Phương pháp biện pháp phối hợp là gì

MỤC LỤC1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:.................................................. ...........................Trang 12. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊNCỨU…………… . …………….Trang 23. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:.....................................................................Trang 24. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................Trang 2B- PHẦN NỘI DUNG1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……...........................Trang 32. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.................................................................Trang 4Thuận lợi:....................................................................................................Trang 4Khó khăn…................................................................................................ Trang 43. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN........................................................................ Trang 53.1 Nâng cao chất lượng tuyên truyền phổ biến kiến thức giáo dục trẻ mầm non sâurộng tới các gia đình trẻ……………………………………………………...Trang 53.2 Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ giáo viên nhân viên nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục tại đơn vị…………………………………………………….Trang73.3 Tăng cường sự tham gia của Hội cha mẹ phụ huynh học sinh phát huy vai trò củagia đình trong sự nghiệp giáo dục…………………………………………...Trang 93.4 Phát huy tối đa chi hội khuyến học của nhà trường quan tâm đến trẻ có hoàn cảnhkhó khăn…………………………………………………………………….Trang 113.5 Tăng cường công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp và phối hợp với ban nghànhđoàn thể……………………………………………………………………..Trang 114. KẾT QUẢ THỰC HIỆN............................................................................Trang 12PHẦN C - KẾT LUẬNBÀI HỌC KINH NGHIỆM......................................................................... Trang 14Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN:…………………………………………Trang 15KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG......................................................................... Trang 15KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT……………………………………………………Trang 15PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chon đề tài:Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân,có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành vàphát triển của nhân cách con người. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia vàcác tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quantrọng của giáo dục cho mọi người.Được đi học, được đến trường, đó là một trong những quyền của trẻ emđược hưởng. Những gì trẻ học được trong những năm tháng tuổi thơ sẻ tạomột nền tảng vững chắc cho bé khi trưởng thành, điều này cho chúng ta thấyý nghĩa lớn lao và tầm quan trọng của giáo dục mầm non và để giúp hìnhthành, phát triển toàn diện về mọi mặt thì trách nhiệm giáo dục trẻ không chỉcó nhà trường mà đồng thời phải có sự tham gia của gia đình trẻ.Điều 93 luật giáo dục 2005 cũng đã nêu rõ nhà trường phải có tráchnhiệm chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu nguyên lýgiáo dục; điều này cho thấy ngành giáo dục đã xác định rõ và rất coi trọngvấn đề phối hợp giũa nhà trường với gia đình trong giáo dục ; Đây là nhiệmvụ quan trọng của nhà trường và của giáo viên chính vì vậy mà công tácphối hợp giũa nhà trường và gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với chấtlượng nhà trường. kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ phụ thuộc một phần lớnvào vào việc chia sẻ trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường vàgia đình.Có thể nói sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình là mối quan hệ haichiều mật thiết, cùng chung một mục tiêu và phương pháp giáo dục để giúptrẻ phát triển toàn diện. Việc phối hợp nhà trường với gia đình tạo nên sựliên kết giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗtrợ lẫn nhau trong quá trình giáo dục và để tạo được sự thống nhất về nộidung và phương pháp chăm sóc giáo dục hình thành thói quen và phẩm chấttốt ở trẻ.1Trong thực tế hiện nay cho thấy trường nào có chất lượng chăm sócgiáo dục trẻ tốt hơn thì nơi đó mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình gắnbó thường xuyên có sự kết hợp chặt chẻ thống nhất trong quá trình chăm sócgiáo dục trẻ. Tuy nhiên công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường cũngcòn gặp nhiều hạn chế và khó khăn.Xác định được tầm quan trọng cũng như vị trí, vai trò, và những tồn tạihạn chế của công tác kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tácchăm sóc giáo dục trẻ vì vậy tôi chon đề tài “Một số biện pháp phối hợpgiữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị”.nhằm làm tốt hơn công tác chăm sóc giáo dục trẻ , tăng cường các mối quanhệ chặt chẻ giữa nhà trường và gia đình để thực hiện tốt mục tiêu giáo dụctrẻ phát triển một cách toàn diện và chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1,đưa chất lượng nhà trường ngày càng phát triển.2. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu nội dung và biện pháp, chỉ đạo phối hợp giữa nhà trườngvà gia đình nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Mầm nontrong năm học tạitrường mầm non Tuổi Thơ.Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phối hợpgiữa nhà trường và gia đình nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dụctrẻ mầm non” tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp: Phương phápnghiên cứu lý luận [Tìm đọc sách và tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sởlý luận cho đề tài nghiên cứu]; phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phươngpháp quan sát sư phạm; phương pháp trò chuyện; phương pháp thống kê.3. Mục đích của sáng kiến:Giúp người quản lý có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nhiệm vụcủa mình để chỉ đạo và thực hiện công tác phối hợp một cách linh hoạt, nhạybén, đạt kết quả. Sau khi vân dụng đề tài công tác phối hợp giữa nhà trườngvà gia đìnhchất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên.2Đưa ra những giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng về nguồn lực,vật lực, tài lực trong nhà trường và gia đình. Phát huy có hiệu quả các nguồnlực tạo điều kiện cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trong nhà trường pháttriển, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong trườngMầm non.4. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.Nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến kiến thức giáo dục trẻ mầm nonsâu rộng tới các gia đình trẻ.Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà trườngtạo niềm tin tưởngcủa các bậc phụ huynh.Chỉ đạo công tác kết hợp giữa nhà trườngvà gia đình với đội ngũ cánbộgiáoviên.PHẦN NỘI DUNG1. Cơ sở lý luậnTrong văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảngkhoá VIII đã khẳng định. “Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn đảng, toàndân các cấp ủy chính quyền đoàn thể, các tổ chức các gia đình và các cánhân đều có trách nhiệm góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo,đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục đào tạo. Kết hợp chặtchẽ giáo dục ở nhà trường, gia đình và xã hội tạo nên một môi trường giáodục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng và từng tập thể"..Gia đình giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục trẻ mầmnon. Gia đình là một tết bào tự nhiện của xã hội. Gia đình có ý nghĩa đặcbiệt và có vai trò quan trọng đối với cuộc sống và sự phát triển của trẻ. mầmnonTheo nhà bác học Marencô “Những gì cha mẹ làm được cho con trước 5tuổi đó là 90 % kết quả của tất cả quá trình giáo dục”. Chính vì vậy kết quảchăm sóc giáo dục trẻ phụ thuộc một phần rất lớn vào việc kết hợp giáo dụccủa nhà trường và gia đình. Đây là sự kết hợp hai chiều, cùng chung mục3đích. Mối quan hệ gia đình và nhà trường là mối quan hệ bình đẳng, hợp tácvà chặt chẻ, có thể coi đó là con đường cơ bản chính yếu, thống nhất chungvề mục đích, lợi ích và phương pháp giáo dục trẻ phát triển toàn diện.Nhiệm vụ của Giáo dục mầm non là chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0 đến 6tuổi thành người chủ tương lai của đất nước, đó là một con người cườngtráng về thể chất, phát triển về trí tuệ, phong phú về tinh thần, trong sáng vềđạo đức. Bởi vậy trường Mầm non được xác định là sự khởi đầu cực kỳquan trọng của sự nghiệp đào tạo con người vì đối với trẻ nhỏ đây là thời kỳhình thành và phát triển nhân cách. Trường Mầm non là nơi nuôi dưỡngchăm sóc giáo dục trẻ một cách khoa học. Đội ngũ giáo viên Mầm non đượcđào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực sư phạm, thực sự biết tổ chứcvà thu hút trẻ tích cực tham gia các hoạt động bằng phương pháp và hìnhthức giáo dục phù hợp, tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển toàn diện nhâncách của trẻ và trang bị những kiến thức cơ bản nhất định, chuẩn bị cho trẻbước vào lớp 1. Kết hợp giữa nhà trường và gia đình sẽ tạo ra môi trườngthuận lợi và thống nhất về nội dung, phương pháp, cách tổ chức chăm sóc trẻở lớp cũng như ở nhà, tránh được sự trái ngược về cách thức tác động đếntrẻ, nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.Nhà trường phối hợp với gia đình sẻ đem nhiều thuận lợi cho việc giáodục trẻ, nhà trường và gia đình là hai người bạn đồng hành cùng chung chíhướng, cùng chung mục đích và chỉ như thế mới có thể giúp trẻ hình thành,phát triển toàn diện về mọi mặt và thành công trong cuộc sống. Nếu gia đìnhkhông đồng hành cùng nhà trường trong chăm sóc giáo dục thì kết quả cuốicùng khó mà đạt kết quả như mong muốn.2. Thực trạng của vấn đề.Trường mầm non tuổi thơ được thành lập từ tháng 8/2016 trường trúđóng tại Ấp An Thọ là nơi tập trung đông dân dân cư của 4 ấp của xã ĐịnhAn với tổng diện tích trường là 1500m 2 trường có 4 nhóm lớp, 1 nhà bếp và1 văn phòng dùng chung. Tổng cán bộ giáo viên nhân viên 17 trong đó cán4bộ quản lý: 2, giáo viên: 7, nhân viên: 8. Tổng số trẻ 120 trẻ trong đó lớp lá45 trẻ, lớp chồi 32 trẻ, lớp mầm 24 trẻ và nhóm trẻ 25-36 tháng 19 trẻThực tế cho thấy công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình củatrường mầm non Tuổi Thơ đã được quan tâm và bước đầu đạt những kết quảnhất định tuy nhiên cũng đang còn tồn tại những vấn đề khó khăncần phảigiải quyết. Thận lợi:- Được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo ngành, Đảng ủy, chính quyềnđịa phương trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trẻ, khỏe, năng động, nhiệt tình,linh hoạt bắt kịp với sự phát triển của xã hội. Khó khăn:- Cơ sở vật chất xuống cấp. Diện tích trường và diện tích sân chơi nhỏ khôngđạt diện tích theo quy định trường mầm non chuẩn quốc gia, các phòng học nắngdọi trực tiếp vào nhómlớp, mùa mưa các phòng học dột nước và sân trường đọngnước và đóng rong rêu nhiều.- Phần đa học sinh là con em công nhân Công ty cao su, nông dân, buônbán; nên phần do mải lo toan cuộc sống gia đình, sự quan tâm và phần nhận thứcvề ngành học Mầm non của một số phụ huynh còn hạn chế.- Đời sống của một số phụ huynh trên địa bàn còn khó khăn về kinh tế,sự nhìn nhận về giáo dục mầm non một số phụ huynh còn chưa đúng, chưanhận thấy trách nhiệm của mình trongcông tác phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ;- Một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền vớicha mẹ trẻ, các biện pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa đồngbộ.Xuất phát từ những tồn tại cơ bản trên, muốn nâng cao chất lượng chămsóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường cần đẩy mạnh hơn nữa côngtác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm nâng cao chất lượngchăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn và5từ nhận thức vấn đề nêu trên tôi đã tiến hành nghiên cứu vận dụng “Một sốbiện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm nâng cao chất lượngchăm sóc, giáo dục trẻ” mà tôi đã thực hiện thành công tại trường mầm nonTuổi Thơ.3. Các biện pháp đã thực hiện.3.1 Nâng cao chất lượng tuyên truyền phổ biến kiến thức giáo dục trẻmầm non sâu rộng tới các gia đình trẻ.Công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáodục trẻ thì biện pháp tuyên truyền là một biện pháp hết sức quan trọng nó mang lạihiệu quả của công tác phối hợp rất cao.Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên, gần gũi nhất của trẻ. Việc tuyên truyềnphổ biến kiến thức về giáo dục mầm non tới các thành viên trong gia đình trẻ, nhấtlà những người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ là việc làm vô cùng cần thiết vàquan trọng. Ở đơn vị một số phụ huynh vẫn chưa hiểu biết nhiều về kiến thức vàphương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học. Chính vì vậy cán bộ quản lý,giáo viên cần phải tuyên truyền phổ biến kiến thức về chăm sóc trẻ mầm non đểnâng cao hiểu biết của các thành viên trong gia đình trẻ giúp trẻ phát triển toàndiện. Đối với cán bộ quản lý:- Xây dựng kế hoạch, nội dung hình thức cụ thể thiết thực.Triển khai kế hoạchtới toàn thể cán bộ giáo viên nhân cùng thảo luận những chỉ tiêu cụ thể trongphương hướng nhiệm vụ năm học và hoàn chỉnh kế hoạch chỉ đạo và hướng dẫngiáo viên xây dựng kế hoạch , nội dung, hình thức tuyên truyền nhóm lớp.- Thành lập đội công tác tuyên truyền và phân công cụ thể công tác tuyêntruyền đến từng thành viên trong nhóm cộng tác viên tuyên truyền của nhà trường.như bảng tuyên truyền của nhà trường phải đầy đủ các nội dung như các quyền lợicủa trẻ, thực hiện tốt nội dung ba công khai như chất lượng đội ngũ, chất lượngchăm sóc giáo dục trẻ, tài chính bán trú, thu chi quỷ hội, các hình ảnh hoạt độngcủa trẻ…- Chỉ đạo và bồi dưỡng cho đội cán bộ giáo viên kỹ năng sư phạm của côngtác tuyên truyền khéo léo nhẹ nhàng thuyết phục phụ huynh để đạt được mục đíchphối hợp, các biện pháp tuyên truyền nhưtrao đổi trực tiếp, thực hiện nội dung góc6tuyên truyền, phiếu thăm dò ý kiến, hộp thư góp ý, tổ chức thao giảng dự giờmờiphụ huynh học sinh tham dự, hoạt động lễ hội, hoạt động lao động vệ sinh tạo môitrường, cơ sở vật chất, các cuộc họp của hội phụ huynh … [Hình 1 Bảng tuyêntruyền, hình 2 Họp chuyên môn bồi dưỡng]- Thông qua hội nghị phụ huynh toàn trường đầu năm học, cuối học kỳ 1 vàcuối năm học. Thông báo các nội quy quy định của trường của phụ huynh để cùngnhau họp bàn trao đổi các vấn đề liên quan đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ đểđánh giá và chỉ ra những điểm mạnh điểm yếu trong công tác của nhà trường rútkinh nghiệm cho năm học tới. [Hình 3: Ảnh hội nghị phụ huynh học sinh toàntrường]- Nhà trường còn thường xuyên liên hệ với gia đình tạo niềm tin từ phía giađình trẻ đối với trường mầm non bằng kết quả hoạt động giáo dục. Lắng nghenhững góp ý, những tâm tư nguyện vọng của gia đình.- Thường xuyên kiểm tra nhắc nhỡ và bồi dưỡng kịp thời những hạn chế trongcông tác tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường và giađình trẻ.- Việc tuyên truyền cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể xuyên suốt có sự đầutư tận dụng triệt để ở một số thời điểm như hội họp , các buổi sinh hoạt, các lễ hộivà các phong trào để tuyên truyền các nghị quyết chỉ thị của Đảng và Nhà nước,nêu gương tốt trong công tác cộng tác viên tuyên truyền của nhà trường. Chỉ đạo và tạo mọi điều kiện giúp giáo viên thực hiện tốt công tác tuyêntruyền để nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ:- Căn cứ kế hoạch của nhà trường giáo viên xây dựng kế hoạch tuyên truyềncủa nhóm lớp phù hợp với tình hình thực tế của nhóm lớp.- Nhà trường đã trang bị cho tất cả các nhóm lớp đều có góc tuyên truyền, cácloa đài, các băng đĩa của vụ giáo dục, của ý tế và viện dinh dưỡng.Nội dung tuyêntruyền được cán bộ quản lý ký duyệt và có nguồn tin uy tín chất lượng. hình thứcphong phú như nhà trường trang bị hệ thống phát thanh, trong cuộc họp phụ huynhhọc sinh, thực hiện hằng ngày như trong giờ đón trả trẻ thông báo cho phụ huynhvề vấn đề sức khỏe trẻ, nội dung trẻ học được gì, những điều trẻ đã biết.[Hình 4Giáo viên phối hợp trong giờ đón trả trẻ]- Tuyên truyền về các hoạt động của cô và cháu trong trường, lớp.7- Trưng bày một số sản phẩm tạo hình cô và cháu tự làm như: vẽ, nặn, cắt, xé,dán....[ Hình 5 Môi trường lớp học]- Các nội dung tuyên truyền được thay đổi theo chủ đề , theo tháng, theo tuầnnên gây được sự chú ý và để phụ huynh nắm bắt được nhiều thông tin mới.- Thống nhất với các bậc phụ huynh của nhóm lớp về nội quy, nề nếp, nhữngyêu cầu về đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng phục vụ các chuyên đề cần có của trẻ ởtrường để cùng kết hợp thực hiện.- Tối thiểu 3 lần /năm họp toàn thể và các hình thức khác ngoài các cuộc họpđã định cần chủ động tuyên truyền qua góc tuyên truyền, qua sinh hoạt hàng ngày,qua các sản phẩm của trẻ và nhiều hình thức khác.Có hệ thống loa đài thườngxuyên mở nhạc để cho các cháu tập thể dục buổi sáng và mở băng nhạc thiếu nhi,những băng cô hát cho trẻ nghe, băng trẻ thơ hát chúng tôi đã sắp xếp thời gian đểmở băng tuyên truyền và đọc tin bài viết qua loa phát thanh vào giờ đón, trả trẻ phụhuynh đưa đón con vào các ngày trong tuần.- Cần chủ động về phương tiện tuyên truyền, nội dung tuyên truyền saocho sát với yêu cầu của từng thời điểm, tạo hiệu quả cao nhất.Qua công tác tuyên truyền nhà trường đã nhận thấy được sự thay đổisuy nghĩ tích cưc của phụ huynh học sinh và nhân dân về công tác chăm sócgiáo dục trẻ . Phụ huynh quan tâm hơn đến con trẻ và công tác phối hợpcùng nhà trường đã có hướng tích cực hơn.3.2 Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ giáo viên nhân viên nhằmnâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị.Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Trước hếtnhà trường triển khai một số nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước trong công tácchăm sóc giáo dục trẻ giúp cán bộ giáo viên nhân viên có những nhận thức sâu sắcvà đúng đắn về vị trí vai trò của mình trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáodục trẻ, từ đó làm cho phụ huynh hiểu tin tưởng và tín nhiệm bằng những việc làmcụ thể của mình. Vì vậy cán bộ, giáo viên, nhân viên phải tu dưỡng rèn luyện, phấnđấu phải có tài, có tâm, mặt khác nhà trường thường xuyên bồi dưỡng tập huấn, bồidưỡng thường xuyên về kiến thức quản lý giáo dục, thao giảng, dự giờ, học hỏi cácđơn vị bạn, bồi dưỡng qua các hội thi [Hình 6 Hội thi giáo viên dạy giỏi], tổ chức8các buổi bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng tuyên truyền, kỹnăng giao tiếp ứng sử tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi học nâng cao trình độlý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đánh giá thi đua bằng kết quảgiáo dục, bằng đánh giá của phụ huynh học sinh. Gia đình trẻ còn được tham giadự giờ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ cụ thể là hoạt động học và hoạt độngăn ngủ, lao động vệ sinh, lễ hội của trẻ trong trường giúp phụ huynh học sinh nắmđược các phương pháp, nội dung và hình thức dạy học trẻ mầm non để từ đó giúptrẻ phát triển một cách toàn diện và đồng bộ giữa nhà trường và gia đình chấtlượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng cao bắt kịp với sự phát triển của các nềngiáo dục tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó còn giúp phụ huynh thấy sự thiếu cơsở vật chất thiết bị dạy hoc là thiệt thòi cho giáo viên và trẻ của đơn vị từ đó tạođược niềm tin tưởng của cha mẹ trẻ và quan tâm chăm lo và đầu tư hơn nữa chođơn vị cũng như cho giáo dục...ngoài ra đơn vị tiếp tục tập trung đẩy mạnh thi đua“ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” với 3 nội dung lớn “Trách nhiệm trong công việc, nêu gương trong đời sống, dân chủ trong hoạt động ”gắn với phương châm hành động “ Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao” thànhcác hoạt động thường xuyên. “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự họcvà sáng tạo” phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực ”, “ Tận tâm, tận tụy tất cả vì các cháu thân yêu ” trong các hoạt động chămsóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng '' Trường họcthân thiện, học sinh tích cực '', “ Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”.Chất lượng chăm sóc giáo dục là tiền đề quan trọng để tạo niềm tin cho phụhuynh và là sức mạnh lan tỏa đến cộng đồng xã hội ... Tích cực thực hiện các biệnpháp phối hợp trong giáo dục, nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày giúp trẻ khỏemạnh, phát triển toàn diện, thực hiện lịch khám sức khỏe, cân, đo, theo dõi đánhgiá sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, bồi dưỡng riêng cho trẻ như cho trẻuống thêm sữa, trái cây, pho mai, trứng gà, váng sữa... cho trẻ suy dinh dưỡng, yêucầu phụ huynh giám sát kiểm tra bữa ăn của trẻ, kết hợp việc tuyên truyền giáo dụctheo từng chủ đề. Vận động phụ huynh ủng hộ đồ dùng đồ chơi phục vụ các chủ đề9học của trẻ mở các buổi chuyên đề, tọa đàm có phụ huynh tham gia, phụ huynhủng hộ khen thưởng qua các hội thi, khen thưởng sơ kết, lễ tết.3.3 Tăng cường sự tham gia của Hội cha mẹ phụ huynh học sinhphát huy vai trò của gia đình trong sự nghiệp giáo dục.Hội cha mẹ phụ huynh học sinh có tầm quan trọng đặc biệt, là mộttrong các giải pháp phát huy vai trò của gia đình trong sự nghiệp giáo dục.Qua Hội cha mẹ phụ huynh học sinh, gia đình tham gia công tác giáo dụcmột cách có tổ chức, có kế hoạch. Hội cha mẹ phụ huynh là tổ chức huyđộng các thành viên tham gia tích cực vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ vàthực hiện các nhiệm vụ của gia đình mà luật pháp quy định. Bởi thế, giađình, Hội cha mẹ học sinh là một yếu tố không thể thiếu cùng với nhà trườnghoàn thành tốt nhiệm vụ lớn lao này.* Tham gia vận động gia đình tham gia vào hoạt động chăm sóc bảo vệsức khỏe như nhà trường đưa một số thành viên trong ban đại diện vào thànhviên trong ban chăm sóc, tổ tự quản của nhà trường để tham gia kiểm tragiám sát các hoạt động của nhà trường có mục đích và có kế hoạch. Thamgia theo dõi sức khỏe trẻ , nghiên cưu các kiến thức nuôi con theo khoa học.*Tham gia vào việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non nhằmđảm bảo kết quả giáo dục của trẻ đạt theo mục tiêu mà chương trình giáodục đề ra như phối hợp trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung,phươngpháp, kiểm tra đánh giá trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện.dự giờ các hoạt độngcủa trẻ ở trường để cùng bàn bạc và thống nhất phương pháp chung trongchăm sóc và giáo dục trẻ.Cùng nhà trường tham gia vào việc xây dựng kế hoạch theo dõi và giúpđỡ giáo viên thực hiện đúng kế hoạch giáo dục như về nhà dạy trẻ các bàithơ bài hát cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, ở gia đình…Cùng thống nhất phương pháp giáo dục với nhà trường như cùng xâydựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tạo mọi điều kiện để trẻ tìm10tòi khám phá như không làm thay trẻ kiên nhẫn chờ đợi trẻ thực hiện thamgia một số công việc tự phục vụ và công việc vừa sức tạo nề nếp và thóiquen tốt phát triển tính tự lực và một số kỹ năng sống cho trẻ.Tham gia các hoạt động lễ hội, các hoạt động ngoại khóa của trườngcủa lớp và của trẻ như trước khi tổ chức lễ hội nhà trường mời hội cha mẹphụ huynh trẻ họp bàn thảo luận và xây dựng kế hoạch lễ hội cùng nhàtrường chuẩn bị địa điểm, kinh phí lễ hội, tập dợt văn nghệ trò chơi và mộtsố kỹ năng hợp tác chia sẻ tạo tâm thế tốt cho trẻ tham gia lễ hội và các hoạtđộng ngoại khóa đạt theo mục tiêu đề ra [Hình 7 đi tham quan di tích lịch sử,hình 8 hoạt động lễ hội]*Tham gia vào xây dựng cơ sở vật chất môi trường hoạt động giáo dụccho trẻ.Giáo dục là sự nghiệp của toàn đảng toàn dân. Do vậy phối hợp giữanhà trường và gia đình để xây dựng cơ sở vật chất là rất cần thiết.- Về tài chính: Nhà trường đã xây dựng kế hoạch phối hợp và dự kiếncác khoản thu chi quỷ hội sau đó ban đại diện vận động phụ huynh đóng góptheo tinh thần tự nguyện. Nhà trường vận động phụ huynh học sinh làm máiche phía trước hiên chơi của lớp mầm với giá trị 6.000.000 [Hình 9 mái chelớp mầm] và 2 đầu múa lân cho trẻ, các chậu hoa kiểng tạo môi trường xanhsạch đẹp cho đơn vị [Hình 10 chậu kiểng, Hình 11 trẻ múa lân]- Tham gia đóng góp bằng vật chất có sẵn của gia đình bằng cáchchỉđạo và hướng dẫn giáo viên cách thức phối hợp như vận động phụ huynhtặng hoa kiểng và các nguyên vật liệu phế phẩm và những đô dùng đồ chơitrẻ ở nhà không sử dụng đểlàm giàu nguyên vật liệt mở và đồ dùng đồ chơigiúp trẻ tự do sáng tạo và thực hành trải nghiệm đơn vị cũng vận động mộtsố gia đình nuôi gia súc, gia cầm cho nhà trường những bao phân để chămsóc cây xanh chậu hoa kiểng.11- Tham gia đóng góp bằng công lao động đắc thù cùa nghề mầm non đasố là nữ có những công việc cần phải có sự góp sức từ phái nam như trong lễhội mừng xuân và hội thi bé vui múa hát dân ca nhà trường cùng họp vớiban đại diện xây dựng ý tưởng làm các cổng lễ hội và phân khu vực hội thiphụ huynh cùng với bảo vệ phối hợp dựng khung và cổng giáo viên làmkhâu trang trí [Hình 12 ảnh phụ huynh tham gia lao động chuẩn bị cho lễhội], sắp xếp lại khu vực chơi ngoài trời. đầu năm học tôi đã huy động toànbộ cán bộ giáo viên nhân viên và một số phụ huynh cùng nhà trường chàrong rêu trong mùa mưa tránh trơn trượt cho trẻ [Hình 13 lao động chà rongrêu sân trường], một số phụ huynh giúp nhà trường trồng một sồ loại rautrong khu vực vườn rau của bé, tạo một vườn rau sạch cải thiện bữa ăn chotrẻ và cũng là nơi giúp bé vui chơi và thực hành thí nghiệm [Hình 14 phụhuynh trồng rau, hình 15 vườn rau]3.4 Phát huy tối đa chi hội khuyến học của nhà trường quan tâmđến trẻ có hoàn cảnh khó khăn.[Hình 16 trao quà khuyến học]Ngay từ đầu năm học nhà trường đã thành lập chi hội và các phân hộikhuyến học thành phần của chi hội cũng như phân hội đều có sự tham giacủa phụ huynh học sinh và cha mẹ trẻ. Mục đích của hội khuyến học là giúpđỡ trẻ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.Tôi xây dựng kế hoạch và phân công cụ thể cho từng thành viên trongchi hội điều tra thật kỹ từng hoàn cảnh của trẻ lập danh sáchtrẻ có hoàn cảnhkhó khăn như trẻ mồ côi không nguồn nuôi dưỡng trẻ khuyết tật, trẻ thuộchộ nghèo, gia đình chính sách sau đó cùng với ban đại diện tìm hiểu về hoàncảnh của trẻ để có kế hoạch hỗ trợ kịp thời giúp gia đình trẻ cảm thấy ấmlòng và có động lực hơn nửa vươn lên trong học tập.3.5 Tăng cường công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp và phốihợp với ban nghành đoàn thể.12Để thực hiện tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường thì sựtham gia của cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức, ban ngành, mạnhthường quân và nhân dân đem lại một sức mạnh to lớn trong công tác giáodục. Đơn vị cùng với lãnh đạo địa phương vận động nhân dân thực hiện tốtcác phong trào như xã hội học tập, cộng đồng học tập, dòng họ học tập vàgia đình học tập. xây dựng quỷ thi đua khen thưởng các hội thi phong tràođể kịp thời động viên khen thưởng gia đình tiêu biểu trong phong trào xâydựng gia đình văn hóa gia đình học tập và các phong trào khác giúp nhândân thấy được sự quan tâm của lãnh đạo và nhà trường từ đó vận động vàtuyên truyền gia đình cùng nhau cố gắng quan tâm hơn nữa trong công tácchăm sóc giáo dục trẻ mầm non.- Phối hợp với hội phụ nữ của xã của ấp.[Hình 17 dự họp ấp an thọ]Đây là lực lượng đông đảo và mạnh nhất để làm công tác tuyên truyềndo vậy tôi đã làm việc với hội phụ nữ xã trình bày kế hoạch phối hợp vớicác chi hội phụ nữ các ấp, nắm các số liệu của các hội viên lên lịch tổ chứccác cuộc họp tuyên truyền. Tuỳ vào tình hình của từng ấp có thể tổ chứcriêng một buổi họp với các hội viên phụ nữ hoặc có thể kết hợp với các buổihọpcủaấp.Cụ thể: Vào thời điểm tổ chức ngày 20/10, 8/3 trước đó các chi hội đềucó họp chuẩn bị nhân buổi đó tôi phát tài liệu cho các chi hội lồng luôn vàonội dung họp để tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho cácbậc cha mẹ với nhiều hình thức: Trao đổi, thảo luận,.... Chi hội nào có tuyêntruyền viên tốt, các chi hội tự đảm nhiệm công tác tuyên truyền, còn chi hộinào cần phối hợp của nhà trường thì tôi cử giáo viên về cùng kết hợp. từ đógiúp chị em phụ nữ quan tâm hơn đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầmnon.- Phối hợp với trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã. [Hình 18 khám sức khỏe]Đây là đơn vị thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhà trường trongviệc khám sức khoẻ chuyên khoa định kỳ cho các cháu và có nhiều nội dung13tuyên truyền phong phú về chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em và phụnữ, chính vì vậy tôi đã xây dựng kế hoạch liên hệ với trung tâm y tế huyênkhám sức khoẻ chuyên khoa đầu năm học cho trẻ và đội ngũ giáo viên, cấpdưỡng. Ngoài ra nhà trường phối hợp với trung tâm y tế mời các bác sĩ vềtriển khai chuyên đề cho gia đình phụ huynh trẻ lắng nghe và giải đáp nhữngvướng mắc của phụ huynh gia đình trẻ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡngtrẻ.Một năm một lần nhà trường đã kết hợp với y tế khám sức khỏecho học sinh và cán bộ giáo viên để xác định nắm bắt điều trị kịp thời bệnhtật, sau đó giáo viên chủ nhiệm trao đổi cụ thể với phụ huynh về tình trạngsức khoẻ của các cháu, đồng thời tuyên truyền một số bệnh thường gặp ở trẻvà cách phòng tránh một số bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.Chính vì vây mà tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm là %. Y tếphối hợp với nhà trường cho trẻ dưới 36 tháng uống bổ sung vitaminA chotrẻ tại đơn vị.Thực hiện tốt công tác tham mưu để lãnh đạo cấp trên, các ban ngànhđoàn thể, đặc biệt là cha mẹ trẻ hiểu được từng nội dung yêu cầu trongnhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường để từ đó có sự đồng thuận vàphối hợp tích cực nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngàycàng tốt hơn.4. Kết quả đạt được.Trường mới thành lập trong thời gian ngắn tuy nhiên sau nhiều nỗ lựcvà phấn đấu trong thời gian qua công tác phối hợp giữa nhà trường và giađình được đánh giá cao. Các cấp ủy, chính quyền địa phương, nhân dân cónhững hướng suy nghỉ tích cực hơn nâng cao vai trò và vị thế của nghànhhọc mầm non trong nhân dân và gia đình trẻ.Hưởng ứng và hỗ trợ nhiệt tình hơn cho đơn vị cả vật chất lẫn tinh thầnvà xây dựng đóng góp nhiều ý kiến để đổi mới chất lượng giáo dục tại nhà14trường, Môi trường cảnh quan sư phạm được khởi sắc, chất lượng giáo dụccủa đơn vị được nâng cao, cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp hơn cụ thểnhư sau:4.1 Về chất lượng chăm sóc giáo dục:-Duy trì sĩ số trẻ: 120 trẻ-Tỷ lệ bé ngoan: 96,25%-Tỉ lệ chuyên cần: 95.33%- Sức khỏe trẻ: so với đầu năm tỉ lệ suy dinh dưỡng, béo phì đã suy giảm đángkể cụ thể:+ Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đầu năm: 6 trẻ đến nay còn 2 trẻ, giảm 4 trẻ+ Suy dinh dưỡng thể thấp còi đầu năm: 8 trẻ đến nay còn 6 trẻ, giảm 2 trẻ+ Béo phì đầu năm: 6 trẻ đến nay còn 5 trẻ, giảm 1 trẻQua kết quả cho thấy chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường ngàycàng được cải thiện và phát triển4.2 Về đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên:4/4 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi vòng cơ sởCó 2 cán bô, giáo viên tham gia học bồi dưỡng nâng cao trình độchuyên môn4 giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm100% cán bộ giáo viên nhân viên đăng ký và thực hiện phong trào đổimới sáng tạo trong dạy và học.Giáo viên và trẻ yêu nghề yêu trường lớp và thích được đến trườngđược thể hiện qua tỉ lệ chuyên cần.Chất lượng giảng dạy của giáo viên được nâng cao đồ dùng đồ chơiphong phú đa dạng trẻ tích cực. Đặc biệt sự phối kết hợp giữa gia đình vànhà trường ngày càng gắn kết và chặt chẻ nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phụhuynh như sự tham gia của phụ huynh trong các dịp lễ hội hay dự giờ củalớp, góp nhiều nguyên liệu phế thải, không sử dụng cho giáo viên và trẻ sángtạo làm đồ dùng dạy học.154.3 Về cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường.Cơ sở vật chất ngày được khang trang đầy đủ, cảnh quan môi trườnglớp họcan toàn- xanh- sạch- đẹp thân thiện hơn.Huy động từ phụ huynh học sinh với tổng số tiền quỷ hội là:11.480.000 đồng trong đó nguồn quỷ hội được chi cho các hoạt động của trẻvà chi mua sắm thiết bị là 4 quạt điện máy, 2 đầu múa lân cho trẻ. Vận độngmạnh thường quân được mái che phía trước lớp mầm.Hàng rào, đồ chơi ngoài trời được trang bị mới môi trường nhóm lớpđược sắp xếp khoa học đảm bảo an toàn, các thiết bị như ti vi đầu đĩa đượccấp mới hiện đại sử dụng phục vụ công tác dạy của cô và học tập vui chơicủa trẻ.PHẦN KẾT LUẬN:1. Bài học kinh nghiệm:-Muốn làm tốt sự phối kết hợp này chúng ta không được nóng vội màphải làm từng bước một, trước hết là bồi dưỡng nhận thức tư tưởng cho độingũ giáo viên nhân viên và gia đình trẻ chủ trương chính sách của đảng nhànước và nghị quyết trung ương về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.- Người quản lý phải biết kết hợp tốt các thành viên trong nhà trường.Thiết lập chặt chẽ mối quan hệ giữa nhà trường, đoàn thể, cơ quan, chínhquyền địa phương nhằm tạo ra các mối quan hệ thuận lợi cho sự phát triểnđồng bộ về vật chất lẫn tinh thần.- Phát huy trách nhiệm, huy động tối đa các nguồn lực đặc biệt là tăngcường sự tham gia của hội phụ huynh học sinh, gia đình trẻ trong công tácchăm sóc giáo dục trẻ.- Tăng cường công tác tuyên truyền về ngành học bằng nhiều hìnhthức cho phụ huynh học sinh, cộng đồng, lãnh đạo địa phương.16- Tổ chức các hoạt động thiết thực, tranh thủ sự quan tâm của các cấp,các ngành, đoàn thể, cộng đồng xã hội, phụ huynh học sinh...2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:Qua áp dụng biện pháp thực hiện tốt công phối hợp giữa nhà trường vàgia đình đã mang lại cho nhà trường sự thay đổi và phát triển tích cực nhất.Môi trường cảnh quan sư phạm được khởi sắc, trẻ yêu trường lớp, hoạt độngtích cực vui vẻ. Phụ huynh có những suy nghĩ tích cực hơn về nhà trường.Sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường được chặt chẽ trong côngtác chăm sóc giáo dục trẻ, chất lượng giáo dục nhà trường ngày một nângcao, tạo được niềm tin và uy tín từ các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhândân từ đó nhà trường nhận được nhiều sự hỗ trợ cả về nhân lực vật lực trílực… từ các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân đặc biệt là từ gia đìnhtrẻ.3.Khả năng ứng dụng triển khai:Với những suy nghĩ trên đến các cấp đảng ủy, chính quyền và nhân dântrên địa bàn xã và cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ huynh học sinh và giađình trẻ tại đơn vị đều nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, từ khi áp dụng sángkiến kinh nghiệm vào công tác xã hội hóa giáo dục đã đạt được kết quả cao.Với kết quả đạt được tôi sẽ mở rông phạm vi ứng dụng sáng kiến trênphạm vi rộng hơn.Do khả năng còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sótnhất định. Kính mong hội đồng khoa học góp ý và giúp đỡ để đề tài của tôiđược hoàn chỉnh và tốt nhất.4.Kiến nghị:Lãnh đạo phòng Giáo dục:Quan tâm hơn nữa tới hoạt động giáo dục của các nhà trường. Tậptrung vào một số công việc cụ thể là: Chăm lo đầu tư cơ sở vật chất, trang17thiết bị , biên chế cán bộ, giáo viên đủ để đáp ứng các hoạt động của nhàtrường.Lãnh đạo địa phương:Cần quan tâm và có hướng chỉ đạo kịp thời trong mọi công tác của nhàtrường.Mở rộng quỷ đất để diện tích đơn vị đạt theo tiêu chí trường mầm nonđạt chuẩn quốc gia.Người viếtLê Thị Ánh HồngÝ KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SKKN……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............................................1819

Video liên quan

Chủ Đề