Phân biết các dạng địa hình núi đồi cao nguyên đồng bằng

Tác động của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh không giống nhau ở mọi nơi trên Trái Đất đã tạo nên sự đa dạng về địa hình và khoáng sản. Trên bề mặt Trái Đất có các dạng địa hình chính và các loại khoáng sản nào? Dựa vào đâu để phân biệt chúng?

Các dạng địa hình chính

Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Độ cao của núi so với mực nước biển là từ 500 m trở lên. Núi thường có đỉnh nhọn, sườn dốc.

Đồi cũng là dạng địa hình nhô cao. Độ cao của đồi so với vùng đất xung quanh thường không quá 200 m. Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

Cao nguyên là vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500 m so với mực nước biển, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.

Đồng bằng là dạng địa hình thấp có bề mặt khá bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, có thể rộng tới hàng triệu km2. Độ cao của hầu hết đồng bằng là dưới 200 m so với mực nước biển.

Phân biết các dạng địa hình núi đồi cao nguyên đồng bằng

Trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng

Đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất:

- Núi: Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt so với mặt nước biển là từ 500m trở lên. Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc

- Đồi: Là dạng địa hình nhô cao. Độ cao của đồi so với vùng đất xung quanh thường không quá 200m. Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

- Cao nguyên: Là vùng đất khá bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500m so với mực nước biển, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh

- Đồng bằng: Là dạng dạng hình thấp có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, có thể rộng tới hàng triệu km vuông. Độ cao của hầu hết đồng bằng là dưới 200m so với mực nước biển

Kiến thức tham khảo về Các dạng địa hình chính trên Trái Đất và khoáng sản

Các dạng địa hình chính trên Trái Đất

Các dạng địa hình

Độ cao so với mực nước biển

Đặc điểm

Núi

Độ cao của núi so với mực nước biển là từ 500 m trở lên.

Núi thường có đỉnh nhọn, sườn dốc.

Đồi

Độ cao của đồi so với vùng đất xung quanh thường không quá 200 m.

Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

Cao nguyên

Cao trên 500m so với mực nước biển.

Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng. Có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.

Đồng bằng

Hầu hết đồng bằng có độ cao dưới 200m so với mực nước biển.

Địa hình thấp, bề mặt khá bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

Khoáng sản

- Khoảng sản là những khoáng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên nằm trong vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.

- Gồm 3 nhóm:

+ Năng lượng [nhiên liệu]: than, dầu mỏ,...

+ Kim loại: đen [sắt, man-gan,...], màu [đồng, vàng,...].

+ Phi kim loại: muối mỏ, đá vôi,..

- Khoáng sản có hạn, trong khi thời gian hình thành dài hàng triệu năm => cần có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản.

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là

A. Trên 500m.

B. Từ 300 - 400m.

 

C. Dưới 300m.

D. Từ 400 - 500m.

Câu 2:Núi trẻ là núi có đặc điểm nào sau đây?

A. Đỉnh tròn, sườn dốc.

B. Đỉnh tròn, sườn thoải.

C. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

D. Đỉnh nhọn, sườn thoải.

Câu 3:Dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm?

A. Cao nguyên.

B. Đồng bằng.

C. Đồi.

D. Núi.

Câu 4:Đỉnh núi Phan-xi-păng cao 3143m. Ngọn núi này thuộc

A. Núi thấp.

B. Núi già.

C. Núi cao.

D. Núi trẻ.

Câu 5:Đồi có độ cao thế nào so với các vùng đất xung quanh?

A. Từ 200 - 300m.

B. Trên 400m.

C. Từ 300 - 400m.

D. Dưới 200m.

Câu 6:Đa số khoáng sản tồn tại trạng thái nào sau đây?

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. Khí.

D. Dẻo.

Câu 7:Yếu tố ngoại lực nào có vai trò chủ yếu trong việc thành tạo các đồng bằng châu thổ?

A. Dòng chảy.

B. Mưa, gió.

C. Nước ngầm.

D. Nhiệt độ.

Câu 8:Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp là

A. Núi cao.

B. Núi thấp.

C. Núi già.

D. Núi trẻ.

Câu 9:Cao nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây

A. Lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.

B. Công nghiệp và chăn nuôi gia cầm.

C. Công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.

D. Thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 10:Đặc điểm nào sau đâykhôngđúng với địa hình đồi?

A. Dạng địa hình nhô cao.

B. Đỉnh tròn và sườn dốc.

C. Độ cao không quá 200m.

D. Tập trung thành vùng.

Đề bài

Sưu tầm hình ảnh về các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta.

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

Hình 1. Dạng địa hình đồi ở Việt Nam

Hình 2. Dạng địa hình núi ở Việt Nam

Hình 3. Dạng địa hình cao nguyên ở Việt Nam

Hình 4. Dạng địa hình đồng bằng ở Việt Nam

Với giải Luyện tập và Vận dụng 1 trang 138 Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Địa lí lớp 6 Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 138 Địa Lí lớp 6: Nêu đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.

Lời giải:

Đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất:

Dạng địa hình

Độ cao

Hình thái

Núi

Độ cao của núi so với mực nước biển từ 500m trở lên.

Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

Đồi

Không quá 200m so với vùng đất xung quanh.

Là dạng địa hình nhô cao. Đỉnh tròn, sườn thoải.

Cao nguyên

Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên.

Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc, dựng đúng thành vách.

Đồng bằng

Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. 

Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

 

Chủ Đề