Phương pháp đánh giá bđkh top down

Bài báo này nghiên cứu cấu trúc và sự phát triển xoáy bão trong sơ đồ ban đầu hóa xoáy động lực thông qua việc phân tách các trường thành các sóng thành phần sử dụng biến đổi nhanh Fourier [Fast Fourier Transform – FFT]. Kết quả phân tích sóng của các trường gió mực 10 m, khí áp mực biển cho thấy các thành phần sóng số 0 và sóng số 1 là hai thành phần sóng chính quyết định độ lớn các trường khí tượng bên trong cơn bão. Trong đó thành phần sóng đối xứng [sóng số 0] đóng vai trò quan trọng nhất cho sự phát triển của cường độ xoáy bão. Trong quá trình chạy vòng lặp, các thành phần phổ sóng với số sóng lớn hơn 1 chỉ phát triển đáng kể trong 30 – 40 vòng lặp ban đầu, sau đó giữ ở trạng thái ổn định.

Từ khóa: Biến đổi nhanh Fourier [FFT], ban đầu hóa xoáy động lực.

1

APPLICATION OF FAST FOURIER TRANSFORM [FFT] ON INVESTIGATING STRUCTURE AND DEVELOPMENT OF A TROPICAL CYCLONE VORTEX IN A DYNAMICAL VORTEX INITIALIZATION SCHEME

Pham Ngoc Bach[1], Nguyen Van Hiep[2] [1]Hanoi University of Science, Vietnam National University Hanoi [2]Institute of Geophysics, Vietnam Academy of Science and Technology

Abstract: This research investigated the structure and development of tropical cyclone vortex in a dynamical vortex initialization scheme using Fast Fourier Transform [FFT] technique. The results of wave analysis of the meteorological fields in storms such as winds at 10 m level, sea level pressure showed that the wave number 0 and 1 are the two major components contributing to the developments of meteorological fields in the storm inner core region. In addition, the study also found that the symmetric wave component plays the most important role on the vortex development. All other waves with wave number greater than 0 only significantly develops in the first 30 – 40 cycles. This allows us to use the vortex at the 40th cycle as initial condition to save computing resources and time for possible application of the dynamical vortex initialization scheme in operational real time forecast.

Keywords: Fast Fourier Transform, dynamical vortex initialization.

2

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NĂNG LƯỢNG BÃO DỰA TRÊN CÁC CHỈ SỐ NĂNG LƯỢNG

Trịnh Hoàng Dương[1], Hoàng Đức Cường[2], Dương Văn Khảm[1] [1]Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu [2]Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

Tóm tắt: Các chỉ số năng lượng bão đã được cộng đồng nghiên cứu bão sử dụng như: Đánh giá năng lượng trong mùa bão, nghiên cứu bổ sung cho phân cấp bão, dự báo xu thế hoạt động của bão trong mùa bão, nghiên cứu tác động của bão và giải thích về sự tác động nóng lên toàn cầu đến hoạt động của bão. Bài báo nhằm nghiên cứu đánh giá diễn biến năng lượng bão, tìm kiếm mối quan hệ của các đặc trưng khí tượng đến năng lượng bão và dự báo hạn mùa về hoạt động của bão trên Biển Đông bằng các chỉ số năng lượng bão. Bên cạnh đó, bài báo giới thiệu các phương pháp đánh giá năng lượng bão dựa trên chỉ số năng lượng bão và một số ưu điểm, hạn chế và khả năng ứng dụng trong đánh giá hoạt động của bão trong mùa bão trên Biển Đông.

Từ khóa: Đánh giá năng lượng bão, chỉ số năng lượng bão.

9

ASSESSMENT METHOD FOR STORM ENERGY BASED ON ENERGY INDICATORS

Trinh Hoang Duong[1], Hoang Duc Cuong[2], Duong Van Kham[1] [1]Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change [2]The National Center for Hydro-Meteorological Forecasting

Abstract: Cyclone energy indexes are used by the cyclone research community, such as cyclone energy assessments, additional studies on cyclone classification, prediction seasonal cyclone activity, impact of cyclone and global warming on storm activity. The purpose of seasonal cyclone energy assessment, looking for the relationship of climate characteristics to seasonal cyclone activity and prediction of seasonal cyclone activity base on cyclone energy indexes. This paper presents the assessment methods of cyclone energy base on energy indexes and some comments on the applicability for East Sea.

Keywords: Assessing cyclone energy, cyclone energy index.

3

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Dương Văn Khảm, Nguyễn Hồng Sơn Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Sản xuất nông nghiệp khác với các ngành kinh tế khác là mọi quá trình sản xuất hầu như được tiến hành ở ngoài trời. Vì vậy, chế độ thời tiết, khí hậu và thuỷ văn có ý nghĩa rất lớn và quyết định đối với sản xuất nông nghiệp [SXNN]. Với tầm quan trọng của thông tin khí tượng thủy văn [KTTV] đối với SXNN, ở nhiều nước trên thế giới, công tác khí tượng nông nghiệp [KTNN] đã được hình thành, phát triển rất sớm và hiện nay vẫn đang được duy trì và hiện đại hóa. Ngành KTTV ở các nước tuy có sự khác nhau về các mô hình tổ chức và hoạt động, nhưng lĩnh vực KTNN đều bao gồm các hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát, nghiên cứu và phục vụ. Để đánh giá khả năng phục vụ cho SXNN của ngành KTTV, bài báo này đề cập đến hai vấn đề: Thực trạng mạng lưới quan trắc KTNN và định hướng phát triển mạng lưới quan trắc KTNN ở Việt Nam.

Từ khóa: Khí tượng nông nghiệp, mạng lưới quan trắc.

17

CURRENT SITUTATION AND DEVELOPMENT STRATEGIES OF AGRO-METEOROLOGY MONITORING NETWORK IN VIET NAM

Duong Van Kham, Nguyen Hong Son Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Abstract: Agricultural production differs from other economic sectors, as almost every production process is carried out outdoors. So the weather, climate and hydrology are very significant and decisive for agricultural production. With the importance of hydro-meteorological information for agricultural production, in many countries in the world, agro-meteorology has been formed and developed very early. Hydrological and meteorological services in different countries differ in their organizational and operational models, but the agro-meteorological sector includes monitoring, survey, research, and service. To assess serviceability of meteorological and hydrographical divisions to agricultural production, this paper addresses two issues: Current state of the agro-meteorology monitoring network and development orientation of agro-meteorology monitoring network of Vietnam.

Keywords: Agricultural meteorology, monitoring network.

4

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM

Huỳnh Thị Lan Hương[1], Nguyễn Thị Liễu[1], Trần Văn Trà[1], Trần Thanh Thủy[1], Vũ Đức Đam Quang[2], Trần Tiến Dũng[2] [1]Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu [2]Cục Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Biến đổi khí hậu tác động đến các ngành, các lĩnh vực và người dân, tác động đến phát triển kinh tế – xã hội, do đó, tác động đến các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Việt Nam đã xây dựng “Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững” và “Đóng góp do quốc gia tự quyết định”. Có sự hài hòa và đồng lợi ích trong việc thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và các mục tiêu phát triển bền vững. Bài báo này phân tích tác động của biến đổi khí hậu và sự gia tăng rủi ro khí hậu đến việc đạt mục tiêu phát triển bền vững, cũng như phân tích sự đóng góp của giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định cho việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Kết quả cho thấy, biến đổi khí hậu và cực đoan gia tăng sẽ gây trở ngại lớn nhất cho việc đạt được mục tiêu 6 về “Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người” và mục tiêu 13 về “Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai”. Giải pháp 13 về “Đảm bảo an ninh lương thực thông qua bảo vệ, duy trì hợp lý và quản lý bền vững quỹ đất cho nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tạo giống mới thích ứng với BĐKH; hoàn thiện hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh” và giải pháp 17 về “Quy hoạch đô thị và sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu tái định cư ven biển và hải đảo trên cơ sở kịch bản nước biển dâng“ có mức đóng góp cao nhất cho việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Từ khóa: Thích ứng với biến đổi khí hậu, mục tiêu phát triển bền vững, đóng góp do quốc gia tự quyết định.

23

THE IMPACTS OF CLIMATE CHANGE ON SUSTAINABLE DEVELOPMENT IN VIET NAM

Huynh Thi Lan Huong[1], Nguyen Thi Lieu[1], Tran Van Tra[1], Tran Thanh Thuy[1], Vu Duc Dam Quang[2], Tran Tien Dung[2] [1]Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change [2]Department of Climate Change

Abstract: Climate change has impacts on all sectors, areas and people, affecting socio-economic development, thus has the potential to affect the nation’s Sustainable Development Goals. Viet Nam has developed a “National Action Plan for the Implementation of the 2030 Sustainable Development Agenda” and the “Nationally Determined Contribution”. There are harmony and co-benefits in implementing adaptation measures and Sustainable Development Goals. This paper analyzes the impacts of climate change and the increase in climate extremes on the ability to achieve the Sustainable Development Goals, as well as analyzing the contribution of climate change adaptation measures in the Nationally Determined Contributions in achieving the Sustainable Development Goals. The results showed that climate change and increased climate extremes will be the greatest obstacle in achieving Goal 6 on “Ensure availability and sustainable management of water and sanitation for all” and Goal 13: “Take urgent action to combat climate change and its impacts”. Within the Nationally Determined Contribution, measure 13: “Ensure food security through protecting, sustainably maintaining and managing agricultural land; restructuring of crops and livestock; create new climate change resilient varieties; complete the disease control and prevention system” and measure 17 “Use sea level rise scenarios in urban and land use planning for infrastructure, industrial parks, coastal and island resettlement areas” contribute most significantly towards achieving the Sustainable Development Goals.

Key words: Climate change, sustainable development goals, Nationally Determined Contributions.

5

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN CẦN GIỜ

Trần Nhật Nguyên[1], Trịnh Thị Minh Châu[1], Chu Phạm Đăng Quang[1], Nguyễn Kỳ Phùng[2] [1]Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM [2]Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM

Tóm tắt: Huyện Cần Giờ là vùng đất thấp ven biển tại TPHCM với nông nghiệp là ngành sản xuất chủ lực, là ngành kinh tế lệ thuộc rất lớn vào yếu tố biến đổi khí hậu [BĐKH]. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đánh giá định lượng tình trạng bị tổn thương đến sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp xây dựng chỉ số dễ bị tổn thương cho từng xã/thị trấn của huyện Cần Giờ. Chỉ số dễ bị tổn thương của nông nghiệp được tính dựa trên bộ tham số cho từng thành phần của hàm bị tổn thương. Do các tham số không cùng thứ nguyên nên nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá chỉ số phát triển con người [HDI] của UNDP [2006] để chuẩn hóa tham số từ 0 ÷ 1 và lựa chọn phương pháp trọng số không bằng nhau của Iyengar & Sudarshan [1982] để xếp hạng các địa phương theo khả năng phát triển nông nghiệp. Kết quả tính toán cho thấy có 2 xã có mức tổn thương cao bao gồm xã Lý Nhơn và Tam Thôn Hiệp, 4 xã có mức tổn thương trung bình bao gồm xã Long Hòa, Bình Khánh, An Thới Đông, Thạnh An và 1 thị trấn có mức tổn thương thấp là Cần Thạnh. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp thích ứng đối với những khu vực bị tổn thương do BĐKH.

Từ khóa: Tính dễ bị tổn thương, sản xuất nông nghiệp, Cần Giờ.

34

ASSESSMENT OF CLIMATE CHANGE VULNERABILITY TO AGRICULTURAL ACTIVITIES IN CAN GIO DISTRICT

Tran Nhat Nguyen[1], Trinh Thi Minh Chau[1], Chu Pham Dang Quang[1], Nguyen Ky Phung[2] [1]Ho Chi Minh City Institute for Development Study [2]Ho Chi Minh City Department of Science and Technology

Abstract: Can Gio is a low coastal suburban district of Ho Chi Minh City with agriculture as the main economic sector. Agriculture is heavily dependent on climate change. Vurnerability assessment is a tool to indentify impact level of climate change on agriculture. Quantitative assessment of vulneralbility is usually done by constructing a “vulnerability index”. This index is based on several set of indicators that result in agricuteral vulnerability of each commune/town in Can Gio District. The indicators will be in different units and scales. The methodology used in UNDP Human Development Index [HDI] [UNDP, 2006] is followed to normalize them between 0 and 1 and method with unequal weights [Iyengar & Sudarshan [1982]’s method]. As a result, Ly Nhon and Tam Thon Hiep commune is vulnerable at the high level in climated change condition. Long Hoa, Binh Khanh, An Thoi Đong, Thanh An Commune are vulnerable at the medium level. Can Thanh town is vulnerable at the low level. The study also proposes some adaptation solutions for areas affected by climate change.

Keywords: vulverability, agriculture activities, Can Gio district

6

KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH CHO LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG CỦA VIỆT NAM NĂM 2014 THEO CÁCH TIẾP CẬN TỪ TRÊN XUỐNG

Hoàng Tùng[1], Vương Xuân Hòa[1], Trần Thị Bích Ngọc[2], Vũ Thành Nhân[3] [1]Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu [2]Cục Biến đổi khí hậu [3]Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tóm tắt: Kiểm kê khí nhà kính quốc gia cho Việt Nam đã được thực hiện trong những năm gần đây thông qua các báo cáo cho chính phủ và quốc tế. Bài báo này nghiên cứu tính toán phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực năng lượng của Việt Nam năm 2014 bằng cách tiếp Bậc 1 trong Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính quốc gia của IPCC phiên bản 1996 sửa đổi và Hướng dẫn thực hành tốt về kiểm kê khí nhà kính quốc gia của IPCC phiên bản 2000 với nguồn số liệu thống kê quốc gia từ trên xuống. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, với cách tiếp cận và nguồn số liệu từ trên xuống, phát thải khí nhà kính của lĩnh vực năng lượng năm 2014 là khoảng 171,6 triệu tấn CO2 tương đương. Kết quả này thấp hơn khoảng 0,4% so với cách tính toán tiếp cận theo số liệu ngành và thấp hơn khoảng 8,2% so với cách tính toán tiếp cận theo số liệu từ dưới lên. Với chênh lệch về kết quả không nhiều, phương pháp tính toán đơn giản và nguồn số liệu chính thống dễ thu thập, cách tiếp cận này có thể được sử dụng để cập nhật thường xuyên lượng phát thải khí nhà kính quốc gia cho lĩnh vực năng lượng nói riêng và tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia nói chung để phục vụ công tác quản lý nhà nước và xây dựng chính sách.

Từ khóa: Khí nhà kính, lĩnh vực năng lượng, tiếp cận từ trên xuống.

45

GREENHOUSE GASES INVENTORY FOR ENERGY SECTOR IN VIET NAM IN 2014 BY APPLYING TOP-DOWN APPROACH

Hoang Tung[1], Vuong Xuan Hoa[1], Tran Thi Bich Ngoc[2], Vu Thanh Nhan[3] [1]Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change [2]Department of Climate Change [3]Ministry office, Ministry of Natural Resources and Environment

Abstract: National greenhouse gas inventories for Viet Nam have been implemented in recent years and reported domestically and internationally. This paper examines the calculation of greenhouse gas emissions from Energy sector in Viet Nam for the year 2014 by Tier 1 method in accordant to revised 1996 IPCC National Greenhouse Gas Inventory Guidance and 2000 IPCC Good Practical Guide on National Greenhouse Gas Inventory with top-down national statistics. The results indicate that, with a top-down approach and data source, the GHG emissions in 2014 were about 171.6 MtCO2 equivalent. This is about 0.4% lower than the sectoral approach and 8.2% lower than the bottom-up approach. With very little difference in results, simple calculation methods and easily accessible official data sources, this approach can be used to regularly update national GHG emissions for energy and other sectors to serve the state management and policy development.

Keywords: Greenhouse gases, energy sector, top-down approach.

7

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA GIẢI PHÁP THU HỒI KHÍ BÃI RÁC CHO PHÁT ĐIỆN: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CHO BÃI CHÔN LẤP NAM SƠN, HÀ NỘI

Vương Xuân Hòa[1], Đặng Quốc Việt[2], Vũ Đình Nam[3] [1]Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu [2]Cơ quan hợp tác quốc tế Đức [3]Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tóm tắt: Chôn lấp chất thải rắn [CTR] với các thành phần hữu cơ trong điều kiện yếm khí sẽ gây phát thải khí nhà kính [KNK]. Phát thải KNK từ lĩnh vực chất thải đóng góp khoảng 6% tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia. Một trong những giải pháp giảm nhẹ được áp dụng đối với các bãi chôn lấp CTR sắp đóng cửa là lắp đặt các hệ thống ống nhằm thu hồi và đốt khí bãi rác. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tiềm năng giảm phát thải KNK và chi phí lợi ích của giải pháp thu hồi khí bãi rác cho phát điện bằng các phương pháp luận xây dựng cho các dự án trong khuôn khổ Cơ chế phát triển sạch [CDM] đã được Ban chấp hành quốc tế [EB] về CDM công nhận; và phương pháp phân tích chi phí lợi ích [CBA]. Kết quả đánh giá chỉ ra rằng, hệ số giảm phát thải KNK của giải pháp này là khoảng 0,12 tấn CO2tđ/tấn rác được xử lý, tương đương với mức giảm khoảng 57% so với phương án cơ sở. Tuy nhiên, giải pháp này không có hiệu quả về kinh tế với chi phí giảm phát thải vào khoảng 0,54 USD/tCO2tđ. Nghiên cứu đã đánh giá được tiềm năng giảm phát thải KNK và chi phí lợi ích của giải pháp thu hồi khí bãi rác cho phát điện ở mức độ chi tiết cho một phương án giảm phát thải cụ thể ở cấp độ cơ sở. Tuy nhiên, các tham số và hệ số phát thải KNK sử dụng cho tính toán vẫn là các hệ số mặc định của IPCC. Do đó, cần có những nghiên cứu sâu hơn về các hệ số đặc trưng quốc gia của Việt Nam cho lĩnh vực chất thải để có thể đạt được các kết quả chính xác hơn.

Từ khóa: Tiềm năng giảm phát thải KNK, chi phí – lợi ích, thu hồi khí bãi rác cho phát điện.

58

EVALUATING MITIGATION POTENTIAL AND COST – BENEFIT OF LANDFILL GASES RECOVERING FOR ELECTRICITY GENERATION, CASE STUDY: NAM SON LANDFILL, HA NOI

Vuong Xuan Hoa[1], Dang Quoc Viet[2], Vu Dinh Nam[3] [1]Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change [2]German International Cooperation [3]Ministry office, Ministry of Natural Resources and Environment

Abstract: Solid waste disposal [SWD] with organic components under anaerobic conditions will cause greenhouse gas [GHG] emissions. GHG emissions from the waste sector contribute about 6% of the country’s total greenhouse gas emissions. One of the mitigation measures applied to closed-down landfills is the installation of piping systems for collecting and burning of landfill gas. This study aims to assess the potential for GHG emission reduction and the cost-benefit of landfill gas recovering for power generation using methodologies developed for CDM projects which has been recognized by the CDM Executive Board [EB]; and cost-benefit analysis [CBA]. The results show that the GHG emission reduction of this solution is about 0.12 tons CO2eq/ton of treated waste, equivalent to a reduction of about 57% compared to the baseline. However, this solution is not economically viable with a cost reduction of about 0.54 USD/tCO2e. The study assessed the potential for GHG emission reductions and the cost benefits of landfill gas recovery solutions for a specific case. However, the parameters and GHG emission factors used for calculation are default. Therefore, more in-depth studies on Vietnam’s country specific emission factors for the waste sector are needed in order to achieve more accurate results.

Keywords: Mitigation potential, cost – benefits, landfill gases recovering for electricity generation.

8

SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG CÁC-BON TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Thị Liễu[1], Nguyễn Trung Anh[1], Vũ Đình Nam[2] [1]Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu [2]Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tóm tắt: Hiện nay, việc phát triển thị trường các-bon được xem là yêu cầu cấp thiết, vừa góp phần những giá trị kinh tế nhất định, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước, đồng thời là sự kết nối hợp tác để mở rộng quan hệ ngoại giao thông qua việc đầu tư khoa học, công nghệ và tài chính giữa các quốc gia. Nghiên cứu chỉ ra một số mô hình thị trường các-bon tự nguyện điển hình trên thế giới, đồng thời đưa ra những phân tích và nhận định về tiềm năng cho việc hình thành và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam. Việc phân tích và đánh giá tổng quan về bối cảnh cấp thiết của quốc tế về thị trường các-bon cũng như tình hình thực hiện và triển khai thị trường các-bon trong nước tại các quốc gia điển hình trên thế giới kết hợp với những phân tích và nhận định về những điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam sẽ là cơ sở quan trọng cho việc phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam.

Từ khóa: Thị trường các-bon, Nghị định thư Kyoto, Thỏa thuận Paris về BĐKH.

71

THE NEED FOR CARBON MARKET IN VIETNAM

Nguyen Thi Lieu[1], Nguyen Trung Anh[1], Vu Dinh Nam[2] [1]Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change [2]Ministry office, Ministry of Natural Resources and Environment

Abstract: Nowadays, development of carbon markets has been marked as an urgent need due to its corresponding economic gains, environmental protection merits, sustainable development goal, international relationship establishment via scientific, technology and financial investment activities. This research discusses voluntary carbon market model and its potential of application in Viet Nam. In addition, its general analysis and assessment of the international needs for carbon market, the current status of countries’ carbon market development, analysis and opinion on the advantages of Viet Nam’s context shall lend a strong ground for the country’s carbon market development.

Chủ Đề