Căn cứ địa cách mạng là vùng được chọn để làm bàn đạp xây dựng và phát triển phong trào cách mạng rộng ra các vùng khác. Căn cứ địa cách mạng phải có khả năng tạo ra được những cơ sở chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội và địa lý thuận lợi cho đấu tranh cách mạng.

Ở Việt Nam, căn cứ địa Cách mạng là

Lán Nà Nưa (Tân Trào) - Nơi Bác Hồ ở, làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22/8/1945 để lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám giành chính quyền trong cả nước. Nguồn ảnh: Báo Tuyên Quang.

Vấn đề xây dựng căn cứ địa và lựa chọn địa điểm xây dựng căn cứ địa là vấn đề quan trọng hàng đầu, quyết định đến sự thành bại của các bên tham chiến. Với ý nghĩa đó, việc xây dựng căn cứ địa cách mạng trong điều kiện của một cuộc kháng chiến vệ quốc và chiến tranh giải phóng như ở Việt Nam càng trở nên đặc biệt quan trọng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng căn cứ địa cách mạng hình thành và phát triển trong suốt hành trình tìm đường cứu nước và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Trải nghiệm phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Công tác Quân sự của Đảng trong nhân dân", thể hiện tư tưởng của Người về xây dựng căn cứ địa cách mạng “Một cuộc cách mạng muốn thắng lợi thì phải giải quyết tốt những vấn đề xây dựng căn cứ địa cách mạng, tổ chức các đội quan du kích nông dân và chiến tranh du kích”. Đây chính là những tư tưởng quan trọng và đúng đắn của Người về xây dựng căn cứ địa, bao gồm việc chọn chỗ đứng chân, dự báo tình thế cách mạng trực tiếp và tập trung xây dựng căn cứ địa, trung tâm của căn cứ địa.

Sau 30 năm bôn ba, hoạt động ở nước ngoài tìm đường cứu nước, ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước và quyết định chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng căn cứ địa cách mạng đầu tiên của cả nước. Người đã trực tiếp chỉ đạo quá trình xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giác ngộ nhân dân đi theo cách mạng, phong trào cách mạng ở Cao Bằng phát triển từng bước vững chắc, là trung tâm căn cứ địa của cả nước trong thời kỳ đầu của cách mạng.

Bước sang năm 1945, phong trào cách mạng phát triển mạnh, Khu giải phóng ngày càng được mở rộng, thời cơ giành chính quyền đang đến gần. Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chỉ thị chọn ngay trong vùng Cao - Bắc - Lạng hoặc Tuyên Quang, Thái Nguyên một địa điểm thuận lợi làm trung tâm để lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa.

Tại Tuyên Quang, sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), cuộc khởi nghĩa ngày 10/3/1945 tại Thanh La (Sơn Dương, Tuyên Quang) thắng lợi, Châu Tự Do được thành lập, giải phóng toàn huyện Sơn Dương. Đến ngày 22/5/1945 hầu hết các địa phương trong tỉnh được giải phóng và mở rộng ra các vùng lân cận, tạo thành vùng giải phóng rộng lớn. Tuyên Quang là tỉnh hội tụ đủ các điều kiện về “địa lợi, nhân hòa” để Trung ương Đảng, Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, làm việc và chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám. Và Tân Trào - Tuyên Quang đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thượng tướng Song Hào lựa chọn giữ vai trò làm trung tâm của Khu giải phóng, nơi đặt trụ sở chỉ huy - Cơ quan đầu não lãnh đạo cách mạng, điểm trung tâm hội tụ, lan tỏa, kết nối và lãnh đạo phong trào cách mạng trong phạm vi cả nước.

Như vậy, trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, căn cứ địa Việt Bắc mà trung tâm là Tuyên Quang - Thủ đô Khu giải phóng là cái nôi của cách mạng cả nước, nơi ở, hoạt động của lãnh tụ Hồ Chí Minh và nhiều cán bộ cao cấp của Đảng, nơi ra đời của Mặt trận Việt Minh, của các lực lượng vũ trang tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam, là căn cứ địa kháng Nhật lớn nhất cả nước; là "cái mầm" của nước Việt Nam mới, có tác dụng hiệu triệu, cổ vũ phong trào cách mạng cả nước; là nơi mở ra những khả năng để Đảng, Hồ Chí Minh thực hiện mối liên hệ quốc tế trong cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội; nơi họp Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng và Đại hội quốc dân Tân Trào quyết định Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi trong cả nước.

Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của dân tộc ta bùng nổ. Trong hoàn cảnh địch mạnh, ta yếu, đặt ra yêu cầu bức thiết phải xây dựng được những căn cứ địa cách mạng- An toàn khu (ATK) vững chắc, an toàn, làm nơi đứng chân của Đảng và chính quyền, nhân dân, các lực lượng cách mạng để tiến hành cuộc kháng chiến. Trong các tỉnh Việt Bắc, một lần nữa Trung ương Đảng, Bác Hồ quyết định chọn Tuyên Quang làm căn cứ địa trung tâm (Thủ đô kháng chiến), An toàn khu của Trung ương, bởi Tuyên Quang đáp ứng được những yêu cầu cơ bản, quyết định theo tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ và Trung ương Đảng. Đó là: Tuyên Quang có vị trí chiến lược, là nơi “tiến khã dĩ công, thoái khã dĩ thủ”[1], cơ động, vững chắc trong chiến tranh giải phóng lẫn chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; nhân dân Tuyên Quang có tinh thần yêu nước sâu sắc, đoàn kết trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm cũng như trong lao động, sản xuất xây dựng quê hương; là nơi có dự nguồn lương thực, thực phẩm đủ bảo đảm cho các cơ quan đầu não cách mạng trong một thời gian nhất định khi lâm thời bị địch cắt đứt các nguồn triếp tế; và điều kiện tiên quyết là Tuyên Quang có phong trào cách mạng và cơ sở chính trị vững chắc, từng là Thủ đô Khu giải phóng, trung tâm căn cứ địa của cách mạng cả nước. Do đó, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, với tầm nhìn chiến lược sáng suốt, trước khi về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân công đồng chí Phạm Văn Đồng cùng một số cán bộ chủ chốt ở lại Tân Trào một thời gian để tiếp tục xây dựng củng cố căn cứ địa vững chắc về mọi mặt và dự báo “biết đâu chúng ta còn trở lại đây nhờ cậy đồng bào một lần nữa”.

Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, ngay từ cuối tháng 10 năm 1946 đồng chí Nguyễn Lương Bằng được giao nhiệm vụ trở lại Việt Bắc để chuẩn bị địa điểm xây dựng căn cứ địa kháng chiến. Nhiều địa điểm thuộc các huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá (Tuyên Quang), được chọn làm nơi ở và làm việc của các cơ quan Trung ương Đảng và Chính Phủ. Đầu năm 1947, đợt tổng di chuyển các cơ quan, cơ sở hậu cần, kinh tế, quân sự của Trung ương lên Việt Bắc, Tuyên Quang hoàn thành.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở, làm việc tại gần 20 địa điểm khác nhau trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang với tổng thời gian gần 6 năm. Cùng với Bác Hồ, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng 13/14 bộ của Chính phủ và 65 ngành, đoàn thể, cơ quan, cơ sở kinh tế, quân sự… của Trung ương cũng đặt nơi ở, làm việc tại 111 điểm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Suốt một dải từ huyện Sơn Dương, Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang, Chiêm Hóa đến Na Hang với thế núi, sông hiểm yếu trở thành khu căn cứ tuyệt đối an toàn của Trung ương trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược[2].

Tại Tuyên Quang - Thủ đô kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng tổ chức thành công nhiều đại hội, hội nghị, phiên họp quan trọng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận... quyết định những quyết sách lớn để đẩy mạnh kháng chiến, kiến quốc đi đến thắng lợi. Tiêu biểu như: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951, tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hoá). Đại hội đã hoàn chỉnh và bổ sung đường lối cách mạng, quyết định những chính sách, biện pháp đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi; Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh - Liên Việt; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương trực tiếp chỉ đạo cuộc tấn công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, tổ chức Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II quyết định kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình. Tuyên Quang cũng là nơi diễn ra những hoạt động ngoại giao quan trọng của Bác Hồ, như các cuộc đón tiếp, làm việc với Chính phủ kháng chiến Lào và Mặt trận Lào yêu nước Ítxala, đoàn cố vấn Trung Quốc, đại diện các Đảng Cộng sản: Pháp, Thái Lan, Liên Xô...

Trong kháng chiến chống Mỹ, Trung ương Đảng, Bác Hồ tiếp tục có những quyết sách đúng đắn về xây dựng căn cứ địa cách mạng vững mạnh, trong đó Tuyên Quang đảm đương xứ mệnh là tỉnh hậu phương vững chắc, chi viện sức người, sức của cùng cả nước làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước.

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, việc xây dựng căn cứ địa cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. Ðảng bộ và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang luôn phát huy truyền thống quê hương cách mạng, khắc phục khó khăn, nêu cao quyết tâm chính trị, giành nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Giai đoạn 2015-2020, kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 6,45%/năm; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; giáo dục - đào tạo tiếp tục được củng cố ở tất cả các bậc học và ngành nghề đào tạo. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. An sinh xã hội được bảo đảm; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, trên 3%/năm; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng các tiềm lực quân sự, quốc phòng, lực lượng vũ trang và khu vực phòng thủ tỉnh, huyện vững chắc; công tác xây dựng Đảng có sự chuyển biến tích cực, toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng - Thủ đô Khu giải phóng - Thủ đô kháng chiến và thực hiện trách nhiệm với lịch sử, tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng tự đổi mới, tự chỉnh đốn, vươn lên về mọi mặt để góp phần xây dựng Đảng bộ tỉnh trong sạch, vững mạnh, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh nắm vững thời cơ, vượt qua thách thức, khai thác mọi nguồn lực, phát huy mọi tiềm năng, nỗ lực phấn đấu đưa Tuyên Quang phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc.

Đào Việt Dũng (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)


[1] Tiến có thể đánh, lui có thể giữ

[2] Ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 2287/QĐ-TTg công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu tỉnh Tuyên Quang. Theo đó, Thủ tướng công nhận 48 đơn vị hành chính cấp xã thuộc các huyện, thành phố thuộc tỉnh Tuyên Quang là các xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Ở Việt Nam, căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đều là nơi


Câu 83290 Vận dụng

Ở Việt Nam, căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đều là nơi


Đáp án đúng: b

Phương pháp giải

Phân tích, đánh giá.

...