Phương pháp phòng tránh bệnh loãng xương

Loãng xương là một bệnh lý gặp khá nhiều ở các đối tượng trên 50 tuổi, kể cả nam và nữ. Hiện nay, có đến 1/3 phụ nữ và 1/8 nam giới trên thế giới có nguy cơ mắc loãng xương. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu điều trị loãng xương thế nào cho hiệu quả cũng như cách để phòng tránh căn bệnh này.

1. Loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương khiến cho xương dễ bị gãy, tổn thương cho dù gặp những chấn thương rất nhẹ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do mật độ canxi trong xương bị thưa dần, dẫn đến hiện tượng xương bị mỏng hay bị loãng làm cho xương người bệnh bị yếu đi.

Loãng xương là một căn bệnh nguy hiểm

Loãng xương thường được phát hiện ở những thời điểm trễ, bởi bệnh phát triển một cách âm thầm không gây ra nhiều triệu chứng rõ rệt. Có những trường hợp được phát hiện khi xương gặp chấn thương và bị gãy. Những triệu chứng ban đầu mà người bệnh ghi nhận được chỉ có đau mỏi người sau đó mới dẫn đến giảm chiều cao và vẹo cột sống nên rất khó được phát hiện sớm. Vì thế muốn biết điều trị loãng xương thế nào thì người bệnh cần biết cách phát hiện loãng xương một cách nhanh chóng nhất.

Loãng xương là một trong những bệnh xương khớp vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Người mắc có thể gặp các biến chứng như chân tay bị tê, mỏi, đau nhức, ê buốt, thoái hóa khớp, suy thận và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Thậm chí có những biến chứng nặng hơn như gãy xương khi va chạm nhẹ, teo cơ, bại liệt, tàn tật suốt đời,...

Điều trị loãng xương như thế nào là đúng cách là một câu hỏi được quan tâm rất nhiều hiện nay

2. Phân loại loãng xương

Trước khi tìm hiểu về những cách điều trị loãng xương thế nào, hãy cùng tìm hiểu về các loại loãng xương để hiểu rõ hơn tình trạng của bản thân. Theo đó, bệnh được phân thành 02 loại sau:

Loãng xương nguyên phát:

Loãng xương nguyên phát có nguyên nhân chính là do tuổi già hoặc do tình trạng mãn kinh ở nữ giới. Khi quá trình tạo cốt bào ở xương bị lão hóa gây nên sự mất cân bằng giữa việc hủy xương và tạo xương.

  • Loãng xương type 1 [loãng xương sau mãn kinh]: do giảm nội tiết tố estrogen và sự suy giảm của một số hormon và enzym, thường gặp ở các đối tượng từ 50 - 55 tuổi.

  • Loãng xương type 2: do tuổi tác và tình trạng mất cân bằng tạo xương, xuất hiện ở cả nam và nữ trên 70 tuổi. Loại loãng xương này làm mất chất khoáng ở cả xương xốp và xương đặc, thương gây gãy xương đùi ở người bệnh.

Loãng xương có thể do tuổi tác hoặc một số nguyên nhân khác về nội tiết tố và xương

Loãng xương thứ phát:

Liên quan đến các bệnh lý mạn tính hay do sử dụng một số loại thuốc gây ra. Một số nguyên nhân gây ra loãng xương thứ phát:

  • Các bệnh nội tiết: tiểu đường, cường giáp, bệnh to đầu chi,...

  • Bệnh về tiêu hóa: bệnh gan mạn tính, bệnh nhân cắt dạ dày,...

  • Bệnh khớp: các bệnh lý cột sống hay viêm khớp,...

  • Bệnh ung thư: Kahler.

  • Bệnh di truyền: bệnh nhiễm sắc tố sắt,...

  • Sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài: corticoid, heparin, thuốc lợi tiểu,...

Mỗi loại loãng xương sẽ có một cách điều trị khác nhau, tùy vào tình trạng cơ thể mà người bệnh có thể được chỉ định một số biện pháp để điều trị. Hãy cùng theo dõi bài viết để biết thêm về các cách điều trị loãng xương thế nào.

3. Điều trị loãng xương thế nào?

Mục tiêu của việc điều trị loãng xương là ngăn chặn các nguy cơ tổn thương xương, có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như:

  • Tăng cường khối lượng xương.

  • Phục hồi cấu trúc xương đã bị loãng và phục hồi vô cơ hóa xương.

  • Ngăn chặn tình trạng mất xương.

Điều trị loãng xương không sử dụng thuốc:

Xây dựng một lối sống lành mạnh không chỉ giúp tăng cường sức khỏe hạn chế bệnh tật mà còn ngăn chặn các nguy cơ tổn thương xương, giúp người bệnh có một bộ xương khỏe mạnh. Tập luyện thể thao với một cường độ vừa phải:

  • Rèn luyện sức mạnh cho các cơ với những bài tập như: tập kháng lực, tập nhấc vật nặng theo khả năng của từng người,...

  • Các bài tập như: khiêu vũ, chạy bộ, đi bộ,... Tuy nhiên, cần điều chỉnh cho phù hợp với thể trạng từng người và mức độ nặng của loãng xương.

Xây dựng một lối sống lành mạnh để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc loãng xương

Điều trị loãng xương thế nào cho hiệu quả cần kết hợp giữa chế độ tập luyện và chế độ ăn. Chế độ ăn của người mắc bệnh loãng xương cần bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D để tăng cường sự bền chắc cho xương khớp. Hơn nữa người bệnh cũng cần tránh những thực phẩm có hại như: cà phê, thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác. Đặc biệt cần cân nhắc các loại thuốc làm gia tăng tình trạng loãng xương, như các thuốc Corticoid,...

Điều trị loãng xương bằng thuốc:

Để điều trị loãng xương một cách hiệu quả nhất người bệnh cần sử dụng một số loại thuốc nhưng cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh những dị ứng nguy hiểm. Người bệnh cần bổ sung lượng canxi đủ 1.000 - 1.200 mg/ngày vào cơ thể và lượng vitamin D cho cơ thể cần thiết là 800 - 1.000 IU/ ngày.

Bên cạnh người bệnh cần sử dụng thêm một số loại thuốc chống hủy xương như:

  • Alendronate: Fosamax plus [Alendronate 70mg + Cholecalciferol 2.800IU] hoặc Fosamax 5600 [Alendronate 70mg + Cholecalciferol 5.600IU]: 1 viên/tuần.

  • Zoledronic acid [Aclasta 5mg/100ml] được truyền vào tĩnh mạch với liều lượng 5mg/100ml. Loại thuốc này chống chỉ định với người bệnh bị suy thận và rối loạn nhịp tim.

  • Calcitonin được chỉ định cho những bệnh nhân bị gãy xương hoặc bị đau do loãng xương với liều lượng 50 - 100IU/ ngày, cần sử dụng kết hợp với nhóm bisphosphonate.

  • Chất điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen [SERM], Raloxifene [ Evista] được chỉ định cho phụ nữ sau mãn kinh bị mắc loãng xương, có liều lượng 60mg/ ngày.

Các nhóm thuốc khác để điều trị loãng xương:

  • Strontium ranelate [Protelos]: nhóm thuốc tăng cường tạo xương, ức chế hủy xương, liều lượng 2g/ngày. Tuy nhiên nhóm thuốc này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi bởi những tác dụng phụ mà nó gây ra trên hệ tim mạch.

  • Deca-Durabolin và Durabolin: thuốc làm tăng quá trình đồng hóa.

Sử dụng thuốc cũng là một cách vô cùng hiệu quả để điều trị loãng xương

Để biết được cách điều trị loãng xương thế nào thì các bác sĩ phải dựa trên nhiều yếu tố của người bệnh và đưa ra phương pháp thích hợp nhất. Nếu cần thiết các bác sĩ sẽ kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để cho ra hiệu quả tốt nhất.

Điều trị các biến chứng:

Các biến chứng mà bệnh loãng xương có thể gây ra là đau hoặc gãy xương tùy vào mức độ tình trạng. Để điều trị các biến chứng cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.

  • Điều trị đau: điều trị dựa vào bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế thế giới kết hợp với Calcitonin.

  • Trường hợp gãy xương: áp dụng các phương pháp điều trị như đeo nẹp, bơm xi măng vào thân đốt sống; thay đốt sống nhân tạo. Thay xương hoặc thay khớp nếu cần thiết.

Điều trị lâu dài:

Điều trị loãng xương thế nào? Ngoài những phương pháp trên thì để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị loãng xương, người bệnh cần thực hiện việc điều trị lâu dài hơn.

  • Theo dõi và tuân thủ tốt những chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị.

  • Đo lại mật độ xương định kỳ theo thời gian từ 1 - 2 năm để đánh giá kết quả điều trị.

  • Bệnh nhân mắc loãng xương cần được điều trị lâu dài trong vòng từ 3 - 5 năm. Sau thời gian đó cần được đánh giá lại tình trạng để đưa ra phương hướng điều trị tiếp theo.

Để điều trị loãng xương hiệu quả cần một quá trình theo dõi lâu dài

Loãng xương đang là một căn bệnh gây ra nhiều lo lắng cho người mắc lẫn những người nằm trong diện nguy cơ mắc vì nó gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế câu hỏi điều trị loãng xương thế nào đang rất được quan tâm hiện nay.

Để biết được phương pháp điều trị loãng xương hiệu quả nhất đối với tình trạng của bản thân, hãy đến ngay các cơ sở y tế để nhận được những lời khuyên hữu ích. Liên hệ ngay với MEDLATEC qua số hotline 1900 565656 nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu của bệnh loãng xương ở trên cơ thể mình. Đội ngũ nhân viên y tế của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương.

Theo thống kê của Hiệp hội Loãng xương quốc tế [IOF], trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương. Ở Việt Nam, năm 2015 ước tính có khoảng 3,5 triệu người bị loãng xương và hơn 193 000 gãy xương liên quan đến loãng xương. Dự báo đến năm 2030 số người bị loãng xương ở Việt Nam là 4,5 triệu người.

Loãng xương là gánh nặng kinh tế cho bệnh nhân và gia đình vì chi phí điều trị gãy xương, tái gãy xương, gánh nặng cho toàn xã hội [Gãy xương đùi làm tăng nguy cơ tử vong từ 8,4-36% trong năm, gãy xương trong tương lai tăng 2.5 lần sau gãy xương đùi, đa số gãy xương đốt sống khởi đầu yên lặng trên lâm sàng, nhưng gãy xương này thường có triệu chứng đau, tàn phế, gây biến dạng cột sống, tử vong…]

Triệu chứng của bệnh

Bệnh diễn biến âm thầm, không có triệu chứng khi mới mắc, khi có dấu hiệu lâm sàng thường là lúc đã có biến chứng.

Các triệu chứng phổ biến của loãng xương là: Đau lưng, giảm chiều cao, gù vẹo cột sống [còng lưng], gãy xương sau một chấn thương rất nhẹ.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương

Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ loãng xương như:

- Kém phát triển thể chất, ít hoạt động thể lực, thói quen hút thuốc lá hay sử dụng quá nhiều rượu bia, cà phê.

- Tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương do loãng xương, tiền sử bản thân có gãy xương.

- Bị mắc một số bệnh như thiểu năng tuyến sinh dục nam và nữ, bệnh mạn tính đường tiêu hóa, bệnh nội tiết, bệnh thận mạn, viêm khớp dạng thấp hoặc cần sử dụng dài hạn một số thuốc [thuốc chống động kinh, thuốc chống đông, kháng viêm nhóm corticostiroids].

Xét nghiệm chẩn đoán

Đo khối lượng xương bằng phương pháp hấp phụ năng lượng tia X kép [DXA] là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương của WHO, phương pháp để chẩn đoán xác định, phát hiện nguy cơ bị bệnh, dự báo nguy cơ gãy xương và theo dõi điều trị loãng xương. 

Đối tượng cần đo loãng xương

- Tất cả phụ nữ > 65 tuổi và nam giới > 70 tuổi

- Tiền sử gãy xương sau 50 tuổi

- Phụ nữ sau mãn kinh dưới 65 tuổi và nam giới từ 50 đến 69 tuổi kèm một trong số các yếu tố nguy cơ

- Tiền sử gia đình gãy xương

- Trọng lượng cơ thể thấp

- Sử dụng thuốc làm gia tăng nguy cơ mất xương: corticosteroids, thuốc chống động kinh, ức chế bơm protons…..

- Một số bệnh lý kèm theo: viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, cường giáp, ….

Điều trị loãng xương

- Các biện pháp không dùng thuốc

 + Chế độ dinh dưỡng: cung cấp đầy đủ nhu cầu hàng ngày về canxi, vitamin D, protein và các khoáng chất cần thiết.

 + Chế độ luyện tập và vận động: duy trì thường xuyên hoạt động thể lực và các bài tập làm tăng khối lượng xương, khối cơ và sức cơ. Các hoạt động thể lực có ích như đi bộ, đạp nhẹ, thái cực quyền, khiêu vũ, aerobic, yoga, bơi lội, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Người bệnh nên duy trì hoạt động thể lực đều đặn, vừa sức, ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần.

 + Thay đổi lối sống: ngưng hút thuốc, hạn chế rượu bia, hạn chế muối, tránh lạm dụng thuốc

 + Các biện pháp phòng tránh té ngã: đảm bảo an toàn nơi ở và làm việc [ sử dụng tay vịn lối đi lại, đảm bảo ánh sáng,nền nhà không trơn trượt, sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi lại nếu cần, tránh té ngã trong tập luyện và sinh hoạt hàng ngày]

- Các thuốc điều trị

Nhóm Biphosphonates [BP] là nhóm thuốc thường được lựa chọn đầu tiên trong điều trị loãng xương cho hầu hết các loại loãng xương. Thuốc còn có thể sử dụng để phòng ngừa cho những đối tượng có nguy cơ loãng xương. 

Khoa Nội Tổng hợp 

Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Video liên quan

Chủ Đề