Phố hàng cót ở đâu

Phố Hàng Cót ngày nay dài 400 mét, thuộc phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cách Hồ Gươm chừng 900m về hướng tây-bắc. Phố đi từ tháp nước Hàng Đậu đến ngã tư Hàng Mã và nối tiếp với phố Hàng Gà. Đoạn giữa lần lượt chui qua Cầu Sắt và cắt các phố Phùng Hưng, Gầm Cầu, Hàng Lược, rồi đi qua ngã ba Hàng Chai.

Phố Hàng Cót và phố Hàng Gà cùng ở trên một con đường cũ có sẵn từ xưa. Đầu đường này hồi đó ở gần bến sông, có nhiều hộ làm nghề đan cót liếp nên thành tên. Người Pháp gọi là “Rue Takou”. Từ năm 1945 chính quyền Hà Nội đặt lại tên như cũ.

Di tích thờ tự cũ trong phố hiện nay còn có đình Ngũ Giáp ở số nhà 54, bên cạnh là đền Tam Phủ linh từ [số 52, thờ Chư Vị] và chùa Pháp Bảo Tạng [số 44, mới xây trong những năm tạm chiếm 1948 – 1954 làm nơi chứa những mộc bản để in Kinh Phật].

Đoạn đầu phố Hàng Cót, từ vườn hoa Hàng Đậu đến Cầu Sắt, tuy ngắn nhưng lại có nhiều biệt thự làm vào những năm sau 1930. Đoạn cuối phố [từ Cầu Sắt đến ngã tư Hàng Gà–Hàng Vải] có những ngôi nhà lớn do người phố khác tới mua đất, xây mới.

Phố Hàng Cót bắt đầu mở mang từ thập niên ba mươi, bốn mươi của thế kỷ trước; nhiều ngôi nhà kiểu mới to đẹp được xây dựng. Tuyến xe điện Vọng–Kim Liên–Yên Phụ đặt năm 1935 đi qua đây.

Phố Hàng Cót có một ngôi nhà lớn được xây dựng khá sớm, chính là nhà hát đầu tiên của Hà Nội, thường cho các ban nhạc từ Pháp sang thuê làm nơi biểu diễn. Tháng 3-1888 phố bị cháy, may nhà hát không việc gì.

Đến năm 1916, chính quyền thành phố sửa lại nhà hát thành một trường nữ học dành cho khu vực phía bắc Hà Nội, đặt tên Ecole Brieux, dân ta quen gọi trường Hàng Cót, hiện nay là trường THCS Thanh Quan [nhà số 29].

Hàng trăm năm qua, phố Hàng Cót vẫn chiếm một vị trí giao thương thuận tiện ở gần ga đường sắt đầu cầu Long Biên và cách chợ Đồng Xuân chưa đầy 100m. Ngày nay phố lại càng phát triển về thương mại và mở thêm các dịch vụ du lịch.

[embeddoc url=”/wp-content/uploads/2018/01/Pho-Hang-Cot.docx” width=”0px” height=”0px” download=”all” viewer=”microsoft” text=”Tải xuống: pho hang cot.docx”]

Hits: 559

13 Bamboo wattles street

Phố Hàng Cót dài 400m, từ tháp Hàng Đậu qua Cầu Sắt và các phố Phùng Hưng, Gầm Cầu, Hàng Lược, Hàng Chai đến ngã tư Hàng Mã—Hàng Gà. Nay thuộc phường Hàng Mã, Q.Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Cách BĐX Bờ Hồ: 950m [hướng 10h]. Trạm bus lân cận: 50 Hàng Cót [xe 01, 36ct], 3a Phan Đình Phùng [14, 22], 10 Quán Thánh [14, 18, 22, 23], 22c Hàng Lược [31], Đd 16 Phùng Hưng [01, 18, 23, 36ct].

Lược sử

Phố Hàng Cót và phố Hàng Gà cùng ở trên một con đường cũ có sẵn từ xưa. Đầu đường này hồi đó ở gần bến sông, có nhiều hộ làm nghề đan cót liếp nên thành tên. Người Pháp gọi là "Rue Takou". Từ năm 1945 thị trưởng Hà Nội Trần Văn Lai đã đặt lại tên như cũ.

Đền Tam Phủ. Ảnh NCCong ©2012

Đoạn đầu phố Hàng Cót, từ vườn hoa Hàng Đậu đến Cầu Sắt, tuy ngắn nhưng lại có Toà tháp nước và bót cảnh sát Hàng Đậu nổi tiếng và nhiều biệt thự được làm vào những năm sau 1930. Đoạn cuối phố từ Cầu Sắt đến ngã tư Hàng Gà—Hàng Vải thì có những ngôi nhà lớn do người từ nơi khác tới mua đất và xây mới.

  • Cầu chui Hàng Lược—Hàng Cót. Panorama ©NCCong 2015

Phố Hàng Cót bắt đầu được xây dựng mở mang từ thập niên 1930, 1940. Trước chiến tranh thế giới thứ II đã có nhiều ngôi nhà to đẹp mọc lên. Tuyến đường ray Ngã tư Vọng - Kim Liên - Yên Phụ do người Pháp đầu tư được đặt xong vào năm 1935 và tàu điện có trạm dừng tránh nhau trên con phố này. Tiếng chuông leng keng đã để lại một kỷ niệm không thể quên cho tất cả trẻ em và cư dân đương thời.

Tầu điện Hàng Cót những năm 1980

Di tích trên phố

Di tích lịch sử và địa chỉ tâm linh tập trung ở khu vực gần cuối phố Hàng Cót. Trước tiên có đền Tam Phủ linh từ ở số nhà 52 thờ Chư Vị, cuối cùng là ngôi chùa Pháp Bảo Tạng ở số 44 được xây trong thời kỳ Pháp tái chiếm Hà Nội [1948 - 1954] làm nơi chứa các ván khắc để in Kinh Phật. Đặc biệt ở số nhà 54 có ngôi đình Ngũ Giáp của thôn Tân Khai [do 5 giáp họp lại], ban đầu vốn thờ một vị thành hoàng không rõ lai lịch. Về sau do đình Giáp Thượng của thôn Đồng Thuận bị Pháp bắt dỡ để mở đường nên bài vị thành hoàng Lý Tiến, tướng của vua Hùng thứ 6 được đưa về đình Ngũ Giáp để cùng thờ. Tục truyền ngài bị thương nặng khi đánh giặc Ân ở núi Vũ Ninh, quay về tới làng quê thì mất.

Nhà hát Hàng Cót đầu thế kỷ XX

Tại đình hiện còn đôi câu đối:
Mộng giáng hoàng long, Tô Lịch giang biên lưu hiển tích
Chỉ thanh danh tướng, Vũ Ninh sơn ngoại lẫm trung can.

  • Ngã ba Hàng Chai—Hàng Cót. Panorama ©NCCong 2014

Tạm dịch là:
Mộng ứng rồng vàng, còn lưu dấu tích ven sông Tô Lịch
Chí cao tướng giỏi, ngời sáng lòng trung ngoài núi Vũ Ninh.

Trường THCS Thanh Quan. Ảnh NCCong ©2016

Gần ngã ba Hàng Chai—Hàng Cót có ngôi trường THCS Thanh Quan, mang biển số 29, xưa từng là nhà hát đầu tiên của Hà Nội và thường cho các ban nhạc từ Pháp sang thuê làm nơi biểu diễn. Tháng 3 năm 1888, nhiều nhà trên phố bị cháy dữ dội nhưng nhà hát đã may mắn không thiệt hại gì. Đến năm 1916, chính quyền thành phố sửa lại nhà hát thành một trường nữ học dành cho khu vực phía bắc Hà Nội, đặt tên là Ecole Brieux, dân ta quen gọi trường Hàng Cót.

Đến năm 1991 tàu điện chính thức chấm dứt hoạt động, đường ray bị bóc đi, đầu máy, toa xe ngừng sử dụng. Từ cuối thế kỷ XIX, phố Hàng Cót lại được phát triển về thương mại và mở mang thêm dịch vụ du lịch với các nhà hàng và khách sạn.

Chùa Pháp Bảo Tạng. Ảnh NCCong ©2012

Di tích lân cận

©NCCông 2011-2016, Bamboo wattles street

  • Ác quy, Pin tại Hàng Cót
  • Băng, đĩa tại Hàng Cót
  • Điện thoại cố định, Máy fax tại Hàng Cót
  • Điện thoại di động tại Hàng Cót
  • Điện tử, điện lạnh tại Hàng Cót
  • Động cơ, máy phát điện tại Hàng Cót
  • Kim từ điển tại Hàng Cót
  • Linh kiện điện tử tại Hàng Cót
  • Loa, Âm ly tại Hàng Cót
  • Máy ảnh, máy quay phim tại Hàng Cót
  • Máy vi tính tại Hàng Cót
  • Phụ kiện điện thoại di động tại Hàng Cót
  • Quảng cáo điện tử tại Hàng Cót
  • Sim, Thẻ điện thoại tại Hàng Cót
  • Sửa chữa điện, nước tại Hàng Cót
  • Sửa chữa, bảo hành điện thoại di động tại Hàng Cót
  • Sửa chữa, bảo hành điện tử - điện lạnh tại Hàng Cót
  • Thiết bị âm thanh, ánh sáng tại Hàng Cót
  • Thiết bị an ninh, giám sát tại Hàng Cót
  • Thiết bị điện gia dụng tại Hàng Cót
  • Thiết bị điện tử tại Hàng Cót
  • Thiết bị vi tính tại Hàng Cót
  • Vi tính - Sửa chữa & bảo hành tại Hàng Cót

Page 2

Phố Hàng Cót là tên một phố dài 404m đi từ phố Phan Đình Phùng chỗ vườn hoa Hàng Đậu, ngã ba Hàng Lược, cắt Hàng Mã, nơi rẽ của phố Hàng Chai, nối tiếp với phố Hàng Gà, thuộc quận Hoàn Kiếm.

Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Tân Lập - Tân Khai, tổng Tiền Túc [sau đổi là tổng Thuận Mỹ]. Theo bia đặt ở chùa Thái Cam, số nhà 76A phố Hàng Gà, thì thôn này lập từ năm 1822.

Phố Hàng Cót có nhiều nhà làm nghề đan cót bán; người đan cót làm việc ở ngoài vỉa hè.  Thời Pháp thuộc gọi là phố Tacu [Rue Takou]. Từ sau 1945, tên phố được chính thức gọi là Hàng Cót cho đến nay, vì nơi đây vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có  nhiều nhà dân đan cót, buôn bán cót.

Phố Hàng Cót được mở mang từ thập niên ba mươi, bốn mươi; nhiều nhà kiểu mới to đẹp bắt đầu được xây dựng ở đây. Đường xe điện Kim Liên - Yên Phụ đặt năm 1935 đi qua Hàng Gà - Hàng Cót lên Hàng Than. 

Ngày nay phố này không còn bán mặt hàng này nữa... Các cửa hàng trong phố chỉ là những cửa hàng xén lặt vặt phục vụ những cái cần thiết hàng ngày cho người trong phố, khách mua hàng chỉ mấy bước chân là vào đến chợ để mua sắm có đầy đủ hơn. Người thuê nhà ở Hàng Cót đa số cũng chỉ là công chức, nhân viên sở tư.

Video liên quan

Chủ Đề