Quan hệ sản xuất như thế nào thì là “hình thức phát triển” thúc đẩy lực lượng sản xuất?

Trong tình hình hiện nay, đang có một số quan điểm, nhận thức khác nhau về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, thậm chí có những quan điểm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng của quy luật cơ bản này. Tuy nhiên việc nhận thức, vận dụng mối quan hệ này phù hợp với thực tiễn của đất nước.

Mời quý vị tham khảo nội dung bài viết sau đây của chúng tôi để có thể hiểu rõ hơn về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất?

Những khái niệm cơ bản về phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Trước khi đi vào nội dung về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất?, chúng tôi sẽ giới thiệu về một số khái niệm cơ bản:

Phương thức sản xuất

Sản xuất vật chất được tiến hành bằng phương thức sản xuất nhất định. Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn nhất định trong lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

Phương thức sản xuất đóng vai trò nhất định đối với tất cả mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội. Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.

Lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất là mối quan hệ của con người với tự nhiên hình thành trong quá trình sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ khống chế tự nhiên của con người. Đó là kết quả năng lực thực tiễn của con người tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài người.

Trong cấu thành của lực lượng sản xuất, có thể có một vài ý kiến nào đó khác nhau về một số yếu tố khác của lực lượng sản xuất, song suy đến cùng thì chúng đều vật chất hóa thành hai phần chủ yếu là tư liệu sản xuất và lực lượng con người. Trong đó tư liệu sản xuất đóng vai trò là khách thể, còn con người là chủ thể.

Tư liệu sản xuất được cấu thành từ hai bộ phận: đối tượng lao động và tư liệu lao động. Thông thường trong quá trình sản xuất phương tiện lao động còn được gọi là cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Trong bất kỳ một nền sản xuất nào công cụ sản xuất bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng và là tiêu chí mấu chốt nhất. Hiện nay, công cụ sản xuất của con người không ngừng được cải thiện và dẫn đến hoàn thiện, nhờ thành tựu của khoa học kỹ thuật đã tạo ra công cụ lao động công nghiệp máy móc hiện đại thay thế dần lao động của con người. Do đó, công cụ lao động luôn là độc nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất.

Bất kỳ một thời đại lịch sử nào, công cụ sản xuất bao giờ cũng là sản phẩm tổng hợp, đa dạng của toàn bộ những phức hợp kỹ thuật được hình thành và gắn liền với quá trình sản xuất và phát triển của nền kinh tế. Nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất và trực tiếp nhất là trí tuệ con người được nhân lên trên cơ sở kế thừa nền văn minh vật chất trước đó.

Đối với nước ta – là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, có nhiều nơi mà con người chưa từng đặt chân đến nhưng nhờ vào tiến bộ của khoa học kỹ thuật và quá trình công nghệ tiên tiến con người có thể tạo ra được sản phẩm mới có ý nghĩa quyết định tới chất lượng cuộc sống và giá trị của nền văn minh nhân loại. Việc tìm kiếm ra đối tượng lao động mới sẽ trở thành động lực cuốn hút mọi hoạt động của con người.

Người lao động với tư cách là một bộ phận của lực lượng sản xuất xã hội phải là người có thể lực, có tri thức văn hóa, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm và thói quen tốt, phẩm chất tư cách lành mạnh, lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm cao trong công việc. Trước đây, do chưa chú trọng đúng mức đến vụ trí của người lao động, chúng ta chưa biết khai thác phát huy mọi sức mạnh của nhân tố con người.

Quan hệ sản xuất

Quan hệ sản xuất là phạm trù triết học chỉ quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất và quan hệ về phân phối các sản phẩm làm ra… Quan hệ sản xuất do con người tạo ra nhưng sự hình thành và phát triển một cách khách quan không phụ thuộc vào ý chí con người.

Quan hệ sản xuất bao gồm:

+ Quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu (gọi tắt là quan hệ sở hữu).

+ Quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức, quản lý xã hội và trao đổi hoạt động cho nhau (gọi tắt là quan hệ tổ chức, quản lý).

+ Quan hệ giữa người với người trong phân phối, lưu thông sản phẩm làm ra (gọi tắt là quan hệ phân phối lưu thông).

Trong ba mặt của quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu là quan hệ cơ bản và đặc trưng cho từng xã hội. Quan hệ về sở hữu quyết định quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối các sản phẩm làm ra.

Trong cải tạo và củng cố quan hệ sản xuất vấn đề quan trọng mà Đại hội VI nhấn mạnh là phải tiến hành cả ba mặt đồng bộ: chế độ sở hữu, chế độ quản lý và chế độ phân phối không nên coi trọng một mặt nào cả về mặt lý luận, không nghi ngờ gì rằng: chế độ sở hữu là nền tảng quan hệ sản xuất. Nó là đặc trưng để phân biệt chẳng nhữung các quan hệ sản xuất khác nhau mà còn các thời đại kinh tế khác nhau trong lịch sử như mức đã nói.

Quan hệ sản xuất như thế nào thì là “hình thức phát triển” thúc đẩy lực lượng sản xuất?

Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? như sau:

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất – quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội.

Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển. Sự phát triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động.

Trình độ lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Trình độ lực lượng sản xuất biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ, kinh nghiệm và kĩ năng lao động của con người, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất.

Gắn liền với trình độ lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản xuất. Trong lịch sử xã hội, lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên tính chất xã hội hóa. Khi sản xuất dựa trên công cụ thủ công, phân công lao động kém phát triển thì lực lượng sản xuất chủ yếu có tính chất cá nhân. Khi sản xuất đạt đến trình độ cơ khí, hiện đại, phân công lao động xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa.

Sự vận động, phát triển quá trình sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong trạng thái đó, tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đề tạo địa bàn đầy đủ cho lực lượng sản xuất phát triển. Điều đó nghĩa là, nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động và tư liệu sản xuất và do đó lực lượng sản xuất có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở nên không phù hợp. Khi đó quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích” của lực lượng sản xuất, kiềm hãm lực lượng sản xuất phát triển.

Lực lượng sản xuất quyết định quan hẹ sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối với tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất quy định mục đích sản xuất, tác động đến thái độ con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phản công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ.

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là  quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ quá trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thủy, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất.

Như vậy, trên đây là những khái niệm cũng như nội dung giải đáp về vướng mắc quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất?.