Phương tiện và công cụ giúp nhà nước quản lý xã hội một cách hiệu quả nhất là

Công cụ chính sách là gì?

Định nghĩa

Khái niệm công cụ chính sách, hay phương tiện chính sách [policy instruments] là các phương pháp được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu chính sách.

Cũng có nhiều định nghĩa khác, ví dụ như:

– Công cụ chính sách [policy instruments] là các công cụ được sử dụng bởi nhà nước để giải quyết các vấn đề công và đạt được kết quả kỳ vọng;

– Công cụ [phương tiện] chính sách là các biện pháp kỹ thuật được nhà nước sử dụng để thúc đẩy các chính sách nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã định.

Có thể nói một cách tổng quát, “chính sách công” là một tập hợp [tổng thể] nhiều “chính sách” thành phần được làm ra bởi các cơ quan nhà nước khác nhau [hoặc tổ chức được “ủy quyền”, hay “đại diện/thay mặt” cho nhà nước trong một số trường hợp cụ thể, ví dụ như tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công], tại các thời điểm khác nhau, trong nhiều tình huống, bối cảnh khác nhau.

Và tập hợp này bao gồm, hay chứa đựng trong nó nhiều công cụ chính sách [policy tools] khác nhau, có thể được nhà nước lựa chọn làm phương tiện [means] để sử dụng một cách phù hợp trong những tình huống cụ thể, nhằm đạt được các mục tiêu chính sách đã đề ra.

Phân loại công cụ chính sách

Có rất nhiều các công cụ chính sách công khác nhau và cách phân loại cũng rất đa dạng.

Các học giả khoa học chính sách đã thống kê chi tiết và phân loại ra vài chục công cụ/phương tiện cụ thể mà nhà nước có thể sử dụng để can thiệp giải quyết các vấn đề trong xã hội. Ví dụ như: các biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông công cộng; các biện pháp về thuế và giá; các biện pháp truyền thông, quản lý và phát triển công nghệ thông tin; các khuyến khích về kinh tế…

Kirschen [1964]* là một trong số những học giả đầu tiên đã nỗ lực phân chia thành các kiểu loại công cụ, với 62 công cụ chính sách kinh tế khác nhau.

Còn theo nguồn tài liệu trích dẫn từ nghiên cứu của Howlett và Ramesh** thì chỉ tính riêng trong lĩnh vực chính sách kinh tế đã có tới 64 công cụ. 

Trong khi đó, Bridgman và Davis*** cho rằng, nhà nước có thể triển khai thực thi chính sách thông qua việc lựa chọn các nhóm: [1] Công cụ mang tính ủng hộ/hỗ trợ nhằm đạt mục tiêu chính sách [ví dụ như hỗ trợ giáo dục, đào tạo hướng nghiệp]; [2] Tiền tệ [gộp chung với chính sách tài khóa/chi tiêu công, đánh thuế để tác động đến hành vi kinh doanh, tiêu dùng…]; [3] Các hành động trực tiếp của chính phủ [cung cấp các dịch vụ công, các quyết định hành chính…] và [4] Công cụ pháp luật [bao gồm cả lập pháp và lập quy].

Nhiều tác giả khác thường hay phân loại theo các nhóm chung:

– Bao gồm: Pháp luật [các văn bản luật và dưới luật]; Nhóm các giải pháp chính sách tài khóa/ngân sách, chính sách tiền tệ, chính sách thuế; Nhóm các biện pháp khuyến khích kinh tế như trợ cấp, tài trợ vốn; Các hợp đồng [tài trợ, cấp phép, cung cấp vốn, thiết bị] giữa nhà nước với tư nhân…; và thậm chí chỉ là những sự vận động, khuyến khích hay thuyết phục từ phía nhà nước đối với người dân – trong nhiều tình huống lại rất có hiệu quả.

– Hoặc phân chia theo nhóm lĩnh vực, như: các công cụ về pháp luật, phong tục, tập quán; về lĩnh vực văn hóa; hay trong lĩnh vực xã hội…

– Ngoài ra, các công cụ này có thể được phân loại và lựa chọn sử dụng theo các cấp độ khác nhau trong cả lý thuyết và thực hành, từ trừu tượng đến cụ thể, từ cấp độ vĩ mô đến vi mô, ở các cấp chính quyền trung ương và địa phương.

  • Xem: Chính sách công và lựa chọn chính sách: Vì sao cần quan tâm?

Nhận xét chung

Nhìn chung, các cách phân chia thường theo hướng liệt kê một cách tương đối cụ thể những gì mà nhà nước có thể lựa chọn sử dụng, trong một hoặc một vài nhóm chính. Thông thường, nhà nước lựa chọn sử dụng kết hợp linh hoạt các “phương tiện” chính sách đó, từ quá trình thiết kế chính sách đến khi triển khai trong quá trình thực thi chính sách, nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể đã đề ra.

Cần lưu ý là nhiều khi, các cách phân loại “công cụ chính sách” cũng tương đồng với cách phân loại “chính sách” nói chung; hoặc cũng khó phân biệt một cách rạch ròi các “phương tiện chính sách” này với các giải pháp chính sách hay biện pháp chính sách cụ thể được triển khai thực hiện.

Riêng đối với Việt Nam thì do chưa có sự thống nhất [tương đối] trong cách hiểu về chính sách công, nhiều trường hợp đã tiếp cận nghiên cứu, phân loại chính sách thông qua các công cụ của chính sách, dẫn tới việc chỉ tập trung vào nhóm các quy định do Chính phủ ban hành, một số biện pháp chính do Chính phủ triển khai thực hiện, hoặc thậm chí chỉ giới hạn trong chính sách kinh tế [chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, thuế và giá…]. Chính vì thế, việc nghiên cứu và phổ biến một cách đầy đủ, khái quát về chính sách công và các công cụ chính sách sẽ giúp khắc phục những tồn tại trên.

  • Xem: Khoa học chính sách ở Việt Nam: Những ghi chú ngắn

Quá trình chính sách là nhằm đạt được kết quả kỳ vọng, thông qua việc sử dụng các CCCS. Nói cách khác, các phương tiện, biện pháp này là sự thể hiện ra bên ngoài của chính sách công trong quá trình thực thi chính sách.

Nguyễn Anh Phương

chinhsach.vn

Gợi ý trích dẫn:

Nguyễn Anh Phương 2020, Thuật ngữ chính sách: Công cụ chính sách, //chinhsach.vn/cong-cu-chinh-sach/, truy cập ngày …/…/…

Xem: Khái niệm chính sách công

Xem: Chính sách là gì?

Xem: Chính sách công là gì?

Xem: Chính sách tài khóa

Quay lại: Thuật ngữ chính sách

Tài liệu tham khảo:

* Kirschen, E. S., et al. 1964, Economic policy in our time, Amsterdam, Netherlands: North-Holland.

** Howlett, M & Ramesh, M 1995, Studying Public Policy: Policy Cycles and Policy Subsystems, Oxford University Press, Toronto.

*** Althaus, C, Bridgman, P & Davis, G 2013, The Australian Policy Handbook, Allen & Unwin, Sydney, 5th ed.

25/09/2020 1,094

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Pháp luật là phương tiện được xem là hiệu quả nhất để nhà nước quản lí xã hội.

Chu Huyền [Tổng hợp]

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Những câu hỏi liên quan

Thế nào là quản lí xã hội bằng pháp luật? Muốn quản lí xã hội bằng pháp luật, Nhà nước phải làm gì?

Pháp luật được coi là phương tiện để quản nhà nước quản lí xã hội

AHiệu quả nhất

BHữu hiệu nhất

CĐơn giản nhất

DPhù hợp nhất

Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và

A. tổ chức thực hiện pháp luật

B. xây dựng chủ trương, chính sách

C. xây dựng kế hoạch phát triển đất nước.

D. tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và

A. tổ chức thực hiện pháp luật

B. xây dựng chủ trương, chính sách

C. xây dựng kế hoạch phát triển đất nước

D. tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân

Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và

A. tổ chức thực hiện pháp luật

B. xây dựng chủ trương, chính sách

C. xây dựng kế hoạch phát triển đất nước.

D. tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân

Video liên quan

Chủ Đề