Phí nhượng quyền Ministop

Những năm gần đây, tại Sài Gòn và Hà Nội đã chứng kiến sự bùng phát mạnh mẽ của hàng loạt các điểmcửa hàng tiện lợiở mọi góc phố và ngõ hẻm. Chỉ cần đặt chân ra đường vài trăm mét là người dân hoàn toàn có thể bắt gặp một cửa hàng tiện lợi để tìm mua những món đồ mình cần. Vâng, đó chính là tiêu chí kinh doanh của hầu hết những thương hiệucửa hàng tiện lợigần và tiện. Có một sự thật không thể phủ nhận rằng mọi người có thể nhịn mua trang sức, mỹ phẩm, điện thoại, Internet, điện, nước, nhưng không thể nhịn ăn, nhịn uống, nhịn tắm hay đánh răng, vì lẽ đó mà người người, nhà nhà đua nhau mở các cửa hàng bán nhu yếu phẩm. Một mặt vìnhóm hàng tiêu dùng nhanh [FMCG]có mức lợi nhuận khá ổn, và một mặt nữa là ngành hàng này không bao giờ sợ ế.

Tản mạn về kinh doanh cửa hàng tiện lợi hiện nay

Trong khi Hà Nội bị chiếm lĩnh hoàn toàn bởi hệ thốngVinMart+củatập đoàn Vingroupthì tại Sài Gòn, cuộc chiến giành giật mặt bằng và mở rộng chuỗi trở nên vô cùngkhốc liệt. Chẳng hạn,tập đoàn AEONđang thực hiện chiến lược bao vây toàn bộ Sài Gòn với hệ thốngMinistopđánh chiếm trung tâm thành phố, bao quanh bên ngoàiMinistoplà hai hệ thống siêu thịFivimartvàCitimart, còn ngoại ô thành phố bị chế ngự bởi hai cây cột đình sừng sững làAEON Mall Bình TânvàAEON Mall Tân Phú. Trong khi đó,VinMart+[với lợi thế từ việc kinh doanh bất động sản từVingroup] vàCircle Kđang len lỏi hầu khắp mọi góc phố hay thậm chí đường hẻm để cạnh tranh trực tiếp với các cửa hàng tạp hóa truyền thống. Và ngạc nhiên hơn khi một hệ thống đứng thứ hai thế giới nổi đình nổi đám nhưFamily Martthì lại bị đánh bật ra các quận rìa thành phố [như Gò Vấp, quận 12]. Vừa qua, chuỗi cửa hàng đáng sợ nhất thế giới là7 Elevencũng không thể kìm lòng trước một thị trường béo bở nhưViệt Nam.

Mỗi thương hiệu có một chiến lược phát triển riêng,VinMart+với các mặt hàng tươi sống nhắm vào nhóm đối tượng trên 27 tuổi, các gia đình trẻ ở các khu vực chung cư; còn các hệ thống khác nhưCircle K,Bs Mart,Family Mart,Ministop, thì lại nhắm vào các đối tượng dưới 25, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên nên có sự cạnh tranh mặt bằng khốc liệt quanh các trường học. Còn một hình thức khác là nhượng quyền thương hiệu mà điển hình là hệ thốngShop & Go thương hiệu cửa hàng tiện lợi thuần túy lớn nhất Việt Nam, họ chủ động nhắm vào các tiệm tạp hóa lớn [mặt bằng trên 30m2] có mặt tiền đường trên các con phố để liên hệ hợp tác.

Doanh thu và lợi nhuận của những cửa hàng tiện lợi bao nhiêu, và có lãi không?

Câu trả lời là chưa. Bởi cả hai đại diệnFamily MartvàMinistopđều thừa nhận rằng hiện nay chưa một hệ thống cửa hàng tiện lợi nào tại Việt Nam kinh doanh có lãi. Vậy tại sao họ vẫn tiếp tục ồ ạt mở thêm cửa hàng mặc dù càng mở càng lỗ? Câu trả lời là kinh doanh cửa hàng tiện lợi hiện thời chưacó lãi, chứ không phải là không có. Vấn đề ở đây là do sự tồn tại của chợ truyền thống tại Việt Nam vẫn còn đó, và tâm lý người tiêu dùng chưa quen với việc bước vào một cửa hàng có máy lạnh, wifi free và dịch vụ bán hàng chuyên nghiệp để mua những sản phẩm thiết yếu thường ngày. Bên cạnh đó, các chuỗi cửa hàng tiện lợi vẫn chưa thể so với kênh bán lẻ truyền thống về độ phủ sóng khi tỷ lệ hiện nay là một cửa hàng tiện lợi chọi hơn 300 cửa hàng tạp hóa [theo một thống kê không chính thức, Việt Nam có khoảng 1,000 cửa hàng tiện lợi và khoảng 300,000 cửa hàng tạp hóa, hơn 2,000 chợ rải khắp các tỉnh thành trên cả nước].

Nhưng theo một nghiên cứu của Nielsen đã cho thấy Top5 thuộc tính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của khách hàng gồm:

1. Sự sẵn có của sản phẩm [62%]
2. Sản phẩm có chất lượng cao [57%]
3. Vị trí cửa hàng thuận tiện [54%]
4. Cung cách phục vụ của nhân viên tại cửa tiệm [51%]
5. Phân loại hàng hóa hợp lý [51%]

Trong tiêu chí 1 và 2, bán lẻ truyền thống và cửa hàng tiện ích gần như ngang nhau.Tiêu chí3 thì các cửa hàng tạp hóa truyền thống hoàn toàn áp đảo, nhưng các tiêu chí 4,5 thì cửa hàng tiện ích lại trở nên thắng thế. Đặc biệt, yếu tố giá cả đã không nằm trong 5 tiêu chí này [vì giá cả là một nhược điểm lớn của cửa hàng tiện lợi]. Bởi ngày nay, người tiêu dùng đã nhận thức rõ hơn về giá cả, rằng thứ họ trả tiền để nhận được không chỉ là món sản phẩm mà họ cầm trên tay. Năm 2015, nhiều chuyên gia đã cho rằng đến năm 2020 thì các chợ truyền thống sẽ hoàn toàn vắng bóng và bị đánh sập. Công ty nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có 22% lượng người tiêu dùng chọn mua hàng tại các cửa hàng tiện ích, đây là một dấu hiệu vô cùng khả quan cho một ngành còn non trẻ trên thị trường nhưng lại có tốc độ tăng trưởng thuộc hàng bậc nhất trong ngành bán lẻ. Và đại diện củaFamily Martđã tự tin tuyên bố chắc nịch rằng năm 2019 ngành kinh doanh cửa hàng tiện lợi sẽ có lãi.

Thời điểm nào thì kinh doanh cửa hàng tiện lợi sẽ có lãi?

Ngành kinh doanh cửa hàng tiện lợi mặc dù còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng lại không hề xa lạ đối với những nước phát triển. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng để đạt đến điểm hòa vốn [break even point] và có lợi nhuận thì cần 150 cửa hàng. Tại Việt Nam, thực tế, các chuỗi cửa hàng tiện ích chỉ mới bắt đầu thực sự nở rộ trong khoảng 5 năm trở lại đây. Trong khi đó, Trung Quốc mất 17 năm, còn Thái Lan, Hàn Quốc mất 8 năm để hình thức kinh doanh này phát sinh lợi nhuận. Vì vậy, đây chính là thời điểm nhạy cảm cho các công ty trong ngành đua nhau mở rộng chuỗi, với mục tiêu là chèn ép các công ty yếu vốn hơn đến chết để mình giành lấy hoàn toàn thị phần của đối thủ. Và thời điểm đầu là lúc các công ty dùng vốn để triệt hạ lẫn nhau.

Family Martsau vụ lùm xùm ly dị vớiPhú Tháigiữa năm 2013, giờ đây đã đứng dậy một cách mạnh mẽ, bám sátBs Martvề số lượng cửa hàng trong chuỗi. Mặc dù trước đó có nhiều thông tinFamily Martsẽ từ bỏ thị trường Việt Nam, nhưng ôngKigure Takahiko Giám đốc Điều hànhFamily Mart Việt Namđã phủ định điều đó và tuyên bố rằngFamily Marthoàn toàn không thiếu tiền để có thể bị đứt gánh giữa đường. Ấn tượng nhấtlà chuỗiMinistop, trong 3 năm từ 2011 đến 2015 chỉ có vỏn vẹn 17 cửa hàng. Sau khi ly dịG7củaTrung Nguyên,Ministopquyết định liên kết với tập đoànSojitz. Sự song kiếm hợp bích của hai tập đoàn Nhật Bản hùng mạnhAEONSojitztrở nên cực kỳ đáng sợ khi chỉ trong hơn 1 năm đã mở ra thêm gần 60 cửa hàng, hơn gấp 3 lần những gìG7 Trung Nguyênlàm được trong vòng 4 năm. Việc này khiến cho thương hiệu đáng sợ thứ hai thế giới trong ngành làFamily Martđã chuyển sang chú trọng và nhìn nhận Ministop như một đối trọng lớn nhất của họ.

Hệ thống chuỗi cửa hàng tiện lợi của các thương hiệu tại Việt Nam

Ba hình thứckinh doanh cửa hàng tiện lợi

Theo những gì tôi biết, về mặt hàng kinh doanh thì hiện nay có 3 hình thức kinh doanh cửa hàng tiện lợi:

Thứ nhất, đó là kinh doanh các mặt hàng tiện lợi [CVS] đơn thuần,chỉ bán những thứ người tiêu dùng cần [như snack, thức uống, dầu gội, bột giặt,] và thay đổi linh hoạt theo từng vị trí địa lý.

Thứ hai, là hình thức combo. Bao gồm các mặt hàng tiện lợi [CVS] và đồ ăn nhanh [lẩu, fastfood], ví dụ nhưMinistop,Family Mart, và mới đây làCircle K. Trong đó,Ministopđi đầu tại Việt Nam về kinh doanh fastfood.

Thứ ba, kinh doanh chủ yếu các thực phẩm tươi sống, nhưVinMart+vàSatrafoods.

Doanh thu và lợi nhuận của một cửa hàng tiện lợi

Về các mặt hàng tiện lợi [CVS] thì chia ra làm 3 loại: thực phẩm [food], phi thực phẩm [non-food], và đồ uống [drinks]. Trong đó, đồ uống thường chiếm khoảng 50-60% doanh thu của cửa hàng.

Về lợi nhuận:
Mặt hàng CVS: 30%
Fastfood: 45%
Bánh bao, bánh giò: từ 70-90%
Ngoài ra, một số mặt hàng có lợi nhuận trên 100%, như nước đá, kem tươi
*Đây là số liệu từ một hệ thống Nhật Bản, và là phần trăm lợi nhuận sau thuế, đã trừ các khoản thuế, phí.

Giả sử một cửa hàng có doanh thu bình quân18 triệu/ngày[doanh thu của một cửa hàng trung bình, đã giảm trừ VAT] và quy ước lợi nhuận chung của các mặt hàng là 35%. Trong một tháng 30 ngày, doanh thu cửa hàng là540 triệu.

BẢNG CHI PHÍ HÀNG THÁNG MỘT CỬA HÀNG TIỆN LỢI

Đơn vị tính: triệu đồng. STTNội dungGiá trị 1Chi phí cố định103.70 Khấu hao tài sản cố định 0.50 Thuê mặt bằng 40.00 Lương nhân viên [6-8% doanh thu] 43.20 Lương bảo vệ 8.00 Chi phí quản lý 12.00 2Chi phí biến đổi415.00 Nhập hàng 351.00 Điện, nước, điện thoại 30.00 Hủy hàng 21.00 Chi phí vận tải, kho bãi 8.00 Chi phí marketing 5.00 3Tổng chi phí518.70

BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HÀNG THÁNG CỦA MỘT CỬA HÀNG TIỆN LỢI

Đơn vị tính: triệu đồng. STTNội dungGiá trị 1 Doanh thu thuần* 540.00 2 Chi phí cố định 103.70 3 Chi phí biển đổi 415.00 4 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 21.30 5 Doanh thu từ tiền trưng bày sản phẩm 1.00 6 Lợi nhuận trước thuế 22.30 7 Thuế thu nhập doanh nghiệp [20%] 4.46 8 Lợi nhuận ròng 17.84

*Đã giảm trừ VAT

Vậy, một cửa hàng tiện lợi với doanh thu trung bình18 triệu/ngàythì lợi nhuận ròng mỗi tháng đạt được là gần 18triệu. Vậy có lỗ không? Câu trả lời: chắc chắn lỗ.

Dù hai bảng trên chỉ mang tính ước lượng chủ quan, nhưng với kinh nghiệm của mình, tôi có thể khẳng định đó là dữ liệu sát với thực tế; và kinh doanh cửa hàng tiện lợi hiện nay chỉ lỗ chứ không thể có lời. Vì sao? Vì ta chỉ mới tính đến chi phí tại cửa hàng, ta vẫn chưa tính đến chi phí trả cho khối văn phòng, gồm lương nhân viên văn phòng [đặc biệt là số lượng kế toán viên], chi phí thuê văn phòng, cùng các khoản chi phíquản lývăn phòng. Nếu một chuỗi cửa hàng A có 100 cửa hàng, thì lợi nhuận mỗi tháng nhận được từ 100 cửa hàng đó là gần 1.8tỷ, quá thấp để trang trải chi phí cho cả bộ phận văn phòng điều hành chuỗi với quy mô 100 cửa hàng.

Theo ôngKigure Takehiko, chi phí để mở một cửa hàngFamily Martvào khoảng1.5đến2 tỷ đồng. Và theo tính toán của tôi thì phải mất khoảng 84 tháng [7 năm] để một cửa hàng có thể đạt điểm hòa vốn. Cho nên khi bước vào thị trường Việt Nam vào năm 2009, Family Mart khẳng định rằng phải tới năm 2019 [tức 10 năm sau] thì kinh doanh mới có lãi.

Thực tế, kinh doanh cửa hàng tiện lợi hiện nay vẫn lỗ. Theo Vietnamnet, từ báo cáo tài chính của một doanh nghiệp cho thấy, mảng bán hàng tại siêu thị, cửa hàng tiện ích với doanh thu thuần khoảng 10,770 tỷ đồng, nhưng đã lỗ tới 1,917 tỷ đồng.

Kết luận

Câu chuyện kinh doanh cửa hàng tiện lợi không đơn giản chỉ là việc bán hàng hay quản lý chi phí để tìm kiếm lợi nhuận, mà là việc mở rộng chuỗi để đạt được một mật độ phủ sóng nhất định, thì khi đó mới có thể sinh lãi. Và thời gian đầu là thời gian dùng vốn để triệt hạ nhau từ các thương hiệu. Theo các nhà đầu tư tính toán thì 5 năm đầu là thời gian chịu lỗ nặng nhất của doanh nghiệp củangành kinh doanh cửa hàng tiện lợi. Rõ ràng, các cửa hàng tạp hóa truyền thống hiện nay đang phải chịu sự kìm kẹp rất lớn của nhữngCircle K,VinMart+,Family Mart,Ministop, hayBs Mart, cònShop & Gothì đang dần thâu tóm các cửa hàng tạp hóa truyền thống. Thế nên trong nay mai, sau khi ngành bán lẻ truyền thống bị xóa sổ thì các cửa hàng tiện lợi sẽ bước vào giai đoạn màu hồng rực rỡ như cách mà các hệ thống tiện lợi tại Thái Lan đang được thừa hưởng và gặt trái ngọt. Minh chứng đã cho thấy từ việcFamily Martnhất quyết không từ bỏ thị trường Việt Nam dù bị mất trắng gần như toàn bộ cửa hàng sau cú phốt mang tênPhú Thái. Với kinh nghiệm đầu tư dày dặn trong ngành,hệ thống Familythừa biết rằng đâu là thời điểm chịu lỗ, đâu là thời điểm hái quả. Nếu kinh doanh lỗ thì chẳng ai dại gì cứ đâm đầu vào. Từ việc làm ấy, ôngKigure Takehikonhư khẳng định chắc nịch rằng trong tương lai ngành này sẽ có lãi.

Còn về phần người tiêu dùng Việt Nam, tất nhiên một môi trường càng cạnh tranh gay gắt bao nhiêu thì người hưởng lợi cuối cùng luôn là người tiêu dùng, sẽ càng có lợi bấy nhiêu, về cả giá cả lẫn dịch vụ. Đồng thời, việc ồ ạt mở các chuỗi cửa hàng tiện lợi còn góp phần lớn giải quyết một bài toán nan giải của Việt Nam hiện nay, đó là nạn thất nghiệp của 200,000 cử nhân trong nước. Không khó để bước vào hỏi một nhân viên bán hàng của một cửa hàng xyz và biết rằng anh ta/cô ta chính là một sinh viên vừa mới tốt nghiệp.

Và cuối cùng, khi người dân ngày càng mất niềm tin vào các chợ truyền thống vì những bê bối trong khâu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì người tiêu dùng lại càng có lý do để chuyển sang bước vào một cửa hàng tiện lợi.

Tương lai của ngành cửa hàng tiện lợi sáng sủa là thế, nhiều doanh nghiệp rỉ tai đua nhau nhảy vào đầu tư, nhưng cũng không ít kẻ đã khóc hận vì không tự lượng được sức mình, điển hình là sự thất bại thảm hại của chuỗiG7 Mart.

Vì thế, không phải cái gì màu vàng cũng là bánh mì.

Nghệ thuật Discount [Phần 2]: Chiết khấu cho trung gian phân phối

Distribution Channel [Phần 3]: Chỉ số đo lường hiệu quả kênh phân phối

Lãnh đạo trẻ, nhân viên già trong một công ty

Video liên quan

Chủ Đề