Phong cách thơ Xuân Diệu trước Cách mạng

Trình bày ngắn gọn những đặc điểm thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945

Posted in Lớp 11, Trung Học Phổ Thông On Wednesday, May 29, 2019

1. Về nội dung tư tưởng

Đọc thơ Xuân Diệu giai đoạn này dường như ta gặp hai tâm trạng trái ngược nhau: nhà thơ rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống nhưng đồng thời lại cũng rất chán nản, hoài nghi, cô đơn. Thực ra hai tâm trạng ấy có mối liên quan nhân quả với nhau.

a. Xuân Diệu rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống

Cuộc sống trong thơ ông phong phú và tuyệt diệu. Cả thế giới này, vũ trụ này được phản ánh vào thơ là một thế giới, một vũ trụ tràn đầy hoan lạc, rất đáng sống.

- Ông biết hưởng thụ, thèm hưởng thụ mọi cái đẹp, cái vui trong cuộc sống và qua thơ đã tặng cho độc giả những thứ ấy:

Em mười lăm tuổi, em tuổi hai mươi Đừng
để mất một cái gì mà không hưởng.

[Giã từ tuổi nhỏ]

Thơ Xuân Diệu giúp độc giả khám phá những giá trị quý báu mà nếu chỉ sống hời hợt, nông nổi thì khó nhận thấy:

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn.

[Huyền Diệu]

- Cảnh vật trong thơ ông đầy sức lôi cuốn: Hoa nhài xanh dưới ánh nguyệt tuôn trời', Ánh nguyệt trắng trên hoa nhài đúc sữa [Hoa đêm].

- Tình yêu trong thơ ông được xem như khu vườn đủ mọi hương sắc, là bản nhạc đủ mọi thanh âm: từ tình yêu ngây thơ, e ấp đến đằm thắm, dịu ngọt; từ nồng nàn, say đắm đến đê mê, điên dại.

b. Thơ Xuân Diệu cũng nói lên quá nhiều chán nản, hoài nghi

Nhân vật trữ tình hiện diện trong thơ hết sức cô đơn. Là một nghệ sĩ theo khuynh hướng lãng mạn nên thường đòi hỏi cái toàn mĩ, tuyệt đỉnh, tự nuôi mình bằng ảo tưởng, ảo vọng; hơn nữa lại mang thân phận người dân mất nước, sống trong hoàn cảnh không có tự do, quyền sống con người lại bị hạn chế trong điều kiện sống mòn mỏi, tù túng. Xuân Diệu vỡ mộng và cảm thấy bơ vơ, bất lực, khi đem cái khát vọng hưởng thụ trọn vẹn cuộc sống lạc thú bước vào thực tế.

- Biểu hiện:

    + Tâm trạng chán nản, hoài nghi và mặc cảm cô đơn nảy sinh, phát triển thành một ám ảnh: Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề [Nguyệt cầm] và trong vòng trói chật cứng của sự cô đơn, Xuân Diệu nhìn ra xung quanh thấy cái gì cũng thê lương, ảo não.

    + Nỗi ám ảnh về thời gian đi nhanh, tuổi trẻ qua mau khiến nhà thơ tự đề ra cho mình một quan niệm: sống gấp gáp, tham lam, yêu hốt hoảng, liều lĩnh:

    Mau với chứ vội vàng lên với chứ
    Em, em ơi tình non sắp già rồi.

    [Giục giã]

    + Là ông hoàng của thơ tình yêu - thứ tình yêu thất vọng không đưa tới hạnh phúc mà chỉ mang lại đau buồn:

    Yêu là chết ở trong lòng một ít
    Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
    Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu

    [Yêu]

2. Về nghệ thuật thơ Xuân Diệu

Thơ Xuân Diệu đặc sắc ở thi tứ, cảm hứng, bút pháp nhờ ảnh hưởng của thơ ca phương Tây thế kỉ XIX - không chỉ ở đề tài, cảm hứng mà cả về những thủ pháp nghệ thuật như cách xây dựng hình ảnh, cú pháp, nhịp điệu. Ông tìm tòi, vận dụng, sáng tạo ra những tứ mới, những cách đặt câu, gieo vần mới lạ, cung cấp nhiều vật liệu mới để xây cao nền thi ca Việt Nam.

Biểu hiện:

- Tình yêu được diễn tả cụ thể, đầy đủ với ý nghĩa tình yêu bao gồm cả tâm hồn và thể xác chứ không bóng gió, ước lệ như trước kia.

- Thiên nhiên được thưởng thức bằng nhiều giác quan khác nhau, cả xúc giác, vị giác chứ không như xưa chỉ tiếp nhận bằng thị giác: Hương hiu hiu nên gió cũng ngọt ngào [Hoa đêm].

- Cách nhìn, cách tả thiên nhiên táo bạo, nhân hóa thiên nhiên, cho thiên nhiên những tâm tư, hành động rất người một cách tự nhiên, hợp lí: Gió lướt thướt kéo mành qua cỏ rối [Chiều].

Bài viết liên quan

Giá trị nhân văn và vẻ đẹp của bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin thể hiện như thế nào qua hai câu thơ: "Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,", "Cầu em được người tình như tôi đã yêu em."

Lê Quý Đôn cho rằng: Thơ phát khỏi từ trong lòng người ta, còn Ngô Thì Nhậm thì nhấn mạnh: Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần. Từ ý kiến trên, hãy nêu vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ.

Em hiểu chủ nghĩa nhân vãn trong văn học như thế nào? Phân tích một số dẫn chứng lâ'y trong hai đoạn trích của tác phẩm Hăm-lét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét để làm sáng tỏ về chủ nghĩa nhân văn.

Văn phân tích: Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích đoạn thơ sau trong Sa hành đoản ca của Cao Bá Quát [từ câu: Không học được tiên ông phép ngủ đến hết bài].

Văn phân tích: Thu Vịnh

Viết bình luận

Họ tên

Địa chỉ email

Nội dung

Video liên quan

Chủ Đề