Phó chủ tịch nước việt nam 2018 là ai

5 tháng 4 2021

Nguồn hình ảnh, STR/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức sáng 5/4

Sáng nay 5/4, Quốc hội bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch nước và ông Nguyễn Xuân Phúc được 100% số phiếu.

Theo kết quả được Quốc hội Việt Nam công bố, ông Nguyễn Xuân Phúc được 468/468 đại biểu tín nhiệm.

Trước đó, ngày 2/4, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước.

Chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021 có sự thay đổi về nhân sự khi giữa năm 2018, ông Trần Đại Quang qua đời. Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh được phân công giữ chức Quyền Chủ tịch nước từ 23/9 đến 23/10/2018.

Ngày 23/10/2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước.

Đâu là kỳ vọng, thách thức đón đợi chính phủ kế tiếp ở VN?

VN: Ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội - người dân có bất ngờ?

VN: Miễn nhiệm Chủ tịch nước, mở đường bầu tân lãnh đạo

Tại Đại hội XIII, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là hai "trường hợp đặc biệt" tái cử Trung ương và được bầu vào Bộ Chính trị.

Báo VNExpress trích lời phát biểu của Tân Chủ tịch nước rằng nhiệm kỳ vừa qua, "con tàu Việt Nam" đã vượt qua một hải trình dồn dập, đầy bão tố, từ bất ổn kinh tế thế giới đến đại dịch Covid-19 và thiên tai, bão lũ liên tiếp tác động rất nặng nề đến sự phát triển của đất nước.

"Những thành tựu chúng ta giành được không chỉ đo bằng con số GDP tạo ra, mà còn là những giá trị xã hội vô hình không thể tính hết, đó còn là tinh thần đoàn kết, thi đua yêu nước, lòng quả cảm nhân hậu và tình người, sự bền bỉ và ái quốc trong nhân dân", ông Phúc nói.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Nguyễn Xuân Phúc [phải] trong một lần gặp mặt với Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại một sự kiện quốc tế

Cũng như ông Vương Đình Huệ trở thành Chủ tịch quốc hội, việc ông Nguyễn Xuân Phúc thành Chủ tịch nước không gây bất ngờ cho nhiều người dân Việt Nam. Tại Đại hội 13, các đại biểu dự Đại hội Đảng đã được thông báo rằng:

  • Ông Vương Đình Huệ đề cử Chủ tịch Quốc hội
  • Ông Nguyễn Xuân Phúc đề cử Chủ tịch nước
  • Ông Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu tái cử Tổng Bí thư
  • Ông Phạm Minh Chính đề cử Thủ tướng

Cũng trong sáng hôm nay, tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trình danh sách đề cử để bầu Thủ tướng. Nhân sự được giới thiệu là Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Lần đầu tiên trong lịch sử

Ông Nguyễn Xuân Phúc trở thành Chủ tịch nước thứ 11 kể từ năm 1945, và là Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử được bầu giữ chức người đứng đầu Nhà nước.

Tuần trước, một số nhà quan sát sát thời sự Việt Nam đã bình luận với BBC về các thay đổi, điều chỉnh trong nhân sự lãnh đạo cấp cao của nhà nước Việt Nam.

VN: Miễn nhiệm Chủ tịch nước, mở đường bầu tân lãnh đạo

GS Carl Thayer: ‘Tôi muốn Thủ tướng Phúc làm tiếp nhiệm kỳ hai’

Chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc 'làm việc tích cực đến giờ chót'

Cụ thể, Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam nói với BBC:

"Có một giai đoạn chuyển tiếp... và cách làm của Việt Nam là sau khi đảng Cộng sản tổ chức Đại hội xong, xác định được 200 Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng thì những Ủy viên này chắc chắn ở những cương vị lãnh đạo cao rồi.

"Để tránh khoảng trống quyền lực, người ta làm trước, lách luật ở chỗ này là vẫn bầu nhưng của khóa này, tức là người miễn nhiệm cũng ở khóa này, kể cả Chủ tịch Quốc hội, rồi Chủ tịch nước, rồi Thủ tướng.

"Tức là miễn nhiệm ở khóa này và Quốc hội này bầu lên để chuyển tiếp thôi, còn đến tháng Năm sẽ bầu lại tất cả những chức danh này. Tuy về mặt hình thức thôi, nhưng mà sẽ có một cuộc bầu nữa, sau khi Quốc hội Khóa 15 được bầu, khi đó sẽ làm lại những thủ tục này."

Chụp lại hình ảnh,

Ông Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu để Quốc hội Việt Nam bầu giữ chức Chủ tịch nước

Đầu tháng 3, bình luận với BBC, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nhận xét:

"Tôi nghĩ nhiệm kỳ của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã làm được nhiều việc, đạt được những thành tựu rất xuất sắc và đáng trân trọng.

"Một là giữ được tăng trưởng kinh tế, thứ hai là đã có hội nhập và đã thực hiện được hội nhập với hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam [EVFTA], rồi thực hiện hiệp định hợp tác toàn diện, tiến bộ của Thái Bình Dương và xuyên Thái Bình Dương [CPTPP], và mới đây ký kết hiệp định RCEP, là hiệp định hợp tác toàn diện khu vực.

"Như thế, tất cả những biện pháp về hội nhập kinh tế, chính phủ Việt Nam đã thực hiện đúng các lịch trình. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã có những biện pháp đẩy mạnh đầu tư công ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long."

Ông Nguyễn Xuân Phúc thăng tiến thế nào?

Ông Nguyễn Xuân Phúc năm nay 67 tuổi, cử nhân Kinh tế, quê ở Quảng Nam. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội 3 khóa XI, XIII và XIV.

Từ năm 1997 đến 2006, ông làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam.

Tháng 3/2006, ông giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ, sau đó làm Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ, rồi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Tháng 8/2011, ông được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng, 5 năm sau được Quốc hội bầu làm Thủ tướng.

Ông Nguyễn Xuân Phúc được biết đến là người thích đọc thơ, đưa các hình tượng ví von vào phát biểu.

Phó Chủ tịch nước là chức vụ phó nguyên thủ quốc gia tại Việt Nam. Theo Hiến pháp Việt Nam, chức vụ này do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội, có nhiệm vụ giúp đỡ Chủ tịch nước trong một số công việc. Ngoài ra, Phó Chủ tịch nước sẽ là quyền Chủ tịch nước khi đất nước khuyết chức danh này. Trên thực tế, từ năm 1992 đến nay, vị trí này đều do phụ nữ đảm nhiệm.

Phó Chủ tịch nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
Nguyễn Hải Thần 1869-1959 1945 1946 Phó Chủ tịch Chính phủ, Phó Chủ tịch Nước, Phó Chủ tịch Kháng chiến Uỷ Viên Hội; là thành viên Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội.
2 Tôn Đức Thắng 1888-1980 15 tháng 7 năm 1960 23 tháng 9 năm 1969 Quyền Chủ tịch nước sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất ngày 2 tháng 9 năm 1969
3 Nguyễn Lương Bằng 1904-1979 23 tháng 9 năm 1969 20 tháng 7 năm 1979 Qua đời khi đương nhiệm
4 Nguyễn Hữu Thọ 1910-1996 25 tháng 4 năm 1976 19 tháng 7 năm 1992 Quyền Chủ tịch nước sau khi Chủ tịch Tôn Đức Thắng mất ngày 30 tháng 3 năm 1980, kiêm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
5 Đại tướng Chu Huy Mân 1913-2006 4 tháng 7 năm 1981 18 tháng 6 năm 1987 Đại tướng Quân đội đầu tiên giữ chức
6 Xuân Thủy 1912-1985 4 tháng 7 năm 1981 28 tháng 6 năm 1982 Kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Nhà nước, từ chức vì lý do sức khỏe
7 Lê Thanh Nghị 1911-1989 28 tháng 6 năm 1982 18 tháng 6 năm 1987 Kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Nhà nước, thay Xuân Thủy năm 1982
8 Huỳnh Tấn Phát 1913-1989 28 tháng 6 năm 1982 30 tháng 9 năm 1989 Qua đời khi đương nhiệm
9 Đại tướng Nguyễn Quyết 1922- 1987 1992 Nguyên Phó chủ tịch nước lớn tuổi nhất còn sống
10 Thượng tướng Đàm Quang Trung 1921-1995 1987 1992 Kiêm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc [1987-1988]
11 Trung tướng Lê Quang Đạo 1921-1999 19 tháng 4 năm 1987 19 tháng 7 năm 1992 Kiêm Chủ tịch Quốc hội
12 Thiếu tướng Nguyễn Thị Định 1920-1992 19 tháng 4 năm 1987 26 tháng 8 năm 1992 Nữ Phó Chủ tịch đầu tiên và là nữ Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước duy nhất, qua đời khi đương nhiệm
13 Nguyễn Thị Bình 1927 - 23 tháng 9 năm 1992 25 tháng 7 năm 2002 Nữ Phó Chủ tịch thứ hai và là nữ Phó Chủ tịch nước đầu tiên sau khi Hiến pháp 1992 quy định
14 Trương Mỹ Hoa 1945 - 25 tháng 7 năm 2002 25 tháng 7 năm 2007
15 Nguyễn Thị Doan 1951 - 25 tháng 7 năm 2007 7 tháng 4 năm 2016
16 Đặng Thị Ngọc Thịnh 1959 - 8 tháng 4 năm 2016 6 tháng 4 năm 2021 Quyền Chủ tịch nước sau khi Chủ tịch Trần Đại Quang mất ngày 21 tháng 9 năm 2018
17 Võ Thị Ánh Xuân 1970- 6 tháng 4 năm 2021 Đương nhiệm Trẻ nhất khi nhậm chức ở tuổi 51

Các nguyên Phó chủ tịch nước còn sốngSửa đổi

Hiện tại có 5 nguyên Phó chủ tịch nước còn sống, người qua đời gần nhất là ông Chu Huy Mân vào ngày 1 tháng 7 năm 2006 ở tuổi 93. Các nguyên Phó chủ tịch nước dưới đây được xếp theo thứ tự nhiệm kỳ:

  • Nguyễn Quyết
    1987-1992
    20 tháng 8, 1922 [100tuổi]

  • Nguyễn Thị Bình
    1992-2002
    26 tháng 5, 1927 [95tuổi]

  • Trương Mỹ Hoa
    2002-2007
    18 tháng 8, 1945 [77tuổi]

  • Nguyễn Thị Doan
    2007-2016
    11 tháng 1, 1951 [71tuổi]

  • Đặng Thị Ngọc Thịnh
    2016-2021
    25 tháng 12, 1959 [62tuổi]

Xem thêmSửa đổi

  • Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
  • Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam

Chú thíchSửa đổi

Video liên quan

Chủ Đề