Phạt chậm nộp thông báo kết quả hủy hóa đơn năm 2024

Tìm hiểu quy định xử phạt hành chính về hóa đơn như: hình thức xử phạt, nguyên tắc xử phạt, các mức phạt & thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.

Nội dung chính:

I. Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020;
  • Nghị định 102/2021/NĐ-CP ngày 16/11/2021 sửa đổi bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn của Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

II. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

Việc xử phạt hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định tại , cụ thể như sau:

➤ Việc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

➤ Tổ chức, cá nhân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

➤ Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo và báo cáo cùng loại của hóa đơn thì người nộp thuế bị xử phạt về một hành vi chậm nộp thông báo và báo cáo của hóa đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;
  • Trường hợp 2: Hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16, Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì không bị xử phạt theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

III. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo Nghị định 125

1. Hình thức xử phạt

1.1. Phạt cảnh cáo

Phạt cảnh cáo áp dụng cho hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

1.2. Phạt tiền

  • Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn của tổ chức;
  • Phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn của cá nhân.

2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

Theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 1 năm và được sửa đổi tại Nghị định 102/2021/NĐ-CP ngày 16/11/2021 về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 2 năm, ngày hiệu lực 01/01/2022.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

Bắt buộc: hủy hóa đơn, phát hành hóa đơn, lập hóa đơn theo quy định.

Xem thêm:

\>> Lập hóa đơn chiết khấu thương mại Thông tư 78, Nghị định 123;

\>> Lập hóa đơn thay thế, hóa đơn điều chỉnh theo Thông tư 78, Nghị định 123;

\>> Hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử viết sai theo nhiều trường hợp.

IV. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền vi phạm hành chính hóa đơn

➤ Khi xác định mức phạt tiền với người nộp thuế đã vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm tình tiết tăng nặng theo quy tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.

➤ Những tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể như sau:

  • Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với mỗi hành vi vi phạm về hóa đơn là mức trung bình của khung phạt tiền đã được quy định đối với hành vi đó;
  • Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt đối với hành vi đó không được giảm ở mức tối thiểu của khung tiền phạt;
  • Nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

V. Các mức phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

1. Phạt cảnh cáo

Cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt cảnh cáo đối với các hành vi dưới đây:

  • Nếu lập hóa đơn không đúng thời điểm, nhưng không dẫn đến việc chậm thực hiện nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân và có tình tiết giảm nhẹ;
  • Nếu lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng tới quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và khi phát hiện ra tổ chức, cá nhân đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;
  • Nếu lập sai hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, người bán và người mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại hóa đơn theo đúng quy định trước khi cơ quan thuế có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra và kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế;
  • Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn 1 - 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy hóa đơn, tiêu hủy hóa đơn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ;
  • Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 1 - 5 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ;
  • Nếu làm mất, cháy hỏng hóa đơn đã lập (trừ liên đã giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng hóa đơn đã kê khai và nộp thuế, có hồ sơ chứng từ để chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ nhưng có tình tiết giảm nhẹ;
  • Nếu làm mất, cháy hỏng hóa đơn đã lập sai và đã xóa bỏ, người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn đã lập sai, xóa bỏ này.

\>> Xem thêm: Cách xác định thời điểm lập hóa đơn điện tử (nhiều trường hợp).

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng

Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với các hành vi dưới đây:

  • Nộp thông báo hóa đơn điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý hoặc khi thay đổi tên quá thời hạn 10 - 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới hoặc bắt đầu sử dụng hóa đơn với tên mới;
  • Nộp bảng kê hóa đơn của tổ chức, cá nhân chưa sử dụng đến cơ quan thuế, nơi chuyển đến khi đã thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp quá thời hạn 10 - 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân tại địa chỉ mới;
  • Sử dụng hóa đơn đã được thông báo phát hành với cơ quan thuế, nhưng chưa đến ngày thời hạn sử dụng;
  • Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật đối với hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  • Không lập hóa đơn đối với những hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, những hàng mẫu, hàng hóa dịch vụ được dùng để cho, biếu tặng, trao đổi, trả thay tiền lương cho người lao động, trừ những hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng cho nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.

Xem thêm:

\>> Quy định xuất hóa đơn đối với hàng cho biếu tặng;

\>> Quy định kê khai và khấu trừ thuế GTGT hàng biếu tặng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi dưới đây:

  • Nộp thông báo và báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 1 - 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 29 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
  • Lập sai hóa đơn hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo và báo cáo về hóa đơn theo quy định gửi cơ quan thuế.

Lưu ý:

Trường hợp nếu tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cho cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế và cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra thuế và kiểm tra thuế nơi trụ sở người nộp thuế thì không bị xử phạt.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với các hành vi dưới đây:

  • Nếu lập thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung theo quy định được cơ quan thuế phát hiện và có văn bản thông báo, biết để điều chỉnh nhưng chưa điều chỉnh mà đã lập hóa đơn và giao cho khách hàng;
  • Không được niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo quy định;
  • Nộp thông báo và điều chỉnh thông tin hóa đơn tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi thay đổi địa điểm kinh doanh và dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc khi thay đổi tên quá thời hạn 21 ngày trở lên, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn của địa chỉ mới hoặc bắt đầu sử dụng hóa đơn với tên mới;
  • Nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế quản lý nơi chuyển đến và khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp quá thời hạn từ 21 ngày trở lên, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn GTGT tại địa chỉ mới;
  • Hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập và hóa đơn không còn giá trị sử dụng;
  • Không hủy hóa đơn GTGT đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng và không hủy hóa đơn mua của cơ quan thuế đã hết hạn sử dụng;
  • Hủy và tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 1 - 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy và tiêu hủy hóa đơn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

\>> Xem thêm: Thuế GTGT là gì và hướng dẫn cách tính thuế GTGT.

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 1 - 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn quy định.

6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi dưới đây:

  • Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và trừ trường hợp quy định tại mức phạt cảnh cáo (nêu trên);
  • Làm mất hóa đơn, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai thuế và nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng minh việc mua bán hàng hóa dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ.

Lưu ý:

Trường hợp người mua làm mất hóa đơn, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của bên bán và bên mua ghi nhận sự việc.

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với các hành vi dưới đây:

  • Lập hóa đơn bán hàng không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1, Khoản 3 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
  • Lập hóa đơn bán hàng không theo số thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo Điểm b Khoản 1 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
  • Lập hóa đơn bán hàng ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
  • Lập sai loại hóa đơn đối với quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, đã giao cho bên mua hoặc đã kê khai thuế, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo Điểm c Khoản 1 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
  • Lập hóa đơn điện tử chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận được sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế;
  • Lập hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ trong thời gian tạm ngưng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn phải giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh;
  • Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối và chuyển dữ liệu điện tử của cơ quan thuế;
  • Khai báo mất hóa đơn, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 6 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định;
  • Không khai báo mất hóa đơn, cháy, hỏng hóa đơn;
  • Làm mất hóa đơn, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập;
  • Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, bên bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ:
    • Trường hợp người mua làm mất hóa hóa đơn, cháy, hỏng hóa đơn đã kê khai với cơ quan thuế thì phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc;
    • Trường hợp làm mất hóa đơn, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa kê khai với cơ quan thuế thì tổ chức, cá nhân có liên quan phải lập biên bản ghi nhận việc mất, cháy, hỏng hóa đơn (phù hợp với quy định hiện hành, bổ sung hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa kê khai với cơ quan thuế).
  • Hủy và tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy và tiêu hủy hóa đơn theo quy định;
  • Không hủy và không tiêu hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật;
  • Không hủy hóa đơn điện tử khi lập sai sót và quá thời hạn cơ quan thuế thông báo cho người bán về việc kiểm tra sai sót;
  • Không hủy hóa đơn đặt in khi chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định;
  • Hủy và tiêu hủy hóa đơn không đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật;
  • Tiêu hủy hóa đơn không đúng các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

8. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với các hành vi dưới đây:

  • Khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử tới cơ quan thuế quá thời hạn từ 6 - 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn quy định của pháp luật;
  • Khi chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử nhưng không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ.

9. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi: làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập và đã kê khai nộp thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ.

\>> Xem thêm: Mức phạt mất hóa đơn.

10. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các hành vi dưới đây:

  • Nộp thông báo và báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
  • Không nộp thông báo và báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế theo quy định.

11. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng

Tổ chức, cá nhân không lập thông báo phát hành hóa đơn GTGT trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã kê khai, nộp thuế hoặc chưa đến kỳ khai và nộp thuế theo quy định sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP hoặc Điều 16, Điều 17 Chương II Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

12. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi dưới đây:

  • Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
  • Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử tới cơ quan thuế quản lý quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn quy định;
  • Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử tới cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định.

13. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, trừ trường hợp được quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 16 và Điểm d Khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

VI. Câu hỏi thường gặp khi xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

1. Hóa đơn GTGT bị mất thì mức phạt là bao nhiêu?

Tùy vào trường hợp hóa đơn bị mất mà mức phạt sẽ khác nhau, chẳng hạn như: Phạt từ 3.000.000 đồng - 5.000.000 đồng: Làm mất hóa đơn, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai thuế và nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng minh việc mua bán hàng hóa dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ; Phạt từ 4.000.000 đồng - 8.000.000 đồng: Làm mất hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập… \>> Bạn xem chi tiết tại:

2. Cách xử lý khi bị mất hóa đơn GTGT như thế nào?

➤ Doanh nghiệp phát hiện bị mất, cháy hỏng hóa đơn đầu ra liên 2 (hóa đơn đó đã lập hoặc chưa lập) thì làm báo cáo mất, cháy hỏng hóa đơn để nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, thời gian nộp chậm nhất từ 5 ngày kể từ ngày bị mất, cháy hỏng hóa đơn.