Phúc chẩn là gì

Ung thư phúc mạc thuộc loại u ác tính hiếm gặp, khó nhận biết, dễ nhầm lẫn với ung thư buồng trứng. Do đó, hầu hết các trường hợp phát hiện bệnh đều ở giai đoạn cuối hoặc thông qua một loại phẫu thuật khối u khác ở trong ổ bụng.

1. Các giai đoạn và triệu chứng nhận diện bệnh ung thư phúc mạc

1.1. Ung thư phúc mạc là gì

Phúc chẩn là gì

Ung thư phúc mạc xảy ra tại niêm mạc biểu mô lót thành trong ổ bụng

Phúc mạc là lớp mỏng của tế bào biểu mô lót thành trong của bụng, có nhiệm vụ bao phủ và bảo vệ cơ quan bên trong bụng là: gan, lách, tụy, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, bàng quang. Ngoài ra, đây còn là lớp tạo ra chất dịch bôi trơn để các cơ quan dễ dàng di chuyển trong ổ bụng. Ung thư phúc mạc chính là ung thư hình thành ở lớp niêm mạc này.

1.2. Các giai đoạn của ung thư phúc mạc

Bệnh ung thư phúc mạc được chia thành hai loại:

- Ung thư phúc mạc nguyên phát

Ung thư phúc mạc nguyên phát được chia làm 4 giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1 và 2 triệu chứng rất nghèo nàn, khó phát hiện, giai đoạn 3 và 4 triệu chứng biểu hiện rõ ràng hơn.

+ Giai đoạn 3: gồm 3 giai đoạn nhỏ

3A: khối u đã lan đến các hạch bạch huyết ở ngoài phúc mạc hoặc bề mặt phúc mạc, phía ngoài của khung chậu.

3B: khối u đã lan đến phúc mạc ngoài khung chậu hoặc hạch bạch huyết ở ngoài phúc mạc, kích thước khối u thường dưới 2cm.

3C: khối u đã lan đến phúc mạc ở ngoài khung chậu, hạch bạch huyết ngoài phúc mạc hoặc bề mặt của lá lách hoặc gan; kích thước khối u trên 2cm.

+ Giai đoạn 4: khối u đã di căn, được chia thành 2 giai đoạn nhỏ

4A: tìm thấy khối u trong chất lỏng tích tụ quanh phổi.

4B: khối u lan đến các cơ quan và mô ngoài bụng.

- Ung thư phúc mạc thứ phát

K phúc mạc thứ phát là tình trạng ung thư từ nơi khác di căn đến phúc mạc, thường gặp là ung thư ống tiêu hóa như: ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng,...

1.3. Triệu chứng nhận diện bệnh ung thư phúc mạc

Triệu chứng bệnh ung thư phúc mạc phụ thuộc vào loại và giai đoạn của bệnh. Hầu như các trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn đầu không xuất hiện triệu chứng, thậm chí đến khi bệnh tiến triển ở nhiều người vẫn không có triệu chứng.

Phúc chẩn là gì

Người bị ung thư phúc mạc dễ cảm thấy đau và chướng bụng

Nếu xuất hiện triệu chứng thì thường là: bụng đau và chướng, có cảm giác áp lực ở vùng xương chậu hoặc bụng, khó tiêu, chưa ăn xong đã cảm thấy no, buồn nôn, bị nôn, ăn không ngon, tăng hoặc giảm cân bất thường, đau lưng, ra dịch âm đạo, mệt mỏi,...

Đến lúc khối u tiến triển thì chất lỏng có thể tích tụ ở bên trong khoang bụng nên thường gây ra triệu chứng: buồn nôn và bị nôn, đau bụng, khó thở, mệt mỏi,... Giai đoạn cuối của bệnh ung thư phúc mạc thường có thể gây ra triệu chứng đường tiết niệu hoặc ruột bị tắc nghẽn hoàn toàn, không thể ăn uống, đau bụng, nôn mửa,...

2. Nguyên nhân gây ra ung thư phúc mạc và cách thức chẩn đoán

2.1. Nguyên nhân gây bệnh

Đến nay nguyên nhân chính xác gây ra ung thư phúc mạc là gì vẫn chưa thể xác định được. Đối với những trường hợp khối u nguyên phát thì yếu tố nguy cơ cao là: tuổi tác, di truyền, liệu pháp hormone sau mãn kinh, chiều cao hoặc béo phì, bệnh lạc nội mạc tử cung,...

Các yếu tố sau được xem là có khả năng làm giảm ung thư phúc mạc: sinh con, dùng thuốc tránh thai, đang cho con bú, cắt bỏ buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, thắt ống dẫn trứng,... Tuy nhiên, những yếu tố này không được xem là có khả năng loại bỏ bệnh hoàn toàn.

2.2. Cách thức chẩn đoán

Việc chẩn đoán ung thư phúc mạc giai đoạn đầu tương đối khó vì triệu chứng của bệnh khá mơ hồ và dễ bị quy với các nguyên nhân bệnh lý khác. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh lý này chỉ được phát hiện khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u đã biết ở một vị trí khác bên trong ổ bụng.

Đối với những trường hợp có triệu chứng nghi ngờ, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, hỏi tiền sử bệnh và những gì mà người bệnh đang gặp phải. Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện những kiểm tra cần thiết như:

Phúc chẩn là gì

Muốn xác định ung thư phúc mạc cần có sự thăm khám và chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa

- Kiểm tra hình ảnh xương chậu và bụng: siêu âm, chụp CT, chụp MRI để kiểm tra tăng sinh hoặc cổ trướng. Tuy nhiên, chụp MRI và chụp CT tương đối khó xác định bệnh lý này.

- Sinh thiết tại một khu vực nghi ngờ bất thường để tìm tế bào ung thư.

- Xét nghiệm máu: tìm kiếm sự tăng lên của các hóa chất được tạo bởi tế bào khối u như HE4, CA 125,...

- Nội soi ổ bụng: để đánh giá tổn thương tại phúc mạc, sinh thiết mô bệnh học hoặc tìm dấu ấn ung thư. Qua nội soi có thể thấy:

+ Phúc mạc: đỏ rực, sung huyết, xuất hiện nhiều vi huyết quản, có các hạt màu trắng đục với kích thước khác nhau, có nụ sùi ở trên thành phúc mạc.

+ Thâm nhiễm phúc mạc: mạc nối có hiện tượng xù xì, dày cứng, có mảng thâm nhiễm phía trên phúc mạc tạng và phúc mạc thành.

Về cơ bản, việc chẩn đoán ung thư phúc mạc nguyên phát chủ yếu dựa vào mô bệnh học sinh thiết màng bụng để tìm sự xuất hiện của tế bào ung thư trung biểu mô và không phát hiện ra bất kỳ loại ung thư nguyên phát nào khác.

2.3. Phân biệt ung thư buồng trứng với ung thư phúc mạc

Chẩn đoán phân biệt ung thư buồng trứng với ung thư phúc mạc là rất cần thiết vì chúng có nhiều điểm giống nhau, đặc biệt là ung thư buồng trứng biểu mô tiến triển. Hai loại ung thư này đều có liên quan với một loại tế bào.

Bệnh nhân được chẩn đoán là bị ung thư phúc mạc khi: buồng trứng hoàn toàn bình thường, không tìm thấy tế bào ung thư ở bề mặt buồng trứng, khối u chủ

yếu là dạng huyết thanh.

Bệnh nhân bị mắc khối u phúc mạc ác tính sẽ được điều trị tương tự như điều trị bệnh ung thư buồng trứng. Tùy thuộc vào kích thước, vị trí khối u và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về bệnh ung thư phúc mạc trên đây chỉ có tính chất tham khảo. Mọi nghi ngờ về triệu chứng của bệnh cần được sự thăm khám và chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến bệnh lý này, bạn đọc có thể trực tiếp liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để có được trả lời chính xác nhất từ đội ngũ bác sĩ và chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.