Quân chủng phòng không không quân tiếng anh là gì

Bộ Tư lệnh là cơ quan chỉ huy cấp cao về mặt quân sự trên một đơn vị lãnh thổ, lãnh hải nhất định [bộ tư lệnh quân khu, bộ tư lệnh vùng...] hoặc chỉ huy một cấp đơn vị quân đội [bộ tư lệnh quân đoàn; bộ tư lệnh binh chủng, quân chủng...] hoặc làm nhiệm vụ chỉ huy khác [Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh,...] hoặc làm nhiệm tác chiến chiến dịch ở quy mô lớn. Trước đây và hiện nay trong ngành an ninh của Việt Nam cũng thành lập những bộ tư lệnh để quản lý một số lực lượng chuyên trách như bộ tư lệnh công an vũ trang, bộ tư lệnh cảnh vệ,... Người đứng đầu Bộ tư lệnh là một Tư lệnh. Bộ tư lệnh bao gồm một số lãnh đạo chủ chốt và các cơ quan Tham mưu chỉ huy tác chiến, chỉ huy đảm bảo Hậu cần kỹ thuật và cơ quan Chính trị.

1.

Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã tạo 1 buổi lễ vào ngày 4 tháng 7 để đánh giá hiệu suất của các nhiệm vụ trong 6 tháng đầu năm 2019.

The High Command of Guard Police held a ceremony on July 4 to review its performance of tasks in the first 6 months of 2019.

2.

Một buổi gặp gỡ với các nhân chứng lịch sử được tổ chức ở nhà tù Hỏa Lò bởi Bộ Tư lệnh Cảnh vệ vào năm 2018.

A meeting with historical witnesses was held in Hoa Lo prison in Hanoi by the High Command of Guard Police in 2018.

Công tác phòng không nhân dân - nét sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân

Công tác phòng không nhân dân [PKND] là một nét sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân Việt Nam. Hiện nay, trên thế giới chỉ có Việt Nam là quốc gia duy nhất tổ chức, tiến hành công tác PKND song song với việc tổ chức lực lượng phòng không 3 thứ quân, trong đó lấy lực lượng PK-KQ làm nòng cốt đánh địch trên mặt trận đối không nhằm đánh bại các cuộc tiến công đường không ồ ạt, quy mô lớn, bằng vũ khí công nghệ cao của địch trong chiến tranh hiện đại.

Chi tiết

45 năm một chặng đường phát triển

Cách đây 45 năm, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo quản, bảo dưỡng vũ khí, trang bị kỹ thuật [VKTBKT] mang tính chiến lược lâu dài của Quân đội, Kho K333 trực thuộc Cục Kỹ thuật đã được thành lập theo Quyết định số 1196/QĐ, ngày 19-12-1978 của Tư lệnh Quân chủng Phòng không.

Chi tiết

Không ngừng nâng cao năng lực sửa chữa khí tài phòng không

Ngày 2-12-1993, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 744/QĐ-QP thành lập Nhà máy A29 với nhiệm vụ: Sửa chữa đồng bộ vũ khí trang bị kỹ thuật [VKTBKT] phòng không cho các đơn vị thuộc Quân chủng và các đơn vị của Bộ Quốc phòng đóng quân từ đèo Hải Vân trở vào phía Nam. Ngày 11-2-2003, Tư lệnh Quân chủng ra quyết định số 135/QĐ-PKKQ công nhận ngày 2-12-1993 là Ngày truyền thống của Nhà máy A29.

Chi tiết

Trung thành - Đoàn kết - Tận tụy - Chủ động - Sáng tạo

Ngày 22-10-1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh và Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 50/QĐ thành lập Quân chủng PK-KQ, trên cơ sở hợp nhất Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân. Cùng với các cơ quan Quân chủng, Bộ phận Công tác Văn phòng, thuộc Phòng Quản lý hành chính - Đơn vị tiền thân của Văn phòng Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân chủng được thành lập, với nhiệm vụ tổng hợp, hành chính cho Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng; tiếp nhận công văn đến, chuyển công văn đi, đánh máy văn bản, lưu trữ tài liệu và phiên dịch tiếng Nga, tiếng Trung Quốc... bảo đảm phục vụ cho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng triển khai, chỉ huy, điều hành mọi hoạt động của Quân chủng, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân giao phó.

Chi tiết

20 năm một chặng đường phát triển

Kể từ khi được thành lập đến nay, Khoa Lý luận Mác-Lênin và Khoa Công tác Đảng, công tác chính trị [CTĐ, CTCT] của Học viện Phòng không - Không quân [PK-KQ] đã không ngừng trưởng thành lớn mạnh, góp phần quan trọng vào công tác đào tạo đội ngũ sĩ quan phòng không, không quân, tác chiến điện tử có đủ phẩm chất chính trị và năng lực công tác cho Quân chủng PK-KQ, Quân đội nhân dân Việt Nam và các nước bạn Lào, Campuchia, Thái Lan.

Chi tiết

30 năm xây dựng và phát triển

Thực hiện chủ trương của Đảng ủy Quân chủng Phòng không [nay là Quân chủng PK-KQ] về việc tổ chức lực lượng, phương tiện, vũ khí trang bị kỹ thuật [VKTBKT] trong tình hình mới; ngày 22-11-1993, Tư lệnh Quân chủng Phòng không ký Quyết định số 764/QĐ chính thức thành lập Kho K255 trên cơ sở Kho K84 và tách khỏi Trung đoàn 238 về trực thuộc Sư đoàn 363. Ngày 23-8-2000, Tư lệnh Quân chủng PK-KQ ký Quyết định số 554/QĐ-PKKQ chuyển Kho K255 từ trực thuộc Sư đoàn 363 về trực thuộc Cục Kỹ thuật PK-KQ với nhiệm vụ quản lý, tiếp nhận, cấp phát, bảo quản, bảo dưỡng, niêm cất, định kỳ VKTBKT, vật tư khí tài hàng không phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng. Từ đó, ngày 22-11 hằng năm trở thành ngày truyền thống của Kho K255.

Chi tiết

Xứng đáng là trung tâm thể thao thành tích cao của người lính canh trời

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, cách đây 45 năm, vào đầu tháng 10 năm 1978, Thiếu tướng Đào Đình Luyện - Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân chủng Không quân đã ra Chỉ thị thành lập Đoàn Thể dục - Thể thao Không quân, trực thuộc Bộ Tham mưu Quân chủng Không quân. Đoàn có nhiệm vụ: Làm nòng cốt cho phong trào Thể dục - Thể thao trong toàn Quân chủng; từng bước xây dựng Đoàn Thể dục - Thể thao Không quân thành Đoàn Thể dục - Thể thao chuyên nghiệp, đồng thời sẵn sàng bổ sung lực lượng huấn luyện viên, vận động viên cho đội tuyển Quân đội.

Chi tiết

60 năm giữ trời Tổ quốc

Ngày 22-10-1963, để thống nhất chỉ huy mặt trận trên không, nhằm đối phó với những bước leo thang mới của đế quốc Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh và Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 50/QĐ thành lập Quân chủng PK-KQ, trên cơ sở hợp nhất Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân.

Chi tiết

65 năm huấn luyện, đào tạo phi công quân sự

Ngày 3-11-1958, tại Sân bay Cát Bi, Hải Phòng đã diễn ra Lễ khai giảng khóa huấn luyện đào tạo phi công đầu tiên trong nước của Quân đội ta và cũng là mốc son quan trọng ghi nhận sự ra đời của Trung đoàn 910, Trường Sĩ quan Không quân ngày nay.

Chi tiết

20 năm xây dựng và phát triển

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới của Quân chủng Phòng không - Không quân [PK-KQ], ngày 24-10-2003, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam ra Quyết định số 957/QĐ-TM thành lập Tiểu đoàn Phòng hóa 23 trên cơ sở sáp nhập Đại đội Phòng hóa, Phòng Tham mưu Sư đoàn 371 và Đại đội 15, Phòng Tham mưu Sư đoàn 361.

Chi tiết

Nghệ thuật tác chiến phòng không trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đánh dấu một bước phát triển mới của chiến tranh nhân dân trong điều kiện hiện đại, trong đó có nghệ thuật tác chiến của lực lượng phòng không. Thời điểm đó, tác chiến phòng không đã được tiến hành trên một không gian rất rộng, trong thời gian ngắn bằng quy mô lực lượng lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nắm vững quyết tâm chiến lược của trên, Quân chủng PK-KQ đã nhận rõ thời cơ lớn, đánh giá đúng đối tượng tác chiến, khả năng của mình và hạ quyết tâm chính xác.

Chi tiết

Sức mạnh chính trị, tinh thần - nhân tố góp phần làm nên chiến thắng của Bộ đội Phòng không-Không quân

Bộ đội Phòng không - Không quân [PK-KQ] là thành phần chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam, được trang bị vũ khí, phương tiện kỹ thuật hiện đại, là lực lượng nòng cốt trong tác chiến đất đối không, tác chiến trên không; thường xuyên sẵn sàng chiến đấu [SSCĐ] chống tiến công đường không của địch, quản lý, bảo vệ vững chắc vùng trời quốc gia. Sức mạnh chiến đấu của Bộ đội PK-KQ là sức mạnh tổng hợp của yếu tố vật chất và tinh thần, của con người và vũ khí trang bị... Trong đó, nhân tố chính trị, tinh thần, niềm tin chiến thắng là ngọn nguồn sức mạnh để Bộ đội PK-KQ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Chi tiết

Bộ đội PK-KQ đánh máy bay không người lái

Sau thất bại Tết Mậu Thân năm 1968, Mỹ buộc phải ngừng ném bom từ Ninh Bình trở ra phía Bắc và ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam tại Paris. Tuy nhiên, với mưu mô xảo quyệt và bản chất hiếu chiến, xâm lược, Tổng thống Mỹ Ních-xơn đã chủ trương thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Ở Miền Bắc, chúng tăng cường cho máy bay trinh sát hệ thống giao thông vận chuyển và các địa bàn chiến lược quan trọng như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa… đe dọa đánh phá trở lại Miền Bắc.

Chi tiết

Quyết tâm tiêu diệt máy bay trinh sát tầng thấp bằng pháo phòng không

Tháng 8-1969, vấn đề đánh máy bay trinh sát tầm thấp của pháo phòng không [PPK] trong Sư đoàn PK 365 trở thành nội dung nóng bỏng. Bởi tính từ 31-12-1968 trong Sư đoàn chưa có đơn vị PPK nào bắn rơi được máy bay trinh sát tầm thấp của địch. Mặc dù Sư đoàn đã tổ chức rút kinh nghiệm chiến đấu, đã điều chỉnh lại đội hình, song các đơn vị PPK do nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa của nhiệm vụ đánh máy bay trinh sát tầm thấp của địch, dẫn tới chủ quan, lơ là mất cảnh giác. Trong khi đó, Sư đoàn khẳng định PPK37mm và Súng máy PK 14,5mm đủ khả năng bắn rơi máy bay không người lái tầng thấp của địch.

Chi tiết

Vươn lên làm chủ công nghệ, khẳng định thương hiệu

Cách đây 55 năm, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đang bước vào giai đoạn cam go, ác liệt nhất; để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sửa chữa các trang thiết bị kỹ thuật thông tin, phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ; ngày 9-8-1968, Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ đã ra quyết định thành lập Xưởng sửa chữa thông tin A30 [nay là Nhà máy A40, thuộc Bộ Tham mưu Quân chủng PK-KQ].

Chi tiết

Chiến thắng trận đầu - mốc son lịch sử

Sau khi dựng lên cái gọi là “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, ngày 5-8-1964, Tổng thống Giôn-xơn ra lệnh cho Đô đốc Grân Sáp - Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương tổ chức 64 lần chiếc máy bay của Hạm đội 7 tiến hành cuộc hành quân “Mũi tên xuyên”, đánh 3 đợt vào 4 khu vực trên Miền Bắc là Vinh - Bến Thủy, Lạch Trường [Thanh Hóa], Bãi Cháy [Quảng Ninh] và Cảng Gianh [Quảng Bình].

Chi tiết

Xứng danh Đoàn Không quân Yên Thế anh hùng

Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Miền Bắc trước âm mưu phá hoại của đế quốc Mỹ, ngày 4-8-1965, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 137/QĐ-QP, thành lập “Trung đoàn máy bay lấy phiên hiệu là Trung đoàn 923 thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân”. Đồng chí Trung tá Nguyễn Phúc Trạch được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Trung tá Nguyễn Ngọc Phiếu làm Chính ủy Trung đoàn. Đây là Trung đoàn Không quân tiêm kích thứ 2 của Không quân nhân dân Việt Nam. Sau khi được thành lập, đến ngày 7-9-1965, Trung đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ chuyển sân từ Sân bay Nội Bài về Sân Bay Kép [Bắc Giang], với tên gọi là “Đoàn Không quân Yên Thế”.

Chi tiết

Trung đoàn 236 ra quân đánh thắng trận đầu

Được sự quan tâm của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ, trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, tháng 7-1965, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng đã tập trung lãnh đạo, tổ chức cho Trung đoàn Tên lửa 236 chuẩn bị ra quân chiến đấu. Ý định ban đầu của Quân chủng là triển khai tên lửa phòng không trên 4 trận địa cơ bản để đánh địch bảo vệ Hà Nội. Tuy nhiên, do địch tăng cường hoạt động ở ngoài khu vực Hà Nội, được sự đồng ý của cấp trên, Bộ Tư lệnh Quân chủng hạ quyết tâm: Cơ động Bộ đội Tên lửa ra ngoài khu vực Hà Nội để phục kích đánh địch bảo vệ Hà Nội, tranh thủ yếu tố bí mật, bất ngờ, tạo điều kiện cho Trung đoàn Tên lửa 236 ra quân đánh thắng trận đầu.

Chủ Đề