Purposive sampling là gì

X

Privacy & Cookies

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Got It!
Advertisements

Nghiên cứu định tính ở Việt Nam vẫn là một mảnh đất ít người khai phá. Kiến thức từ phương pháp này nếu không phải được dịch từ sách vở nước ngoài, thì được tổng hợp từ kinh nghiệm của người làm nghề. Cái dở của định tính là khó có gì chắc chắn. Dựa vào cái bất định này mà nhiều tổng hợp giới thiệu phương pháp nghiên cứu này có chứa đựng những nhầm lẫn tai hại, nhưng ít bị phát hiện và mổ xẻ.Slides do một tác giả từ Đại học YDược thành phố HCM có thể xem là một trong những trường hợp này. Bạn đọc có thể truy cập vào slide ở đây.

//www.slideshare.net/phapngoctran/cmdt

Cần phải nói, bài giảng này có rất nhiều điểm ngộ nhận, thiếu sót, thậm chí sai về định tính. Đó là cách hiểu tương đối giản đơn về nghiên cứu định tính. Chính sự giản đơn này có thể gây ra những hệ lụy khó lường khi chúng ta thực hành nghiên cứu định tính.

Vì có quá nhiều vấn đề, tôi sẽ tập trung vào vấn đề nho nhỏ của bài mẫu định tính. Nào, chúng ta bắt đầu.

Slides bài giảng nghiên cứu định tính này viết:
Đối tượng nghiên cứu là những người tiêu biểu nhất, đại diện nhất của vấn đề nghiên cứu
[Xem trang 5]

Ở đây, xin phản biện ba điểm:

  1. Đại diện nhất

Một, không có mẫu [sample] nào là mẫu đại diện nhất. Bản thân nghiên cứu định lượng [NCĐL] chọn mẫu trên cơ sở thống kê học cũng không dám khẳng định rằng mẫu họ chọn ra là mẫu đại diện nhất cho một quần thể/tổng thể nghiên cứu [population], đại diện hơn những mẫu chọn từ các nghiên cứu khác. Cho nên nói đại diện nhất là không hợp lý.

Hai, mẫu nghiên cứu định tính [NCĐT] không hướng tới tính đại diện. Nó không nhằm suy rộng từ mẫu [sample] ra tổng thể [population]. Mặc dù, nghiên cứu định tính có tính suy rộng [generalization] nhưng chỉ là suy rộng phân tích [analytical generalization]. Phần này sẽ bàn ở một bài khác vì khá dài.

  1. Những người

Đối tượng nghiên cứu của định tính là người? Đúng. Nhưng chưa đủ. Đối tượng nghiên cứu của định tính có thể là người, vấn đề, văn bản, quá trình, thiết chế [giáo dục, y tế], dự án, chương trình, quốc gia, v.v.

Mà trong bản thân từ người cũng cần phải làm rõ. Vì chúng ta có thể nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau: cá nhân riêng lẻ, hộ gia đình, nhóm xã hội, tổ chức, cộng đồng, xã hội, quốc gia, liên quốc gia, toàn cầu, v.v.

  1. Tiêu biểu nhất

Trước hết, cũng không có nhất. Rất khó để chứng minh chúng ta chọn một mẫu là tiêu biểu nhất trong một quần thể nghiên cứu.

Hai, nói tiêu biểu là đúng, nhưng chưa đủ. Tại sao chưa đủ, vì chọn mẫu định tính hướng tới rất nhiều đặc điểm của mẫu, chứ không bó buộc vào tính tiêu biểu.

Patton [1990] tổng hợp 16 loại chiến lược chọn mẫu. Mỗi loại chiến lược nhấn mạnh vào đặc điểm riêng của mẫu. Sau đây chúng ta sẽ bàn từng chiến lược và đặc trưng mẫu từ chiến lược đó.

1] Extreme or deviant case sampling: mẫu được chọn là mẫu cực đoan, ngoại biệt. Chẳng hạn như trường hợp ở Hà Giang tự nhiên xuất hiện một trường hợp ngoại biên, khác với phổ điểm chuẩn, thì đó là trường hợp dị biệt, cần phải nghiên cứu.

2] Intensity sampling: mẫu được chọn mà mẫu giàu thông tin, giúp cho việc hiểu biết hiện tượng nghiên cứu được tỉ mỉ, sâu sắc, nhưng không quá cực đoan.

3] Maximum variation sampling: mẫu được chọn là mẫu cho phép đa dạng hóa sự khác biệt. Chẳng hạn, khi chúng ta chọn một mẫu để nghiên cứu ảnh hưởng của một phương phá giáo dục mới tới học sinh, chúng ta có thể chọn mẫu sao cho bất cứ trẻ em ở hoàn cảnh nào cũng được chọn. Chẳng hạn đa dạng hóa theo dân tộc [Kinh, Tày, Nùng, v.v.], theo giới [nam, nữ, khác], theo bậc học và lớp học, theo nghề nghiệp cha mẹ, v.v.

4] Homogeneous samples: mẫu được chọn là mẫu tập trung, có đặc điểm tương đồng nhau, không phân biệt về thứ bậc. Chẳng hạn cùng là nhóm nữ, cùng là nhóm nam, trong đó không có ai là lãnh đạo vì lãnh đạo có thể lấn át những thành viên trong nhóm.

5] Typical case sampling: mẫu được chọn là mẫu thông thường, nằm ở xu hướng trung bình trong quần thể. Việc chọn lựa mẫu đặc trưng thường dựa vào các phỏng vấn tiền trạm đối với ngừoi cung cấp thông tin chính [key informant participant] hay số liệu điều tra sẵn có. Chẳng hạn có ba nhóm học sinh, nhóm 1 điểm xuất sắc, nhóm 2 điểm trung bình, nhóm 2 điểm yếu kém. Với dữ liệu này chúng ta có thể chọn nhóm trung bình để giúp mô tả cho những người xa lạ đặc điểm chung của quần thể chúng ta đang nghiên cứu.

6] Stratified purposeful sampling: mẫu được chọn là mẫu phân tầng chủ đích, cho phép nhà nghiên cứu xác định được các nhóm nhỏ trong mẫu và đưa ra so sánh.

7] Critical case sampling: mẫu được chọn là một mẫu đặc trưng. Mẫu này chứa đựng các đặc điểm của nhiều trường hợp khác trong quần thể, cho phép sự khái quát hóa logic. Cách thức chọn được mẫu này là phát biểu: Nếu nhóm này có vấn đề thì chúng ta chắc chắn là tất cả các nhóm khác đều có vấn đề này. [Patton 1990: 174]. Để chọn được mẫu này chúng ta cần dựa vào sự hiểu biết sâu sắc đối với trường hợp điển hình này.

8] Snowball or chain sampling: mẫu quả bóng tuyết hay dây xích được chọn là mẫu được giới thiệu từ một người tham gia nghiên cứu người có hiểu biết sâu sắc về thành viên trong quần thể chúng ta đang nghiên cứu.

9] Theory-based or operational construct sampling: mẫu được chọn là một mẫu có thể minh họa cho một phần lý thuyết nào đó.

10] Criterion: mẫu được chọn là mẫu đạt được các tiêu chí đề ra. Chẳng hạn chúng ta nghiên cứu những người bị ảnh hưởng của cơn bão A. Tiêu chí chúng ta đưa ra là hộ gia đình có nữ làm chủ hộ, hộ nghèo, sinh kế chủ yếu là đánh bắt cá.

11] Confirming and disconfirming cases: mẫu được chọn là mẫu cho phép nhà nghiên cứu tìm kiếm bằng chứng để ủng hộ hay phủ nhận các phân tích ban đầu.

12] Opportunistic sampling: mẫu được chọn là mẫu cơ hội. Mẫu này dựa trên tình huống trong quá trình thu thập thông tin thực địa. Chúng ta có thể không định sẵn sẽ phỏng vấn thương lái, nhưng trên thực tế khảo sát nông dân, chúng ta lại thấy vai trò của thương lái cực kỳ quan trọng đối việc sản xuất lúa. Do đó, chúng ta sẽ điều chỉnh mẫu để bao gồm thêm nhóm đối tượng này.

13] Purposeful random sampling: mẫu được chọn là mẫu chọn ngẫu nhiên có chủ đích. Tức là trong một quần thể, chúng ta xác định được chủ đích những đặc trưng của mẫu được chọn [bằng việc đưa ra các tiêu chí lựa chọn] sau đó dựa vào danh sách mẫu để chọn ngẫu nhiên. Mục đích của việc chọn ngẫu nhiên này là tăng độ tin cậy của mẫu, chứ không phải hướng tới tính đại diện cho quần thể.

14] Politically important case sampling: mẫu được chọn là mẫu nhạy cảm về mặt chính trị cho phép nhà nghiên cứu thu hút được sự chú ý từ công luận, từ đó thực hiện lan tỏa kết quả nghiên cứu. Chẳng hạn, trong nghiên cứu một dự án xóa đói giảm nghèo, chúng ta chọn một địa phương có nhà lãnh đạo nổi tiếng. Với cách chọn này, nghiên cứu sẽ thu hút được công luận và có thể là chất xúc tác để chúng ta áp dụng các thành quả nghiên cứu [chẳng hạn khuyến nghị chính sách] [xem Patton 1990: 180].

15] Convenience sampling: mẫu được chọn là mẫu thuận tiện, được chọn trên cơ sở nhanh, thuận tiện, dễ dàng. Chẳng hạn trong một nghiên cứu về góc phố ở phố Cổ, chúng ta sẽ phỏng vấn bất cứ người nào chúng ta gặp trên đường. Mẫu này thường được dùng ở giai đoạn đầu của nghiên cứu.

16] Combination or mixed purposeful sampling: mẫu được chọn là mẫu được thiết kế kết hợp nhiều chiến lược chọn mẫu khác nhau. Chẳng hạn, chúng ta thiết kế mẫu chọn thuận tiện ở giai đoạn đầu thực địa, sau đó dần về sau chọn mẫu thông thường [typical] sau đó chọn mẫu cực đoan [extreme]. Miễn sao, chúng ta giải thích được lý do chúng ta chọn một cách logic và phù hợp.

***
Tham khảo:

Patton 1990, Qualitative evaluation and research methods.
Miles and Huberman, 1994, Qualitative data analysis: An expanded sourcebook.

Advertisements

Share this:

Related

  • Tưởng nhớ Kathy Charmaz
  • 28/07/2020
  • In "Research Methodology"
  • [Phương pháp] Kỹ thuật tam giác đạc trong nghiên cứu Khoa học Xã hội
  • 04/08/2019
  • In "Research Methodology"
  • [Phương pháp] Không nằm trong chăn sao biết chăn có rận: sự phân biệt giữa định lượng và định tính
  • 04/08/2019
  • In "Research Methodology"

Video liên quan

Chủ Đề