Phép lai nào sau đây là phép lai một cặp tính trạng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 3 trang 11: Hãy xác định kết quả của những phép lai sau :

P Hoa đỏ Hoa trắng
AA aa
P Hoa đỏ Hoa trắng
Aa aa

– Làm thế nào để xác định được kiểu gen mang tính trạng trội ?

– Điền từ thích hợp vào những chỗ trống trong câu sau đây:

Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng …… cần xác định ……. với những cá thể mang tính trạng ………. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp ……….., còn nếu kết quả phép lai là phân tích thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp…………

Trả lời:

– Để xác định kiểu gen mang tính trạng trội ta phải thực hiện phép lai phân tích, lai cá thể đó với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là:

+ 100% cá thể mang tính trạng trội, thì đối tượng có kiểu gen đồng hợp trội.

+ 1 trội: 1 lặn thì đối tượng có kiểu gen dị hợp

– Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với những cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp AA, còn nếu kết quả phép lai là phân tích thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp A

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 3 trang 12: Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào?

Trả lời:

Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai phân tích. Lai phân tích là phép lai giữa cá thể có kiểu hình trội ( AA hoặc Aa) với một cá thể có kiểu hình lặn (aa), mục đích là kiểm tra kiểu gen của kiểu hình trội là thuần chủng hay không thuần chủng. Nếu con lai xuất hiện tỉ lệ 100% thì cá thể có kiểu hình trội đem lai là thuần chủng ( AA), nếu xuất hiện tỉ lệ 1:1 thì cá thể đem lai là dị hợp hợp tử ( Aa)

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 3 trang 12: – Quan sát hình 3, nêu sự khác nhau về kiểu hình ở F1, F2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của Menden.

– Điền những cụm từ thích hợp vào những chỗ trống thích hợp trong câu sau:

Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện ……. giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là ……

Trả lời:

Đặc điểm Trội không hoàn toàn Thí nghiệm của Menden
Kiểu hình ở F1 Tính trạng trung gian Tính trạng trội
Kiểu hình ở F2 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn 3 trội : 1 lặn

Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1

Bài 1 (trang 13 sgk Sinh học 9) : Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?

Lời giải:

Cá thể có kiểu hình trội có thể là thuần chủng (thể đồng hợp trội) hoặc không thuần chủng (thể dị hợp). Vì vậy để xác định được kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội cần tiến hành phép lai phân tích. Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.

Bài 2 (trang 13 sgk Sinh học 9) : Tương quan trội – lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?

Lời giải:

Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế cao.

Bài 3 (trang 13 sgk Sinh học 9) : Điền nội dung phù hợp với những ô trống ở bảng 3

Bảng 3. So sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn

Đặc điểm

Trội hoàn toàn

Trội không hoàn toàn

Kiểu hình F1 (Aa)
Tỉ lệ kiểu hình ở F2
Phép lai phân tích được dùng trong trường hợp

Lời giải:

Đặc điểm

Trội hoàn toàn

Trội không hoàn toàn

Kiểu hình F1 (Aa) Đồng tính (trội át lặn) Biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 Phân li: 3 trội, 1 lặn Phân li: 1 trội, 2 trung gian, 1 lặn
Phép lai phân tích được dùng trong trường hợp

Bài 4 (trang 13 sgk Sinh học 9) : Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì ta thu được:

a) Toàn quả vàng

b) Toàn quả đỏ

c) Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng

d) Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng

Hãy lựa chọn ý trả lời đúng.

Lời giải:

Đáp án: b.

Giải thích: Cây cà chua quả đỏ thuần chủng có kiểu gen AA. Ta có sơ đồ lai:

Phép lai nào sau đây là phép lai một cặp tính trạng

  • Phép lai nào sau đây là phép lai một cặp tính trạng
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1 : Kiểu gen là

A. tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.

B. tổ hợp toàn bộ các alen trong cơ thể.

C. tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.

D. tổ hợp toàn bộ các gen trong cơ thể.

Hiển thị đáp án

Câu 2 : Thể đồng hợp là

A. cá thể mang toàn các cặp gen đồng hợp.

B. cá thể mang toàn các cặp gen đồng hợp trội.

C. cá thể mang một số cặp gen đồng hợp trội, một số cặp gen đồng hợp lặn.

D. cá thể mang các gen giống nhau quy định một hay một số tính trạng nào đó.

Hiển thị đáp án

Câu 3 : Thể dị hợp là

A. cá thể chưa chứa chủ yếu các cặp gen dị hợp.

B. cá thể mang các gen khác nhau quy định một hay một số tính trạng nào đó.

C. cá thể không thuần chủng.

D. cá thể mang tất cả các cặp gen dị hợp.

Hiển thị đáp án

Câu 4 : Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định

A. kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.

B. kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.

C. kiểu gen của tất cả các tính trạng.

D. kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.

Hiển thị đáp án

Câu 5 : Muốn phát hiện một cặp alen nào đó ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?

A. Lai tương đương.

B. Lai với bố mẹ.

C. Lai phân tích.

D. Quan sát dưới kính hiển vi.

Hiển thị đáp án

Câu 6 : Muốn tiến hành phép lai phân tích, người ta cho đối tượng nghiên cứu

A. Lai với bố mẹ.

B. Lai với F1.

C. Lai với cá thể đồng hợp lặn về tính trạng tương ứng.

D. Tự thụ phấn.

Hiển thị đáp án

Câu 7 : Ở thực vật, ngoài phép lai phân tích còn có phương pháp nào khá để xác định kiểu gen của cá thể đồng hợp trội?

A. Tự thụ phấn.

B. Lai với bố mẹ .

C. Lai thuận nghịch.

D. Quan sát bằng kính hiển vi.

Hiển thị đáp án

Câu 8 : Phép lai nào sau dây được gọi là phép lai phân tích?

A. Aa x Aa.

B. Aa x AA.

C. Aa x aa.

D. AA x Aa.

Hiển thị đáp án

Câu 9 : Để tránh sự phân li tính trạng diễn ra làm xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất của vật nuôi, cây trồng, người ta phải làm gì?

A. Kiểm tra độ thuần chủng của giống.

B. Lai với giống thuần chủng.

C. Lai với bố mẹ.

D. Lai thuận nghịch.

Hiển thị đáp án

Câu 10 : Trội không hoàn toàn là

A. Hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trung gian giữa bố và mẹ.

B. Hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F2 biểu hiện tính trung gian giữa bố và mẹ.

C. Hiện tượng di truyền trong đó tính trạng trung gian được biểu hiện ở kiểu gen dị hợp.

D. Hiện tượng di truyền trong đó F1 dị hợp còn F2 phân li 1 : 2 : 1.

Hiển thị đáp án

Câu 11 : Xét tính trạng màu sắc hoa:

A: hoa đỏ     a: hoa trắng

Cho cây hoa đỏ ở thế hệ P tự thụ phấn, F1 xuất hiện cả hoa đỏ và hoa trắng.

Tỉ lệ kiểu gen ở F1 là:

A. 1 AA : 1 Aa.

B. 1 Aa : 1 aa.

C. 100% AA.

D. 1 AA : 2 Aa : 1 aa.

Hiển thị đáp án

Câu 12 : Muốn F1 xuất hiện đồng loạt 1 tính trạng, kiểu gen của P là:

A. AA x AA hoặc AA x Aa hoặc aa x aa.

B. AA x AA hoặc AA x Aa hoặc aa x aa hoặc AA x aa.

C. AA x AA hoặc AA x aa hoặc aa x aa.

D. AA x aa hoặc AA x Aa hoặc aa x aa.

Hiển thị đáp án

Câu 13 : Xét tính trạng màu sắc hoa:

A: hoa đỏ     a: hoa trắng

Có bao nhiêu kiểu gen giao phối của P cho kết quả đồng tính trạng trội ở F1?

A. 1.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Hiển thị đáp án

Câu 14 : Từ 2 alen B và b, sự tổ hợp của chúng tạo được bao nhiêu kiểu gen khác nhau?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 5

Hiển thị đáp án

Câu 15 : Hai cá thể thuần chủng tương phản do 1 gen quy định. Muốn xác định cá thể nào mang tính trạng trội hay lặn người ta

A. cho lai trở lại.

B. cho tự thụ phấn.

C. cho giao phối với nhau hoặc đem lai phân tích.

D. cho lai thuận nghịch.

Hiển thị đáp án

Bài giảng: Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) - Cô Đỗ Chuyên (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 9 hay khác:

  • Phép lai nào sau đây là phép lai một cặp tính trạng
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Phép lai nào sau đây là phép lai một cặp tính trạng

Phép lai nào sau đây là phép lai một cặp tính trạng

Phép lai nào sau đây là phép lai một cặp tính trạng

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Phép lai nào sau đây là phép lai một cặp tính trạng

Phép lai nào sau đây là phép lai một cặp tính trạng

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Sinh học 9 | Để học tốt Sinh học 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Sinh học 9Để học tốt Sinh học 9 và bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.