Phân tích nhân vật Tnú để chứng minh câu nói của cụ Mết

Chào em gái cùng tên với chị ^^Với đề bài này, em tham khảo những gợi ý của chị nhéBên cạnh việc giới thiệu được tác giả tác phẩm, vấn đề cần nghị luận thì ở thân bài phải đảm bảo được các ý:- giải thích câu nói của cụ Mết+hoàn cảnh cụ Mết nói câu này: trong không khí thiêng liêng của đêm Tnú về thăm làng, khi toàn dân làng Xô Man quây quần bên bếp lửa, sau lời kể - cũng là sự hồi tưởng của cụ về cuộc đời - về những mất mát đau thương mà Tnú phải chịu. Lời của cụ là lời của 1 già làng, của thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ sau, và sẽ còn được truyền lại từ đời này đến đời khác....

+ nội dung câu nói: chúng nó - giặc, mình - ta, súng - vũ khí của giặc, vũ khí hiện đại, tối tân; giáo - thô sơ, tự tạo --> phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực, 

”vũ khí phê phán không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí. Chỉ những lực lượng vật chất mới đánh đổ được những lực lượng vật chất” (Các Mác); thể hiện quy luật "có áp bức có đấu tranh". Đây cũng chính là tư tưởng chủ đề của "rừng xà nu", là tư tưởng cách mạng đúng đắn.----> câu nói được đúc rút từ cuộc đời bi tráng của Tnú và thực tế đấu tranh của đồng bào Xô Man.- Phân tích nv Tnú để thấy được tư tưởng đúng đắn đó (ở mỗi đặc điểm của nhân vật thì cần phải làm nổi bật lên sự tàn bạo của kẻ thù, từ đó càng tô đậm được phẩm chất của Tnú và khẳng định tính tất yếu của chân lý "chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo")+ bi kịch của Tnú--> Tnú không cứu được vợ con mình, bị giặc bắt và tra tấn dã man (10 đầu ngón tay bị tẩm nhựa xà nu rồi đốt)--> bi kịch của những người không có vũ khí trong tay+ Phẩm chất của Tnú: chàng trai trẻ này từ nhỏ đã mang trong mình những phẩm chất của người chiến sĩ cộng sản, trước hiện thực những người anh em, đồng bào, rồi những người thân máu mủ nhất của mình và cả mình bị kẻ thù đàn áp tàn bạo, những phẩm chất ấy ngày càng được bộc lộ rõ nét, người chiến sỹ trong anh ngày càng trưởng thành, gan góc, có kỷ luật. Anh trở thành  "con cọp" khiến kẻ thù kinh sợ, trở thành người anh hùng và linh hồn cho dân làng Xô Man, tấm gương sáng cho thế hệ sau tiếp nối.--> con người ngay thẳng, chính trực--> gan góc, dũng cảm, mưu trí--> giàu tình yêu thương--> lòng căm thù giặc sâu sắc và tinh thần bất khuất, can đảm, vượt lên trên mọi nỗi đau để tiếp tục chiến đấu, tiếp tục cống hiến- Nghệ thuật được sử dụng trong truyện: bút pháp lãng mạn đậm chất sử thi: qua bối cảnh - tình huống truyện, qua ngôn ngữ, giọng điệu điểm nhìn trần thuật.

Chúc em học tốt ^^

Nếu nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với mảnh đất miền Nam ruột thịt, thì Tây Nguyên là nơi ghi dấu nhiều kỉ niệm, nhiều hình ảnh đẹp trong ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Tiêu biểu cho các sáng tác đó là Rừng xà nu được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, tác phẩm là sự ghi dấu về hiện thực của nhân dân đồng bào Tây Nguyên anh dũng chiến đấu chống đế quốc Mĩ, cuộc chiến không chỉ là của riêng thế hệ trẻ dân làng Xô Man Tnú, Rít, Mai, bé Heeng… Mà còn là sự lãnh đạo của người đứng đầu buôn làng là Cụ Mết. Một cây xà nu đại thụ – môt biểu tượng cho sức mạnh và sự bền bỉ trong chiến tranh và là linh hồn của buôn làng.

 Ngoại hình

Cụ Mết không xuất hiện ở ngay đầu tác phẩm nhưng sự xuất hiện của cụ qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành cũng thực sự để lại những ấn tượng mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. “Một bàn tay nặng trịch nắm chặt lấy vai anh như một kìm sắt… Ông cụ vẫn quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng!.. ngực căng như một cây xà nu lớn…” Nhà văn đã tập trung miêu tả ngoại hình từ ngay những dòng văn đầu tiên nói về cụ. Hiện lên với môt thân hình khỏe mạnh, hùng tráng; bộ râu dài tới ngực mà vẫn đen bóng cho thấy dáng dấp của một người già làng; đôi mắt sáng xếch ngược thể hiện trí tuệ tinh nhanh và sự uy cường của một vị già làng. Với vài nét miêu tả đó nhà văn cũng đã phần nào minh chứng được Cụ Mết là nhân vật hội tụ sức mạnh của núi rừng Tây Nguyên.

Giọng nói.

Nhưng không chỉ dừng lại đó nhà văn còn miêu tả về giọng nói của cụ Mết “ồ ồ, dội vang trong lồng ngực” đầy uy lực để có thể chỉ huy được nhân dân trong buôn làng một lòng một dạ kháng chiến. Cách nói của cụ như ra lệnh; không bao giờ cụ khen tốt hay giỏi nếu vừa ý thì nói “Được!”. Mệnh lệnh chiến đấu của cụ phát ra chắc nịch trong đêm Tnú bị giặc đốt mười ngón tay, “Chém! Chém hết!” như tiếng sấm bên tai không chỉ thúc giục tinh thần mỗi người, mà còn phần nào khiến bọn thằng Dục bị đòn bất ngờ và khiếp sợ. Nhưng giọng nói cụ Mết cũng thật đầm ấm, trang nghiêm, linh thiêng như một huyền thoại – đó là khi cụ Mết kể về câu chuyện của Tnú cho dân làng Xô Man. Mọi người vây quanh đống lửa trong không gian của nhà ưng và nghe cụ kể về cuộc đời Tnú với “tiếng nói rất trầm”. Cụ Mết như hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh dân tộc của các đồng bào vùng Tây Nguyên, là niềm tự hào của cộng đồng buôn làng Xô Man. Giọng nói của cụ như là tiếng của cội nguồn, của núi rừng, của lịch sử, lời nói của cụ là sấm truyền sử thi, như những phán quyết của lịch sử, là sức mạnh của thời đại.

Trong mối quan hệ với cách mạng.

Trong mối quan hệ với Đảng và Cách mạng cụ Mết là sợi dây gắn kết dân làng với lí tưởng, chỉ dẫn của Đảng, bởi cụ luôn có niềm tin sâu sắc vào những đường lối của Đảng, tinh thần này được giáo dục cho dân làng Xô Man khắc cốt ghi tâm. Đã có lần cụ từng khẳng định niềm tin ấy: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn.” Nhưng quan trọng hơn là cụ Mết đã đưa chân lí đó vào thực tiễn cuộc đấu tranh chống bọn đế quốc bằng những chân lí thật giản dị: “Nhớ lấy, ghi lấy, sau này tao chết rồi, bay còn sống kể lại cho con cháu: Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo!…” Nhờ vào ý thức luôn giáo dục truyền thống vẻ vang của buôn làng cho các thế hệ mai sau mà dân làng Xô Man giữ được truyền thống kiên cường bất khuất khả năng giữ bí mật tuyệt đối, để làng họ mãi tự hào khi trong suốt 5 năm kháng chiến chưa có cán bộ nào bị giặc bắt hay bị giết trong cánh rừng xà nu này. Nhưng để hiểu vì sao cụ Mết lại có miền tin sâu sắc vào Đảng thì đó chính là nhờ vào sự am hiểu tường tận và giành giọt đường lối kháng chiến. Không chỉ là phương châm kháng chiến lấy bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng (chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo). Mà Đặc biệt hơn cụ còn am hiểu về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc: “ đánh thằng Mĩ phải đánh lâu dài”. Qua ngòi bút của Nguyễn Trung Thành ta còn thấy được tính kỉ luật cao trong con người cụ Mết ở cách chỉ huy dân làng khi trốn vào rừng lánh giặc chờ đợi thời cơ tiến hành khởi nghĩa: “thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông”. Nên vì thế, cụ Mết được nhà văn miêu tả như một cây xà nu đại thụ trong rừng, luôn tỏa bóng cho dân làng Xô Man trong cuộc chiến chống bọn đế quốc Mĩ, góp phần vào sự thành công của cuộc cách mạng trong cả nước.

Khi nói đến nhân vật cụ Mết trong tác phẩm rừng xà nu, Nguyễn Trung thành không nói đến phẩm chất cao quý của cụ đối với Tnú đối với dân làng Xô Man mà chỉ khắc họa. Cụ Mết hiện lên với lòng yêu dân làng, yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, quan tâm từ việc nhỏ nhất đến những chuyện lớn lao nhất diễn ra trong buôn làng Xô Man ấy. Đối với Tnú cụ luôn lấy anh làm tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo, để học tập anh mà một lòng theo cách mạng, tiêu biểu cho sự giáo dục của cụ là bé Heeng, bé Heeng đã tiếp thu truyền thống của Tnú qua cách giáo dục của cụ Mết. Trong lòng cụ Tnú hiện lên chân thật bởi “đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Cụ thương những người dân Xô Man như người thân trong nhà với một sự đùm bọc, lãnh đạo che trở cho tất cả các thành viên. Từ đó, mà cụ trở thành người cha tinh thần, người truyền ngọn lửa tự do, và là linh hồn cuộc đồng khởi của dân làng Xô Man.

Cụ mết không phải là nhân vật chính trong ngòi bút của nhà văn nhưng qua tác phẩm ta cũng thấy được vai trò to lớn của cụ trong việc tô thắm hình tượng nhân vật Tnú với lối kể chuyện lồng trong truyện qua “chuyện một đêm” của làng Xô Man. Hình ảnh cụ Mết khiến ta liên tưởng tới nhân vật chú Năm trong tác phẩm “Những đữa con trong gia đình” hai con người ở hai vùng miền nhưng trong cùng một thời đại, là thế hệ đi trước, là lịch sử, là người giữ lửa và truyền ngọn lửa cho các thế hệ trẻ là tinh thần của dân tộc góp phần to lớn vào thắng lợi chung của cả nước, vào một ngày giải phóng hoàn toàn đất nước, dân tộc được tự do.

Hình ảnh cụ Mết tuy xuất hiện ít qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành, nhưng những gì nhà văn miêu tả về người già làng với một lòng theo Đảng, tin tưởng cách mạng càng làm them giá trị cho tác phẩm Rừng xà nu có sức âm vang tới hôm nay và mai sau. Trong lòng bại đọc cụ Mết mãi là hình tượng bất tử cua cây xà nu đại thu vươn sức bảo vệ cho thế hệ trẻ phát triển để thực hiện thắng lợi thành công cuộc cách mạng dân tộc này.

Đề bài: Phân tích nhân vật cụ Mết trong truyện Rừng xà nu

Phân tích nhân vật Tnú để chứng minh câu nói của cụ Mết

  • Phân tích nhân vật Tnú để chứng minh câu nói của cụ Mết

  • Phân tích nhân vật Tnú để chứng minh câu nói của cụ Mết

  • Phân tích nhân vật Tnú để chứng minh câu nói của cụ Mết

  • Phân tích nhân vật Tnú để chứng minh câu nói của cụ Mết

Bài văn Phân tích nhân vật cụ Mết trong truyện Rừng xà nu

Bạn đang xem: Phân tích nhân vật cụ Mết trong truyện Rừng xà nu

I. Dàn ý Phân tích nhân vật cụ Mết trong truyện Rừng xà nu

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật cụ Mết.

2. Thân bài:

a. Ngoại hình:– Mang vẻ cứng cáp kiên cường của một cây xà nu đứng tuổi, kinh qua nhiều bom đạn của kẻ thù:+ “ngực căng như một cây xà nu lớn”, cùng”bàn tay nặng trịch nắm chặt lấy vai anh như một cái kìm sắt”.+ Sức sống bền bỉ sự “quắc thước”, với bộ “râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng”.+ Giọng nói mạnh mẽ vang dội lại càng chứng minh cái sự dẻo dai và sức bền của ông cụ”sáu mươi tuổi rồi mà tiếng nói vẫn ồ, ồ, dội vang trong lồng ngực”.

=> Vẻ đẹp lý tưởng mang tính sử thi của người anh hùng dân tộc Tây Nguyên, là mong ước của cộng đồng về một người đứng đầu mạnh mẽ, với sức sống kiên cường cùng năm tháng.

b. Trong kháng chiến, cụ Mết là một người chỉ huy, một người chiến sĩ mạnh mẽ, đầy rẫy kinh nghiệm, kiên cường và bền bỉ:– Lãnh đạo chỉ dẫn dân làng Xô Man giữ đất, giữ nước, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ kháng chiến, nắm giữ vai trò khích lệ động viên mọi người:”Thế là bắt đầu rồi…! Đốt lửa lên!”.– Chu toàn, tầm nhìn xa trông rộng, liên tục vận động bà con tham gia chuẩn bị, dự trữ lương thực, thực phẩm cho một cuộc chiến trường kỳ sắp tới.

– Ngày bọn giặc và tay sai lùng quét vây bắt thanh niên theo cách mạng, lùng bắt Tnú, chúng đã bắt trói mẹ con Mai và liên tục tra tấn một cách dã man, cụ đã dẫn thanh niên trong làng lên rừng lấy vũ khí để quay về giải cứu Tnú. Tiếng hô vang vọng của người chủ tướng “Chém! Chém hết!” đã trở thành sức mạnh, nguồn cổ vũ tập thể, lấy mạnh hơn chục thằng giặc, trả thù cho mẹ con Mai và cứu thoát cả Tnú.

c. Lãnh đạo, định hướng tinh thần của làng Xô Man:– Cụ đóng vai trò là người truyền dạy, giáo dục cho mọi người tinh thần yêu nước sâu sắc, lòng trung thành với cách mạng, với Đảng, ý chí kiên cường bất khuất như những cây xà nu trên rừng.– Răn dạy thông qua các câu nói thể hiện sự giác ngộ cách mạng sâu sắc “cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn”, bộc lộ sự tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, nhà nước và cách mạng trường kỳ.

– Định hướng cho dân làng một lối đi đúng đắn bằng câu tuyên ngôn rất sâu sắc và thấm thía “Chúng nó cầm súng thì mình phải cầm giáo”. Câu nói không chỉ là tư tưởng của riêng của cụ Mết mà còn là tư tưởng của nhà văn Nguyễn Trung Thanh khi viết tác phẩm này.

3. Kết bài

Nêu cảm nhận.

II. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật cụ Mết trong truyện Rừng xà nu

Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi là đôi bạn thân, có cùng lý tưởng chiến đấu, khuynh hướng sáng tác văn học, nhưng việc sống và chiến đấu ở những vùng đất khác nhau lại đem đến cho họ những hình tượng những sáng tạo riêng biệt, không bị trộn lẫn hay trùng lặp với các nhà văn cùng thời. Nguyễn Thi đam mê và gắn bó sâu nặng với vùng đất Nam Bộ, trái lại Nguyễn Trung Thành lại có những tình cảm thắm thiết và ân tình với mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió. Đặc biệt trong Nguyên Ngọc luôn có những ấn tượng sâu sắc với rừng xà nu bạt ngàn gắn liền với hình ảnh những người anh hùng dân tộc kiên cường trong chiến đấu, từ đó trở thành cảm hứng chủ đạo gây dựng lên tác phẩm Rừng xà nu, một trong số những tác phẩm xuất sắc và tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trung Thành. Tác giả cũng có cách xây dựng hình tượng nhân vật rất độc đáo để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho độc giả, mỗi nhân vật trong truyện đều có một cuộc đời và sự tích riêng, hiện lên chỉ trong vài nét bút phác họa, nhưng rất rõ ràng, không lẫn lộn với bất cứ nhân vật nào khác. Bên cạnh nhân vật Tnú người anh hùng với vẻ đẹp sử thi, lý tưởng của cộng đồng, thì cụ Mết cũng là một trong những nhân vật đáng chú ý của tác phẩm. Mà nếu như so sánh người ta sẽ thấy rằng cụ cũng có những vai trò khá tương tự với nhân vật chú Năm của Những đứa con trong gia đình.

Có thể nói rằng cụ Mết chính là bức chân dung tiêu biểu nhất để khái quát về cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ mà có lần Nguyễn Trung Thành đã viết đôi lời về nhân vật này “Ông là cội nguồn là Tây Nguyên của thời đại đất nước đứng lên còn trường tồn đến hôm nay. Ông như lịch sử bao trùm, nhưng không che lấp đi sự đi tới nối tiếp và mãnh liệt, ngày càng mãnh liệt hơn, sành sỏi và tự giác hơn của thế hệ sau”. Ở cụ đó là vẻ đẹp truyền thống được đúc kết từ nhiều thế hệ, tạo nên một hình tượng, mạnh mẽ rắn rỏi và vững vàng, trở thành cánh chim đầu đàn của cả làng Xô Man trong công cuộc kháng chiến. Ngoại hình cụ Mết đặc tác giả vẽ ra bằng những nét vẽ rất ấn tượng, mang vẻ cứng cáp kiên cường của một cây xà nu đứng tuổi, kinh qua nhiều bom đạn của kẻ thù. Đó là dáng vẻ của một người dân tộc anh hùng, khỏe mạnh với tấm “ngực căng như một cây xà nu lớn”, cùng”bàn tay nặng trịch nắm chặt lấy vai anh như một cái kìm sắt”. Mang một dáng vẻ và sức sống bền bỉ mà không phải một ông cụ nào ở tuổi này cũng có được, đó là sự “quắc thước”, với bộ “râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng”. Giọng nói mạnh mẽ vang dội lại càng chứng minh cái sự dẻo dai và sức bền của ông cụ”sáu mươi tuổi rồi mà tiếng nói vẫn ồ, ồ, dội vang trong lồng ngực”. Đặc biệt qua đôi mắt của Tnú người đã từng chịu nhiều ơn nghĩa của cụ Mết, anh sau ba năm lăn lộn ở chiến trường trở về mà cụ vẫn chẳng khác xưa, vẫn một bộ dáng vững chãi, sừng sững bảo vệ và lãnh đạo làng Xô Man. Vẻ đẹp ngoại hình ấy của cụ Mết có thể được xem là vẻ đẹp lý tưởng mang tính sử thi của người anh hùng dân tộc Tây Nguyên, là mong ước của cộng đồng về một người đứng đầu mạnh mẽ, với sức sống kiên cường cùng năm tháng.

Trong kháng chiến, cụ Mết không chỉ đóng vai trò là một già làng đứng tuổi, có tiếng nói mà còn là một người chỉ huy, một người chiến sĩ mạnh mẽ, đầy rẫy kinh nghiệm, kiên cường và bền bỉ trong cuộc chiến suốt nhiều năm liền. Là người lãnh đạo chỉ dẫn dân làng Xô Man giữ đất, giữ nước, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ kháng chiến, nắm giữ vai trò khích lệ động viên mọi người bằng những lời nói rất tâm huyết như một lời kêu gọi, phát động kháng chiến đầy quyết tâm, thề sống chết với quân thù “Thế là bắt đầu rồi! Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây vụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông! Đốt lửa lên!”. Không chỉ là động viên kháng chiến,cụ Mết còn thể hiện sự chu toàn, tầm nhìn xa trông rộng của một chủ soái khi liên tục vận động bà con tham gia chuẩn bị, dự trữ lương thực, thực phẩm cho một cuộc chiến trường kỳ sắp tới, đốc thúc dân làng đốt rẫy trồng sắn, gieo cây pomchu xanh mượt cả một vùng rừng, khiến cho lương thực có ăn đến mấy mùa nữa cũng không hết. Càng thể hiện quyết tâm chống giặc Mỹ lâu dài, không bao giờ lùi bước của cụ và của cả một cộng đồng dân tộc dưới quyền cụ Mết. Bên cạnh đó vẻ đẹp sử thi của người anh hùng Tây Nguyên còn hiện lên trong khi cụ hòa mình vào cuộc chiến, trong những giây phút lịch sử của làng Xô Man. Đó là cái ngày bọn giặc và tay sai lùng quét vây bắt thanh niên theo cách mạng, lùng bắt Tnú, chúng đã bắt trói mẹ con Mai và liên tục tra tấn một cách dã man. Cả cụ Mết và Tnú đều phải chứng kiến cảnh thương tâm ấy, nhưng ai cũng đều hiểu rằng nếu ra lúc này thì ắt trúng bẫy địch, thế nhưng với vai trò là người chỉ huy, với tấm lòng căm thù và suy nghĩ cho tương lai của cách mạng, cụ không thể để Tnú hy sinh vô ích. Cụ đã có ý định ra cứu mẹ con Mai thay Tnú, thế nhưng không vẫn không kịp bước chân anh. Đến cuối cùng cụ đã ra một quyết định trọng đại, cụ phải cứu tương lai của làng Xô Man, tương lai của mảnh đất này bằng mọi giá, cụ đã dẫn thanh niên trong làng lên rừng lấy vũ khí để quay về giải cứu Tnú. Tiếng hô vang vọng của người chủ tướng “Chém! Chém hết!” đã trở thành sức mạnh, nguồn cổ vũ tập thể, lấy mạnh hơn chục thằng giặc, trả thù cho mẹ con Mai và cứu thoát cả Tnú. Có thể nói rằng, sự quyết đoán, tinh thần quyết chiến mạnh mẽ và sự khôn ngoan của cụ Mết đã giúp dân làng Xô Man lập được một chiến công rực rỡ, sau nhiều ngày ấp ủ, phải chịu sự càn quét của kẻ thù. Đồng thời cũng chính là trận chiến mở đường cho những cuộc chiến dài hơi và cũng lắm vẻ vang sau này của làng.

Không chỉ nắm vai trò lãnh đạo, chỉ dẫn trong chiến đấu, cụ Mết còn là người lãnh đạo, định hướng tinh thần của làng Xô Man. Cụ đóng vai trò là người truyền dạy, giáo dục cho mọi người tinh thần yêu nước sâu sắc, lòng trung thành với cách mạng, với Đảng, ý chí kiên cường bất khuất như những cây xà nu trên rừng. Cụ không dùng những lý lẽ hay giáo điều xa xôi, mà sử dụng ngay một tấm gương sống là anh Tnú, một người chiến sĩ cách mạng kiên cường, niềm tự hào của của cả làng, khi liên tục kể những câu chuyện về cuộc đời lắm đau thương và sự anh dũng của anh trong kháng chiến. Đồng thời cũng không quên ôn lại những sự tích chiến đấu vẻ vang của làng, sự hy sinh của những thế hệ đi trước trong cuộc chiến. Biến nó thành lịch sử, niềm tin, động lực, bài học chung của tất cả các thế hệ già trẻ, lớn, bé của làng Xô Man. Hoặc răn dạy thông qua các câu nói thể hiện sự giác ngộ cách mạng sâu sắc “cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn”, bộc lộ sự tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, nhà nước và cách mạng trường kỳ. Đồng thời cũng định hướng cho dân làng một lối đi đúng đắn bằng câu tuyên ngôn rất sâu sắc và thấm thía “Chúng nó cầm súng thì mình phải cầm giáo”. Câu nói không chỉ là tư tưởng của riêng của cụ Mết mà còn là tư tưởng của nhà văn Nguyễn Trung Thanh khi viết tác phẩm này, đại ý rằng không còn cách nào khác, chúng ta buộc phải chống giặc Mỹ bằng cách lấy bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù. Phải lấy máu, xương để bảo vệ từng tấc đất của quê hương, bảo vệ nền độc lập hòa bình của dân tộc, vì một cuộc sống ngày mai tươi đẹp hơn.

Một nét đẹp nữa của cụ Mết mà ta có thể dễ dàng nhận ra ấy là tấm lòng yêu thương và tự hào sâu sắc với mảnh đất quê hương, nghe tin Tnú nghỉ phép về thăm làng 1 ngày, cụ đã dẫn ngay anh ra máng nước ở đầu làng để tắm rửa cho sạch sẽ. Đó giống như một nghi thức chào đón, tẩy trần thể hiện ý thức truyền thống sâu sắc, nhắc nhở Tnú cũng như những người đi xa quê hương phải biết nhớ về cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Khi trò chuyện với dân làng hoặc với Tnú, nhắc về mảnh đất quê hương, con người và sự vật nơi đây, cụ Mết luôn bộc lộ niềm vui, niềm tự hào, ý thức khen ngợi trong lời nói rất rõ ràng “Không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”, “Gạo người Strá mình làm ra ngon nhất rừng núi này”. Đặc biệt cụ luôn nung nấu, kiên định trong lòng lý tưởng bảo vệ quê hương, bảo vệ niềm tự hào bằng cách lãnh đạo dân làng chiến đấu, ra sức giáo dục giác ngộ cách mạng cho mọi người. Đồng thời trở thành một chiến sĩ cách mạng hăng hái số một. Bên cạnh đó cụ còn là người giàu tình yêu thương, cụ luôn nhắc nhở trân trọng câu chuyện và cuộc đời của Tnú, cũng dành cho nhân vật này những lời khuyên lời động viên chân thành. Sẵn sàng lăn xả vào hiểm nguy để cứu giúp gia đình anh. Đối với dân làng cụ Mết luôn có sự lãnh đạo đúng đắn, nhận được đồ tốt như chút muối cũng sẵn lòng chia sẻ với tất cả mọi người.

Cụ Mết chính là một nhân vật tiêu biểu và đóng vai trò khá quan trọng trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Biểu trưng cho một thế hệ anh hùng đi trước, có đầy đủ những vẻ đẹp của sự từng trải, kiên cường, mạnh mẽ, bền bỉ, trở thành người dẫn dắt, lãnh đạo cho các thế hệ tiếp nối, duy trì và phát huy truyền thống đánh giặc cứu nước của những người con Tây Nguyên. Để lại những ấn tượng sâu sắc về sức mạnh, vẻ đẹp sử thi trầm hùng, mạnh mẽ trên những trang truyện của thời đại.

—————————HẾT————————

Cụ Mết là người chứng kiến quá trình trưởng thành của Tnú cũng là người chỉ huy, phát động phong trào đấu tranh trong cộng đồng làng Xô Man. Tìm hiểu thêm về những vẻ đẹp đáng quý của cụ Mết đồng thời thấy được tinh thần sử thi, không khí sử thi được thể hiện trong tác phẩm. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm, cá tính của từng nhân vật, các em hãy cùng tham khảo: Phân tích cảm hứng sử thi trong Rừng xà nu, Phân tích tính sử thi trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình, Cảm nhận về nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu, Phân tích hình tượng rừng xà nu,…

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)