Phim tây du ký sản xuất năm nào

Trang Toutiao bình luận Tây du ký 1986 là bộ phim truyền hình được phát sóng lại nhiều nhất trong lịch sử điện ảnh Hoa ngữ. Bộ phim được sản xuất từ năm 1982, trong điều kiện thiếu thốn, công nghệ chưa phát triển. Đến nay, nhiều khán giả vẫn xem lại phim và phát hiện những lỗi nhỏ trong phần hậu kỳ. Trong ảnh, cánh tay của nhân viên hậu trường xuất hiện phía sau diễn viên nữ.

Trong một cảnh khác, nữ đạo diễn Dương Khiết bị bắt gặp đeo kính đen, ngồi phía xa.

Từ Thiếu Hoa là một trong ba diễn viên thủ vai Đường Tăng, cùng Trì Trọng Thụy và Uông Việt. Từ Thiếu Hoa được khen có ngoại hình điển trai nhất. Trong một phân cảnh, nam diễn viên bị bắt lỗi lộ áo sơ mi bên trong áo cà sa.

Ở tập Ba lần mượn quạt ba tiêu, Thần Thổ Địa cũng bị lộ tay áo thu đông.

Trong một tập khác, nhân viên cầm tấm hắt sáng bị lọt vào khung hình. Theo Sina, vì kỹ thuật còn hạn chế, đội ngũ sản xuất đã mất nhiều công sức để tạo nên hiệu quả kỹ xảo tốt nhất. Những cảnh khói lửa, nhân vật bay trên không đều được thực hiện thủ công, tốn nhiều ngày chỉnh sửa.

Ở tình huống này, nhân viên quay phim xuất hiện trên màn ảnh. Sina cho biết thêm do chi phí làm phim thấp, một số diễn viên đảm nhiệm cùng lúc nhiều vai. Lý Kiến Thành đóng tới 20 nhân vật như Tinh Tế quỷ, Sư tử vàng thành tinh, Lý Ngư Tinh, Linh Lợi Quỷ, Tôn Giả ở Tây Thiên, nhà sư, thái giám, thần tiên.

Trong tập Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, khi diễn viên chuẩn bị ngã xuống vì bị Tôn Ngộ Không đánh, một bàn tay phía sau lưng lọt vào khung hình.

Ống nước hiện đại xuất hiện trong tập Thu phục thỏ ngọc ở Thiên Trúc.

Theo Sina, đạo cụ trong Tây du ký 1986 đều được sản xuất thủ công, trong đó đá tảng làm bằng cao su và giấy. Trong một cảnh quay, Tôn Ngộ Không [Lục Tiểu Linh Đồng đóng] vô tình chạm vào, khiến tảng đá lún xuống. Ở cảnh khác, tảng đá lắc lư khi bay tạo cảm giác không có sức nặng.

Tuy nhiên, nhiều khán giả cho rằng với ý nghĩa mà bộ phim Tây du ký mang lại, những sai sót như vậy không đáng kể. Khán giả "soi" lỗi phim chỉ là một cách để giải trí. Đến nay, vẫn có nhiều bộ phim lấy cảm hứng từ tác phẩm kinh điển này.

[Nguồn: Zing News]

Động Bàn Tơ ra đời thập niên 1920 tại Thượng Hải, ở kỷ nguyên phim câm, tác phẩm đến nay tròn 95 tuổi. Theo Thepaper, giới chuyên môn nhận định đây là phim đầu tiên chuyển thể tiểu thuyết thần thoại của Ngô Thừa Ân, còn được gọi với tên Tây du ký 1927.

Cảnh phim "Tây du ký" 1927. Video: Shanghai Yingxi

Tác phẩm gây xôn xao khi phát hành đồng thời là phim đầu tiên của Trung Quốc ra rạp Na Uy. Đạo diễn là Đản Đỗ Vũ còn nữ chính do Ân Minh Châu - vợ Đản Đỗ Vũ - đảm nhiệm. Các diễn viên khác gồm Ngô Văn Siêu [vai Tôn Ngộ Không], Tưởng Mai Khang [Đường Tam Tạng], Chu Hồng Tuyền [Trư Bát Giới], Chiêm Gia Lợi [Sa Tăng]...

Phim cải biên hồi 72 của tiểu thuyết, xoay quanh việc Đường Tam Tạng bị các yêu nhền nhện bủa vây, lừa vào Động Bàn Tơ, bị ép thành thân với động chủ xinh đẹp. Nhờ nội dung hấp dẫn, hình thức đẹp, Tây du ký 1927 đạt doanh thu lớn, giúp vợ chồng Đản Đỗ Vũ - Ân Minh Châu nhận về khoản thù lao 50.000 nhân dân tệ. Bấy giờ, một gia đình năm người bình thường ở Thượng Hải chi khoảng 30 tệ một tháng. Đôi vợ chồng dùng số tiền này mua trang thiết bị làm phim, sắm ôtô.

Cảnh Đoạn Ân Minh Châu cởi áo từng bị cho không hợp thuần phong mỹ tục. Ảnh: HK01

Sau đó, năm 1929, Đản Đỗ Vũ quay phần tiếp của tác phẩm. Tới 1930, cả hai phần phim bị cấm chiếu vì "diễn viên mặc táo bạo". Một số cảnh yêu tinh quyến rũ Đường Tăng bị cho là "bại hoại thuần phong mỹ tục".

Tác phẩm thất truyền ở Trung Quốc. Giới nghiên cứu chỉ có thể tìm hiểu bộ phim qua báo chí, hình ảnh. Tới năm 2012, Tina Anckarman - nhân viên làm việc ở Thư viện quốc gia Na Uy - phát hiện bản sao của Tây du ký 1927. Hai năm sau, tác phẩm được phục chế, phía Na Uy tặng bản sao cho Bảo tàng Tư liệu điện ảnh Trung Quốc. Bấy giờ, giới nghiên cứu điện ảnh ngỡ ngàng, phấn khích khi bộ phim câm tưởng chừng thất truyền được chiếu lại ở các rạp, liên hoan phim...

Đường Tăng và các yêu tinh nhện. Ảnh: HK01

Tây du ký 1927 được coi là bảo vật, tư liệu quan trọng của điện ảnh Trung Quốc. Thang Duy Kiệt - phó giáo sư viện Nhân văn học của Đại học Đồng Tế, Thượng Hải, cho biết bộ phim thuộc hàng "bom tấn" thập niên 1920, đánh dấu những đột phá trong sử dụng kỹ xảo, hiệu ứng mỹ thuật. Sau 95 năm, tạo hình nhân vật không lỗi thời. Bấy giờ, nữ chính Ân Minh Châu là người phụ nữ thời thượng nức tiếng Bến Thượng Hải.

Thập niên 1930, vợ chồng Đản Đỗ Vũ - Ân Minh Châu sang Hong Kong làm phim, sinh sống, họ có năm người con, gồm bốn gái một trai. Đạo diễn qua đời năm 1972 vì bệnh ung thư, nữ diễn viên mất năm 1989.

Con gái họ - Judy Dan - kế nghiệp mẹ. Bà từng đoạt quán quân cuộc thi Hoa hậu Hong Kong năm 1952, sau đó tham gia cuộc thi Miss Universe lần đầu tiên trong lịch sử, giành ngôi vị á hậu 3. Judy Dan hiện sống ở Mỹ.

Nghinh Xuân

Giải trí

  • Thứ tư, 27/7/2022 06:08 [GMT+7]
  • 06:08 27/7/2022

Bộ phim "Tây du ký" 1986 là tác phẩm kinh điển, ghi dấu ấn trong lòng khán giả nhiều thế hệ. Đến nay, phim vẫn được phân tích, bị bắt lỗi.

Trang Toutiao bình luận Tây du ký 1986 là bộ phim truyền hình được phát sóng lại nhiều nhất trong lịch sử điện ảnh Hoa ngữ. Bộ phim được sản xuất từ năm 1982, trong điều kiện thiếu thốn, công nghệ chưa phát triển. Đến nay, nhiều khán giả vẫn xem lại phim và phát hiện những lỗi nhỏ trong phần hậu kỳ. Trong ảnh, cánh tay của nhân viên hậu trường xuất hiện phía sau diễn viên nữ.

Trong một cảnh khác, nữ đạo diễn Dương Khiết bị bắt gặp đeo kính đen, ngồi phía xa.

Từ Thiếu Hoa là một trong ba diễn viên thủ vai Đường Tăng, cùng Trì Trọng Thụy và Uông Việt. Từ Thiếu Hoa được khen có ngoại hình điển trai nhất. Trong một phân cảnh, nam diễn viên bị bắt lỗi lộ áo sơ mi bên trong áo cà sa.

Ở tập Ba lần mượn quạt ba tiêu, Thần Thổ Địa cũng bị lộ tay áo thu đông.

Trong một tập khác, nhân viên cầm tấm hắt sáng bị lọt vào khung hình. Theo Sina, vì kỹ thuật còn hạn chế, đội ngũ sản xuất đã mất nhiều công sức để tạo nên hiệu quả kỹ xảo tốt nhất. Những cảnh khói lửa, nhân vật bay trên không đều được thực hiện thủ công, tốn nhiều ngày chỉnh sửa.

Ở tình huống này, nhân viên quay phim xuất hiện trên màn ảnh. Sina cho biết thêm do chi phí làm phim thấp, một số diễn viên đảm nhiệm cùng lúc nhiều vai. Lý Kiến Thành đóng tới 20 nhân vật như Tinh Tế quỷ, Sư tử vàng thành tinh, Lý Ngư Tinh, Linh Lợi Quỷ, Tôn Giả ở Tây Thiên, nhà sư, thái giám, thần tiên.

Trong tập Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, khi diễn viên chuẩn bị ngã xuống vì bị Tôn Ngộ Không đánh, một bàn tay phía sau lưng lọt vào khung hình.

Ống nước hiện đại xuất hiện trong tập Thu phục thỏ ngọc ở Thiên Trúc.

Theo Sina, đạo cụ trong Tây du ký 1986 đều được sản xuất thủ công, trong đó đá tảng làm bằng cao su và giấy. Trong một cảnh quay, Tôn Ngộ Không [Lục Tiểu Linh Đồng đóng] vô tình chạm vào, khiến tảng đá lún xuống. Ở cảnh khác, tảng đá lắc lư khi bay tạo cảm giác không có sức nặng.

Tuy nhiên, nhiều khán giả cho rằng với ý nghĩa mà bộ phim Tây du ký mang lại, những sai sót như vậy không đáng kể. Khán giả "soi" lỗi phim chỉ là một cách để giải trí. Đến nay, vẫn có nhiều bộ phim lấy cảm hứng từ tác phẩm kinh điển này.

sạn phim tây du ký sạn phim tây du ký lục tiểu linh đồng tôn ngộ không đường tăng trư bát giới từ thiếu hoa

Video liên quan

Chủ Đề