Phương pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi tốt nhất hiện nay là

1. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas [Công trình khí sinh học].

    Trong thực tiễn, tùy điều kiện từng nơi, từng quy mô trang trại có thể sử dụng loại công trình khí sinh học [KSH] cho phù hợp. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công trình khí sinh học KSH được đánh giá là giải pháp hữu ích nhằm giảm khí thải methane [CH4 - Khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính] và sản xuất năng lượng sạch. Hiện nay, việc sử dụng hầm Biogas đang được người chăn nuôi quan tâm vì vừa bảo vệ được môi trường vừa có thể thay thế chất đốt hoặc có thể được sử dụng cho chạy máy phát điện, tạo ra điện sinh hoạt gia đình và điện phục vụ trang trại.

- Thứ nhất: Giảm phát thải khí methane từ phân chuồng

- Thứ hai: Giảm phát thải khí nhà nhà kính do giảm sử dụng chất đốt truyền thống

- Thứ ba: Giảm phát thải khí nhà kính do sử dụng phân từ phụ phẩm KSH thay thế phân bón hóa học.

    Như vậy nhờ có công trình khí sinh học mà lượng lớn chất thải chăn nuôi trong nông hộ sẽ được xử lý tạo ra chất đốt và chính điều đó sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà kính rất hiệu quả.

Hầm biogas kiểu KT1 đang trong quá trình xây dựng

[Ảnh: //thongtinkhcn.com.vn/vn/tin-tuc/detail.php?ELEMENT_ID=4864637]

Hầm biogas đã tô xi măng bên trong và bên ngoài

Công nghệ biogas dùng màng phủ HDPE cho những trại lớn

[Ảnh: //nongnghiep.vn//upload/2014/8/21/16-23-59_nh-2.jpg]

Bể phân giải bằng vật liệu composite

Cách xác định kích thước bể phân giải - trong hình là đường kính ngoài của bể 9m3

Công đoạn lắp ống lấy khí

Ảnh: //s291.photobucket.com/user/thanhhoa_active/media/lp%20ng%20hi%20biogas_zpsl6g102ui.jpg.html

2. Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học.

a] Xử lý môi trường bằng men sinh học:

      Từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước người ta đã sử dụng các chất men để giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi được gọi là “Chế phẩm EM [Effective Microorganisms] có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu”. Ban đầu các chất này được nhập từ nước ngoài nhưng ngày nay các chất men đã được sản xuất nhiều ở trong nước. Các men nghiên cứu sản xuất trong nước cũng rất phong phú và có ưu điểm là phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên, khí hậu nước ta. Người ta sử dụng men sinh học rất đa dạng như: Dùng bổ sung vào nước thải, dùng phun vào chuồng nuôi, vào chất thải để giảm mùi hôi, dùng trộn vào thức ăn…

Dưới đây là một vài trong số những chất men bổ sung làm giảm ô nhiễm trong chăn nuôi được sản xuất và nhập khẩu.

TTTên sản phẩm

Bản chất sản phẩm

Tác dụng

Xuất xứ
1DeodoraseChất tách từ thảo mộcGiảm khả năng sinh NH3Thái Lan, Đức
2EMTổ hợp nhiều loại vi sinh vậtTăng hấp thụ TA. giảm bài tiết chất DD qua phânNhật Bản
3EMCThảo mộc, khoáng chất thiên nhiênGiảm sinh NH3, H2S, SO2, giải độc đường THViệt Nam
4KemzymEnzym tiêu hóaTăng hấp thụ TA. giảm bài tiết chất DD qua phân

Thái Lan, Đức

5

Pyrogreen

Hóa sinh thiên nhiên

Giảm khả năng sinh NH3Hàn Quốc
6YeasacTế bào men Sacharomyces

Tăng hấp thụ TA. giảm bài tiết chất DD qua phân

Đức, Thái Lan
7LavedaeHóa chấtDiệt dòi phânThái Lan, Đức
8DK, Sarsapomin 30Chất chiết từ thảo mộcGiảm khả năng sinh NH3Hoa Kỳ


b] Chăn nuôi trên đệm lót sinh học

    Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là sử dụng các phế thải từ chế biến lâm sản [Phôi bào, mùn cưa…] hoặc phế phụ phẩm trồng trọt [thân cây ngô, đậu, rơm, rạ, trấu, vỏ cà phê… ] cắt nhỏ để làm đệm lót có bổ sung chế phẩm sinh học. Sử dụng chế phẩm sinh học trên đệm lót là sử dụng “bộ vi sinh vật hữu hiệu” đã được nghiên cứu và tuyển chọn chọn thuộc các chi Bacillus, Lactobacillus, Streptomyces, Saccharomyces, Aspergillus… với mong muốn là tạo ra lượng vi sinh vật hữu ích đủ lớn trong đệm lót chuồng nhằm tạo vi sinh vật có lợi đường ruột, tạo các vi sinh vật sinh ra chất ức chế nhằm ức chế và tiêu diệt vi sinh vật có hại, để các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ từ phân gia súc gia cầm, nước giải giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở nghiên cứu gốc chế phẩm EM của Nhật Bản, tiến sĩ Lê Khắc Quảng đã nghiên cứu, chọn tạo cho ra các sản phẩm EM chứa nhiều chủng loại vi sinh vật đã có mặt trên thị trường. Ngoài ra nhiều cơ sở khác cũng đã nghiên cứu và chọn tạo ra nhiều tổ hợp vi sinh vật [men] phù hợp với các giá thể khác nhau và được thị trường chấp nhận như chế phẩm sinh học Balasa No1 của cơ sở Minh Tuấn; EMIC [Công ty CP Công nghệ vi sinh và môi trường]; EMC [Công ty TNHH Hóa sinh Việt Nam]; GEM, GEM-K, GEM-P1 [Trung tâm Tư vấn CTA]… Thực chất của quá trình này cũng là xử lý chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường bằng men sinh học.

    Công nghệ đệm lót sinh học đầu tiên được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản từ đầu những năm 1980. Ngày nay đã có nhiều nước ứng dụng như: Trung Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ, Anh, Thái Lan, Hàn Quốc… Ở nước ta từ năm 2010 công nghệ này đã bắt đầu du nhập vào và phát triển. Ngày 22 tháng 5 năm 2014 tại thành phố Phủ Lý, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổng kết 3 năm ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi 2011-2013 và đã có Thông báo số 2560/TB-BNN-VP ngày 30 tháng 5 năm 2014 ý kiến kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám: “…Công nghệ chăn nuôi trên đệm lót sinh học là hướng đi mới và thu được những kết quả bước đầu đã được khẳng định là không gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, giảm bệnh tật, lợn tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt được người ưa chuộng, giá bán cao hơn, vì vậy mà hiệu quả hơn, phù hợp với quy mô chăn nuôi gà, lợn nông hộ”.

Theo kết luận trên thì chăn nuôi trên đệm lót sinh học giảm gây ô nhiễm môi trường và phù hợp nhất đối với mô hình chăn nuôi nông hộ. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là đệm lót sinh học kỵ nước, sinh nhiệt nên địa hình cao ráo và việc làm mát, tản nhiệt khi thời tiết nóng cần phải được quan tâm.

3. Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ [Compost].

    Có thải chất thải bằng hữu cơ [Compost] là sử dụng chủ yếu bã phế thải thực vật, phân của động vật mà thông qua hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của vi sinh vật phân hủy và làm tăng cao chất lượng của sản phẩm, tạo nên phân bón hữu cơ giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Người ta chọn chỗ đất không ngập nước, trải một lớp rác hoặc bã phế thải trồng trọt dầy khoảng 20cm, sau đó lót một lớp phân gia súc hoặc gia cầm khoảng 20-50% so với rác [Có thể tưới nếu phân lỏng, mùn hoai], tưới nước để có độ ẩm đạt 45-50% rồi lại lại trải tiếp một lớp rác, bã phế thải trồng trọt lên trên… đến khi đống ủ đủ chiều cao [Không sử dụng cỏ tranh, cỏ gấu để ủ]. Dùng tấm ni lông, bạt… đủ lớn để che kín đống phân ủ. Cứ khoảng một tuần đảo đều đống phân ủ và bổ sung nước cho đủ độ ẩm khoảng 45-50%, che ni long, bạt kín lại như cũ. Ủ phân bằng phương pháp này hoàn toàn nhờ sự lên men tự nhiên, không cchất thải bằ hữu cơ [Compost] là sử dụng chủ yếu [Tuy nhiên nếu được bổ xung men vào đống ủ thì tốt hơn].

    Nhờ qua trình lên men và nhiệt độ tự sinh của đống phân ủ sẽ tiêu diệt được phần lớn các mầm bệnh nguy hiểm, thậm chí ủ phân có thể  phân hủy được cả xác động vật chết khi lượng phế thải thực vật đủ lớn. Trong phân ủ có chứa chất mùn làm đất tơi xốp, tăng dung lượng hấp thụ khoáng của cây trồng, đồng thời có tác dụng tốt đến hệ vi sinh vật có ích trong đất. Phân ủ còn có tác dụng tốt đối với tính chất lý hoá học và sinh học của đất, không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái.

      Chương trình được tổ chức FAO tài trợ đã hợp đồng với Công ty cổ phần công nghệ vi sinh và môi trường tổ chức mô hình trình diễn ở 3 tỉnh thành đại diện cho 3 vùng [Bắc, Trung, Nam] trong năm 2012. [Khu vực Nam bộ mô hình trình diễn tại thành phố Cần Thơ].

4. Xử lý bằng công nghệ ép tách phân

    Đây là công nghệ hiện đại được nhập vào nước ta chưa lâu nhưng rất hiệu quả và đang được nhiều nhà chăn nuôi quan tâm áp dụng. Dựa trên nguyên tắc “lưới lọc” máy ép có thể tách hầu hết các tạp chất nhỏ đến rất nhỏ trong hỗn hợp chất thải chăn nuôi, tùy theo tính chất của chất rắn mà có các lưới lọc phù hợp. Khi hỗn hợp chất thải đi vào máy ép qua lưới lọc thì các chất rắn được giữ lại, ép khô và ra ngoài để xử lý riêng còn lượng nước theo đường riêng chảy ra ngoài hoặc xuống hầm KSH xử lý tiếp. Độ ẩm của sản phẩm [phân khô] có thể được điều chỉnh tùy theo mục đích sử dụng. Quá trình xử lý này tuy đầu tư ban đầu tốn kém hơn nhưng rất hiện đại, nhanh, gọn, ít tốn diện tích và đang là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đối với các trang trại chăn nuôi lợn, trâu bò theo hướng công nghiệp hiện nay [công nghệ này đã được các trang trại bò sữa Vinamilk áp dụng rất hiệu quả]

5. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng giun đất

    Xử lý chất thải chăn nuôi bằng giun đất giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chuyển hóa phân gia súc, gia cầm thành nguồn phân bón hữu cơ cao cấp cho cây trồng và tạo ra nguồn thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng. Ngoài việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giun đất được xem là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho các loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản… với tỷ lệ protein tính trên lượng chất khô chiếm tới 68 - 70%.

Giun đất được sử dụng trong công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi là giun đỏ [Lumbricus rubellus], giun quế [Perionyx excavatus], giun hổ [Eisennia fetida], giun hổ đỏ [Eisenia fetida]. Trong đó, hai loại giun được sử dụng phổ biến ở nước ta là giun đỏ và giun quế. Hai loài này thuộc nhóm ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, là những loài đã được thuần hóa, nhập nội và đưa vào nuôi thương phẩm ở nước ta hiện nay.

Trong ruột giun có chứa hàng triệu vi khuẩn hiếu khí có vai trò phân giải các sinh khối hữu cơ, hóa chất và cũng là tác nhân kích thích sinh học. Một quần thể giun 15 nghìn con nuôi tạo hàng tỷ vi khuẩn trong một thời gian ngắn. Chính quần thể vi khuẩn này giữ vai trò phân giải các chất hữu cơ của chất thải. Đồng thời trong ruột giun còn chứa nhiều các enzyme như protease, lipase, amylase, cellulose, chitinase cũng là những tác nhân phân giải các vật liệu giàu protein và chất xơ trong chất thải hữu cơ. Trong quá trình phân hủy chất thải, giun thải dịch chất từ ruột và dịch chất này có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong khối phân ủ. Chất thải khi đã được giun đất xử lý sẽ giảm sự độc hại đối với môi trường. Hơn nữa, các chất có thể làm tắc nghẽn hệ thống cống như rơm rạ, cặn bã thức ăn… ở trong môi trường nuôi giun đất sẽ mục rữa, có thể làm phân bón tốt cho cây trồng.

Nguồn tài liệu tham khảo

1. //marphavet.com/vi/news/Van-hoa-Xa-hoi/Chat-thai-trong-chan-nuoi-gia-suc-va-mot-so-bien-phap-xu-ly-285/

2. //nguoichannuoi.com/cong-nghe-xu-ly-chat-thai-chan-nuoi-bang-giun-dat-nd1199.html

Video liên quan

Chủ Đề