Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3

Để học tốt Tiếng Việt lớp 3, phần dưới đây liệt kê 18 Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 từ tuần 19 đến tuần 35 chọn lọc, có đáp án gồm các phiếu đề kiểm tra, đề thi, bài ôn tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3 cơ bản và nâng cao. Bạn vào tên bài để theo dõi chi tiết bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3 và phần đáp án tương ứng.

Để học tốt Tiếng Việt lớp 3, phần dưới đây liệt kê 35 Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 từ Tuần 1 đến Tuần 35 của Học kì 1, Học kì 2 chọn lọc, có đáp án gồm các phiếu đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3 cơ bản và nâng cao. Bạn vào tên bài để theo dõi chi tiết bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3 và phần đáp án tương ứng.

Bài tập cuối tuần dành cho lớp 3

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán, Tiếng Việt cả năm tổng hợp rất nhiều các dạng bài tập trong chương trình kiến thức lớp 3 của 2 môn học chính là Toán và Tiếng Việt. Các bài tập cuối tuần lớp 3 cả năm đều được xây dựng bám sát vào chương trình kiến thức Toán lớp 3, giúp các em học sinh củng cố kiến thức hiệu quả. Mời thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo nội dung tài liệu.

Bài tập cuối tuần dành cho lớp 3 được biên soạn theo từng tuần cụ thể giúp các thầy cô ra bài tập cuối tuần cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện củng cố kiến thức cho mỗi tuần học, đồng thời giúp các em nắm chắc nội dung trong chương trình học để chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi.

Bài tập cuối tuần dành cho lớp 3

Tuần 19

TIẾNG VIỆT

Bài 1: Tìm từ ngữ nhân hoá trong các câu thơ dưới đây và điền vào ô trống phù hợp

Ông trời nổi lửa đằng đông

Bà sân vấn chiếc khăn hang đẹp thay

Bố em xách điếu đi cày

Mẹ em tát nước nắng đầy trong thau

Cậu mèo đã dậy từ lâu

Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.

Tên sự vật

Từ gọi sự vật như gọi người

Từ ngữ tả sự vật như tả người.

Bài 2; Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?

a. Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.

b. Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng.

c. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Bài 3: Trả lời các câu hỏi”

a. Khi nào lớp em tổ chức đi thăm quan?

→………………………………………………

b. Em biết đọc từ bao giờ?

→………………………………………………

c. Em làm bài tập về nhà lúc nào?

……………………………………………..

TOÁN

Bài 1: Đọc các số sau: 3003 , 7067, 5055, 1921

Bài 2: Viết các số sau:

a. Tám nghìn bẩy trăm linh hai

b. 9 nghìn, 9 chục

c. 2 nghìn, 8 trăm, 6 đơn vị

d. 6 nghìn 5 trăm

Bài 3: Viết các số sau thành tổng theo mẫu:

4765= 4000 + 700 + 60 + 5 7608 =

9469 = 5074 =

5555 = 2004 =

Bài 4: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 168m, chiều rộng bằng một nửa chiều dài. Tính chu vi mảnh vườn đó?

Bài 5: Viết các số có 4chữ số, biết mỗi chữ số đứng sau hơn chữ số đứng trước 2 đơn vị

[ví dụ: 1357] và sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần.

Tuần 20

TIẾNG VIỆT

I. Chính tả

Bài 1: Điền vào chỗ trống

a. sa hay xa: …mạc; ….xưa; phù……; sương……; …..xôi;….lánh;…..hoa; ….lưới.

b. se hay xe: …..cộ; …..lạnh; …..chỉ; …..máy.

II. Luyện từ câu

Bài 1: Trong từ Tổ quốc tiếng quốc có nghĩa là nước. Tìm thêm các từ khác có tiếng quốc với nghĩa như trên.

ví dụ: quốc kì, quốc ca

Bài 2: Gạch bỏ từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dãy:

a. Non nước, giang sơn, non sông, quê hương, tổ quốc, đất nứơc, làng xóm.

b. Bảo tồn, bảo ban, bảo vệ, giữ gìn, gìn giữ.

c. Xây dựng, dung đứng, kiến thiết, dung xây

d. Tươi đẹp, hùng vĩ, xanh tốt, gấm vóc.

Bài 3: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Ai [ cái gì, con gì]?, 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: làm gì, thế nào?

a. Đường lên dốc trơn và lầy

b. Người nọ đi tiếp sau người kia.

c. Đoàn quân đột ngột chuyển mạnh.

d. Những đám rừng đỏ lên vì bom Mỹ.

e. Những khuôn mặt đỏ bong.

TOÁN

Bài 1: Đặt tính rồi tính

3366 + 5544 307 + 4279 2672 + 3576

Bài 2: Với 4 chữ số 0, 3, 4, 5. Hãy lập các số có 4 chữ số sao cho mỗi số có các chữ số khác nhau. Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.

Bài 3: Trường Hoà Bình có số học sinh là số lớn nhất có 3 chữ só. Trường Sơn La có số học sinh nhiều hơn trường Hoà Bình là 126 em. Hỏi cả hai trường có bao nhiêu học sinh?

Bài 4: Hãy nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng:

AB- DC – EG – MN- PS – EP – KQ – GS.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 3 năm 2022 - 2023 [Cả năm]

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống mang tới bộ phiếu bài tập của 35 tuần trong cả năm học 2022 - 2023, giúp thầy cô tham khảo để giao bài tập cuối tuần cho học sinh của mình.

Đồng thời, cũng giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, củng cố kiến thức đã học trong tuần để làm nền tảng vững chắc, chuẩn bị thật tốt kiến thức cho tuần tiếp theo. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm phiếu bài tập cuối tuần môn Toán. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí bộ phiếu cuối tuần môn Tiếng Việt 3 trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức

  • Phiếu bài tập Tiếng Việt 3 - Tuần 1
  • Phiếu bài tập Tiếng Việt 3 - Tuần 2

I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Những sự vật được tả trong bài thơ gắn với mùa thu là:

A. hoa cúc, cốm, lá senB. hoa cúc, cốm, đèn ông saoC. hoa cúc, cốm, đèn ông sao

D. hoa cúc, cốm, lá sen, đèn ông sao

2. Những niềm vui được bạn nhỏ mong chờ khi đến mùa thu là:

A. Bạn nhỏ được đi rước đèn ông sao cùng với các bạn.B. Bạn nhỏ được tựu trường, gặp lại thầy cô giáo và các bạn sau mùa hè.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng.

3. Cốm là:

A. món ăn làm từ thóc nếp non rang chín, có màu xanh
B. món ăn làm từ thóc nếp non rang chín, giã sạch vỏ, có màu xanh và hương thơm [cốm thường được gói trong lá sen]

4. Viết 2 – 3 câu chia sẻ những điều em thích nhất của mùa thu:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

III. LUYỆN TẬP

4. Điền c/k vào chỗ chấm để tạo từ hoàn chỉnh:

… im … ương     … ính … ận     … ánh …ửa        …ì nhông

…iềm chế            …ì … ọ           …ảm …úm          …èm …ặp

5. Gạch 1 gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật, 2 gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động có trong các câu thơ dưới đây:

Ngôi trường thân quen
Bạn thầy mong đợi
Lật trang vở mới
Em vào mùa thu.

6. Quan sát tranh các bạn đang vui chơi.

a] Tìm và viết lại ít nhất 5 từ ngữ chỉ sự vật:

…………………………………………

…………………………………………

b] Tìm và viết lại ít nhất 5 từ ngữ chỉ hoạt động:

…………………………………………

…………………………………………

7. Viết tiếp vào chỗ chấm để tạo câu giới thiệu và câu nêu hoạt động:

Đây là ............... Cô đang ....................

...............................................................

Bố em là .................... Bố đang .............

...............................................................

8. Viết:

a. Câu nêu hoạt động của em và bạn trong ngày đầu quay lại trường học.

……………………………………………………………………………………….........................

c. Tin nhắn hỏi thăm sức khỏe ông bà:

……………………………………………………………………………………….........................

……………………………………………………………………………………….........................

……………………………………………………………………………………….........................

Phiếu bài tập Tiếng Việt 3 - Tuần 2

I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM

NGÀY NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐẸP?

Châu Chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giữa đôi càng:

- Một ngày tuyệt đẹp!

- Thật khó chịu! – Giun Đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào lớp đất khô.

- Thế là thế nào? – Châu Chấu nhảy lên. – Trên trời không một gợn mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng.

- Không! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp ! – Giun Đất cãi lại.

Châu Chấu không đồng ý với Giun Đất. Chúng quyết định đi hỏi. Vừa hay lúc đó Kiến tha nhành lá thông đi qua, đỗ lại nghỉ. Châu Chấu hỏi Kiến :

- Bác Kiến ơi, hãy nói giúp xem hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét?

Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói :

- Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé.

Thế rồi mặt trời cũng lặn, chúng đi đến tổ kiến.

- Hôm nay là ngày thế nào hả bác Kiến đáng kính?

- Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.

[Ô-xê-ê-va - Thúy Toàn dịch]

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN [Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu]:

1. Trong câu chuyện trên có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?

A. 2 nhân vật, đó là: …………………………………………………………………………………………………

B. 3 nhân vật, đó là: …………………………………………………………………………………………………

C. 4 nhân vật, đó là: …………………………………………………………………………………………………

2. Châu Chấu và Giun Đất tranh luận với nhau về điều gì?

A. Thời tiết như thế nào sẽ làm được việc tốt.B. Cảnh như thế nào là đẹp.

C. Ngày như thế nào là đẹp.

3. Ai cho rằng ngày có mưa bụi và có những vũng nước đục là một ngày đẹp?

A. Giun Đất B. Châu Chấu

C. Bác Kiến

4. Câu trả lời của bác Kiến giúp Giun Đất và Châu Chấu hiểu ra điều gì?

A. Một ngày đẹp là ngày không mưa, nắng đẹp rực rỡ.B. Ngày được nghỉ không phải đi làm là một ngày tuyệt đẹp.

C. Ngày làm được nhiều việc tốt là một ngày tuyệt đẹp.

5. Với em, ngày như thế nào là đẹp? Vì sao?

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

III. LUYỆN TẬP

6. Điền g/gh vào chỗ chấm:

- Dù đoạn đường ......ồ ......ề và nhiều bãi lầy, nhưng đàn kiến vẫn ......ắng sức vượt qua.

- Cả đàn ......é vai, cùng .......ánh mẩu bánh mì to về tổ.

7. Gạch chân dưới từ ngữ chỉ đặc điểm trong các từ sau:

huy hoàng, búng chân, khó chịu, tanh tách, thoải mái, quyết định, tuyệt đẹp

8. Tìm thêm trong bài đọc “Ngày như thế nào là đẹp?” 5 từ ngữ chỉ đặc điểm:

………………………………………………………………………………………………………

9. Nối từ ngữ ở cột A với cột B để tạo câu nêu đặc điểm:

B
hiền hòa, xanh mát.
xanh trong và cao vút.
rộng mênh mông và lặng sóng.

10. Viết câu nêu đặc điểm của mỗi nhân vật trong bài “Ngày như thế nào là đẹp?”

Mẫu: Thân hình Châu Chấu khỏe mạnh, rắn chắc.

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Video liên quan

Chủ Đề