Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học

Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học
Tải về bản PDF

Tải về bản PDF

Trong bất kỳ một bài nghiên cứu khoa học nào, phần phương pháp lý luận nghiên cứu sẽ là phần mà bạn thuyết phục người đọc rằng nghiên cứu của mình hữu ích và có đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu. Phương pháp lý luận nghiên cứu hiệu quả phải dựa trên định hướng nghiên cứu chung - dù là định tính hay định lượng - và mô tả đầy đủ các phương pháp nghiên cứu được sử dụng. Đầu tiên, bạn cần đưa ra lý do chọn phương pháp nghiên cứu, sau đó giải thích cách các phương pháp này sẽ trả lời cho câu hỏi nghiên cứu của mình.[1]

  1. Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học

    1

    Nhắc lại vấn đề nghiên cứu. Hãy bắt đầu phần phương pháp luận nghiên cứu bằng cách liệt kê ra các vấn đề hoặc câu hỏi mà bạn định nghiên cứu, bao gồm cả các giả thuyết (nếu có) hoặc những gì nghiên cứu sẽ chứng minh.[2]

    • Khi nhắc lại vấn đề nghiên cứu, hãy bao gồm cả các giả thuyết hoặc các điều kiện mặc định. Phương pháp nghiên cứu cũng được thể hiện qua các giả thuyết và điều kiện này.
    • Nhìn chung, hãy liệt kê các biến số bạn sẽ kiểm tra và các điều kiện bạn kiểm soát hoặc mặc định là bằng nhau.

  2. Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học

    2

    Đưa ra phương pháp nghiên cứu chung. Phương pháp nghiên cứu chung có thể là nghiên cứu định tính hoặc định lượng. Đôi khi, bạn có thể kết hợp cả hai hướng nghiên cứu này. Hãy đưa ra lý do giải thích cho lựa chọn của mình.[3]

    • Nếu bạn định nghiên cứu và ghi lại các xu hướng xã hội có thể đo lường được hoặc đánh giá ảnh hưởng của một chính sách nào đó trên các phương diện khác nhau, hãy áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để tập trung vào việc thu thập và phân tích dữ liệu.
    • Nếu bạn muốn đánh giá quan điểm hay hiểu biết của người khác về một vấn đề nào đó, hãy dùng phương pháp nghiên cứu định tính.
    • Bạn cũng có thể kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu này. Ví dụ, lúc đầu bạn có thể tập trung nghiên cứu một xu hướng xã hội nào đó, sau đó phỏng vấn và ghi lại ý kiến của người khác về ảnh hưởng của xu hướng đó đến đời sống của họ.

  3. Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học

    3

    Đưa ra phương pháp thu thập và xử lý số liệu. Trong phần phương pháp luận nghiên cứu, mục này sẽ cung cấp cho người đọc thông tin về thời gian, địa điểm tiến hành nghiên cứu và các thông số cơ bản về bối cảnh nghiên cứu để đảm bảo tính khách quan tương đối của kết quả thu được.[4]

    • Ví dụ, nếu thực hiện một khảo sát, bạn cần mô tả các câu hỏi khảo sát, địa điểm và cách thức tiến hành khảo sát (ví dụ như khảo sát trực tiếp, trực tuyến hay qua điện thoại), số lượng bảng khảo sát đưa ra và thời gian để người tham gia hoàn thành khảo sát là bao lâu.
    • Hãy đưa ra các thông tin chi tiết để những người khác trong cùng lĩnh vực cũng có thể tiến hành một nghiên cứu tương tự dù có thể không thu được kết quả tương tự. [5]

  4. Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học

    4

    Cung cấp cơ sở lý luận cho các phương pháp không phổ biến. Đặc biệt là đối với lĩnh vực khoa học xã hội, bạn có thể dùng những phương pháp ít được sử dụng hoặc có vẻ không phù hợp với vấn đề nghiên cứu. Nếu là vậy thì bạn cần giải thích chi tiết hơn.[6]

    • Phương pháp nghiên cứu định tính thường yêu cầu giải thích chi tiết hơn phương pháp nghiên cứu định lượng.
    • Bạn không cần giải thích chi tiết về quy trình điều tra khảo sát cơ bản. Thường thì bạn có thể giả định rằng người đọc có kiến thức căn bản về các phương pháp nghiên cứu mà các nhà khoa học xã hội thường sử dụng, chẳng hạn như khảo sát hay nhóm nghiên cứu.

  5. Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học

    5

    Trích dẫn các nguồn mà bạn tham khảo để chọn phương pháp luận nghiên cứu. Nếu bạn tham khảo nghiên cứu của ai đó để xây dựng hoặc áp dụng phương pháp luận nghiên cứu thì hãy thảo luận về các nghiên cứu đó và cách bạn dựa vào đó để xây dựng nghiên cứu của mình.[7]

    • Ví dụ, giả sử bạn tiến hành một khảo sát và tham khảo một vài công trình nghiên cứu khác để viết câu hỏi khảo sát thì hãy trích dẫn các công trình nghiên cứu đó trong mục tài liệu tham khảo.

    Quảng cáo

  1. Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học

    1

    Trình bày tiêu chí thu thập dữ liệu. Khi thu thập dữ liệu chính, bạn cần dựa trên những tiêu chí cụ thể và hợp lý. Hãy trình bày các tiêu chí này một cách rõ ràng và cho người đọc biết lý do lựa chọn cũng như tầm quan trọng của các tiêu chí này đối với nghiên cứu.[8]

    • Mô tả chi tiết đối tượng nghiên cứu và liệt kê các tiêu chí bao hàm hoặc loại trừ mà bạn dùng khi chọn nhóm đối tượng nghiên cứu.
    • Trình bày phạm vi nghiên cứu, nếu có, và mô tả ảnh hưởng của phạm vi này tới việc nghiên cứu có thể áp dụng cho phạm vi lớn hơn hay không. Ví dụ, nếu bạn tiến hành khảo sát 30% số sinh viên của một trường đại học thì kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho sinh viên của toàn trường, nhưng không thể áp dụng cho sinh viên ở các trường đại học khác.

  2. Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học

    2

    Loại trừ điểm yếu của phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu nào cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Hãy thảo luận ngắn gọn về những điểm yếu của phương pháp nghiên cứu bạn chọn, sau đó giải thích tại sao những điểm yếu đó không liên quan hoặc không tồn tại trong nghiên cứu của mình.[9]

    • Đọc các công trình nghiên cứu khác cũng là một cách tốt để xác định những vấn đề tiềm ẩn thường phát sinh khi áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Hãy ghi rõ bạn có thực sự gặp các vấn đề đó trong quá trình làm nghiên cứu hay không.

  3. Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học

    3

    Mô tả cách xử lý khó khăn gặp phải. Cách bạn vượt qua các trở ngại trong quá trình nghiên cứu cũng là một trong những điểm quan trọng nhất của phương pháp luận. Khả năng giải quyết vấn đề của bạn sẽ giúp tăng thêm độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu thu được.[10]

    • Nếu gặp phải bất kỳ vấn đề nào khi thu thập dữ liệu, hãy giải thích chi tiết các bước bạn đã áp dụng để hạn chế ảnh hưởng của vấn đề đó tới kết quả nghiên cứu.

  4. Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học

    4

    Đánh giá những phương pháp nghiên cứu khác mà bạn có thể áp dụng. Đặc biệt là khi bạn dùng một phương pháp nghiên cứu không phổ biến để nghiên cứu đề tài của mình, hãy thảo luận về các phương pháp khác thường được dùng để nghiên cứu các đề tài tương tự và giải thích tại sao bạn lại không dùng các phương pháp đó.[11]

    • Đôi khi, bạn chỉ cần giải thích đơn giản là vì đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng cùng một phương pháp mà chưa có ai dùng phương pháp bạn chọn, do đó chưa thể cung cấp một cái nhìn toàn diện cho vấn đề nghiên cứu.
    • Ví dụ, đã có rất nhiều nghiên cứu dùng phương pháp phân tích định lượng để tìm hiểu một xu hướng xã hội cụ thể nào đó. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào dùng phương pháp tiếp cận định tính để xác định sự ảnh hưởng của xu hướng này đến đời sống của con người.

    Quảng cáo

  1. Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học

    1

    Mô tả cách phân tích kết quả nghiên cứu. Nhìn chung, sự phân tích này sẽ phụ thuộc vào việc bạn nghiên cứu theo hướng định tính, định lượng, hay kết hợp cả hai. Nếu theo hướng nghiên cứu định lượng, bạn có thể dùng phân tích thống kê, còn nếu theo hướng nghiên cứu định tính thì hãy nêu rõ cơ sở lý thuyết hay triết lý mà bạn áp dụng.[12]

    • Tùy thuộc vào câu hỏi nghiên cứu mà bạn có thể dùng cả phân tích định lượng và định tính - vì có thể bạn sử dụng cả hai phương pháp này. Ví dụ, bạn có thể dùng phân tích thống kê, sau đó giải thích các số liệu này bằng một cơ sở lý thuyết nào đó.

  2. Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học

    2

    Chỉ ra sự liên kết giữa kết quả phân tích với mục đích nghiên cứu. Suy cho cùng thì phương pháp luận chung của bạn cần đưa ra được câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Nếu chúng không thực hiện được mục đích này thì hoặc là bạn cần điều chỉnh phương pháp luận hoặc là xây dựng lại câu hỏi nghiên cứu.[13]

    • Ví dụ, giả sử bạn nghiên cứu về tác động của giáo dục đại học tới hoạt động sản xuất nông nghiệp ở miền núi. Bạn có thể phỏng vấn các sinh viên đại học sinh ra và lớn lên ở miền núi, tuy nhiên chỉ dựa vào kết quả phỏng vấn sẽ không thể hiện được sự ảnh hưởng một cách toàn diện. Nghiên cứu định lượng và phép phân tích thống kê sẽ cho bạn cái nhìn bao quát hơn.

  3. Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học

    3

    Xác định cách kết quả phân tích sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Hãy đối chiếu phương pháp luận của bạn với câu hỏi nghiên cứu ban đầu và dực kiến kết quả nghiên cứu dựa trên phân tích. Bạn cần mô tả cụ thể về kết quả thu được sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu như thế nào.[14]

    • Nếu khi trả lời các câu hỏi nghiên cứu, kết quả bạn tìm được lại gợi ra những câu hỏi khác cần nghiên cứu sâu hơn thì hãy nêu các câu hỏi này ra một cách vắn tắt.
    • Bạn cũng có thể nêu ra các hạn chế trong phương pháp nghiên cứu của mình hoặc những câu hỏi mà nghiên cứu chưa trả lời được.

  4. Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học

    4

    Đánh giá tính chuyển dịch hoặc khái quát hóa của kết quả nghiên cứu. Bạn có thể áp dụng kết quả nghiên cứu của mình vào những bối cảnh khác nhau hoặc khái quát hóa trong phạm vi rộng hơn. Các nghiên cứu khoa học xã hội khó có thể chuyển dịch sang bối cảnh khác, đặc biệt là khi bạn dùng phương pháp nghiên cứu định tính.[15]

    • Sự khái quát hóa thường được áp dụng nhiều hơn với các nghiên cứu định lượng. Nếu thiết kế đối tượng nghiên cứu tốt thì bạn có thể áp dụng kết quả thống kê thu được với phạm vi đối tượng rộng hơn bao hàm các đối tượng nghiên cứu.

    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Hãy trình bày phương pháp luận nghiên cứu theo trình tự thời gian, bắt đầu bằng việc mô tả các bước chuẩn bị triển khai phương pháp nghiên cứu, cách thu thập số liệu và cách phân tích số liệu

.[16]

  • Viết phương pháp luận nghiên cứu ở thì quá khứ (đối với tiếng Anh), trừ khi bạn nộp phần phương pháp luận trước khi tiến hành nghiên cứu.[17]
  • Thảo luận chi tiết kế hoạch nghiên cứu với cố vấn hoặc giáo viên hướng dẫn trước khi áp dụng một phương pháp luận cụ thể. Họ sẽ giúp bạn xác định những thiếu sót tồn tại trong nghiên cứu.[18]
  • Hãy viết phương pháp luận ở dạng bị động để nhấn mạnh vào hoạt động nghiên cứu thay vì người tiến hành nghiên cứu.[19]

Về bài wikiHow này

Trang này đã được đọc 11.954 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?