Quản lý thực hiện dự an đầu tư xây dựng bảo gồm những nội dung nào sau đây

Quản lý dự án đầu tư là một trong những quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư khi thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Dù là một việc quan trọng trong quá trình đầu tư nhưng không phải nhà đầu tư cũng nắm rõ được những quy định của luật xoay quanh vấn đề quản lý dự án đầu tư; nhất là chi phí quản lý dự án đầu tư. Vậy chi phí quản lý bao gồm những gì và được quy định như thế nào? Dưới đây là bài viết về vấn đề trên của Luật sư X!

Căn cứ pháp lý:

  • Thông tư 09/2019/TT-BXD.
  • Nghị định 10/2021/NĐ-CP.
  • Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Chi phí quản lý dự án đầu tư là gì?

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2019/TT-BXD; Khái niệm về chi phí quản lý dự án được hiểu như sau:

Chi phí quản lý dự án là các chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng (không bao gồm chi phí để Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc quản lý dự án đối với các dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư – PPP)

Ngoài ra, khoản 1 điều 30, Nghị định 10/2021/NĐ-CP cũng nêu định nghĩa về quản lý dự án đầu tư như sau:

1. Chi phí quản lý dự án được sử dụng để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc sau:

a) Tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc:

Giám sát công tác khảo sát xây dựng; tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình; công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; lập, thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng; lập, thẩm tra thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng;

Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng; quản lý hệ thống thông tin công trình; thu thập và cung cấp thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của công trình; xác định định mức dự toán mới, điều chỉnh định mức dự toán cho công trình; xác định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;

Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu; kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường, quan trắc và giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng; nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; giám sát, đánh giá đầu tư; nghiệm thu, bàn giao công trình; khởi công, khánh thành (nếu có), tuyên truyền quảng cáo và tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc cần thiết khác để phục vụ cho công tác quản lý dự án;

b) Thực hiện các công việc: giám sát, đánh giá đầu tư; thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và thẩm định dự toán xây dựng; xác định dự toán gói thầu xây dựng (trong trường hợp đã có dự toán xây dựng công trình được phê duyệt) và thực hiện các công việc cần thiết khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.

Để hiểu rõ hơn về chi phí này gồm những gì? chúng ta cần làm rõ khái niệm quản lý dự án đầu tư. Quản lý dự án đầu tư là một hoạt động phức tạp bởi nó đòi hỏi nhà đầu tư phải có sự phát triển chuyên nghiệp đẻ đáp ứng được những yêu cầu của nhà nước về dự án đầu tư.

Quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1, điều 1, Nghị định 15/2021/NĐ-CP được định nghĩa như sau:

“Quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng; khảo sát xây dựng; cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; xây dựng công trình đặc thù và thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài; quản lý năng lực hoạt động xây dựng; hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng.”

Từ đó có thể hiểu quản lý dự án đầu tư là xây dựng quá trình lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát tất cả những vấn đề của một dự án đầu tư, đồng thời có thể điều hành mọi thành phàn tham gia vào dự án đó để đạt được mục tiêu của dự án đúng thời hạn trong phạm vi quy định.

Cách tính chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hay chủ đơn vị xây dựng cần phải thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng. Theo đó, dự án đầu tư cần có mực chi phí hợp lý. Để thực hiện tốt việc quản lý chi phí dự án đầu tư, đòi hỏi nhà nước phải xây dựng quy định pháp luật rõ ràng về mức chi phí dự án đầu tư.

Chi phí quản lý dự án đầu tư gồm những gì?

Như đã nói ở trên, chi phí để quản lý dự án đầu tư là những chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị đến lúc thực hiện và kết thúc dự án. Theo quy định tại điều 30, Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về những khoản chi phí quản lý dự án đầu tư bao gồm những khoản như sau:

+ Tiền lương của cán bộ quản lý dự án;

+ Tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng;

+ Các khoản phụ cấp lương;

+ Tiền thưởng; phúc lợi tập thể;

+Các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế;

+ Bảo hiểm thất nghiệp;

+Kinh phí công đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân được hưởng lương từ dự án);

+ Ưng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án;

+ Thanh toán các dịch vụ công cộng;

+ Vật tư văn phòng phẩm;

+ Thông tin, tuyên truyền, liên lạc;

+ Tổ chức hội nghị có liên quan đến dự án;

+ Công tác phí; t

+ Thuê mướn, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án;

+ Chi phí khác và chi phí dự phòng.

Trên đây là nội dung tư vấn về Chi phí quản lý dự án bao gồm những gì và được quy định như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.

Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua

Hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Chi phí quản lý dự án là gì?

Chi phí quản lý dự án là các chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng (không bao gồm chi phí để Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc quản lý dự án đối với các dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư – PPP)

Quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm những gì?

Quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng; khảo sát xây dựng; cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; xây dựng công trình đặc thù và thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài; quản lý năng lực hoạt động xây dựng; hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Quản lý dự án đầu tư là gì?

Quản lý dự án đầu tư là xây dựng quá trình lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát tất cả những vấn đề của một dự án đầu tư, đồng thời có thể điều hành mọi thành phàn tham gia vào dự án đó để đạt được mục tiêu của dự án đúng thời hạn trong phạm vi quy định.

Xem thêm: Đất thuộc diện quy hoạch có được phép bán hay không?

5 ra khỏi 5 (1 Phiếu bầu)

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

1. Chức năng

Chức năng của Ban Quản lý Dự án quy định tại Khoản 2 Điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014, Khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Khoản 2 Điều 7 của Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng, cụ thể như sau:

- Làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực dân dụng và công nghiệp sử dụng vốn ngân sách, vốn Nhà nước ngoài ngân sách do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư, trừ các trường hợp do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giao cho cơ quan, tổ chức khác làm chủ đầu tư;

- Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban Quản lý Dự án quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng năm 2014 và quy định của pháp luật có liên quan;

- Thực hiện các chức năng khác khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định tại Điều 8  Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng;

- Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư;

- Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và các hợp đồng tư vấn xây dựng khác khi có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Ban Quản lý Dự án thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 68, Điều 69 Luật Xây dựng năm 2014, Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 8 Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng, cụ thể:

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư gồm:

+ Lập kế hoạch dự án: Lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện;

+ Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: Thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng công trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác;

+ Các nhiệm vụ thực hiện dự án: Thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng (theo phân cấp); chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá trình thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiết khác;

+ Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để vận hành, sử dụng: Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình;

+ Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: Tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban quản lý dự án theo quy định;

+ Các nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình: Tổ chức văn phòng và quản lý nhân sự Ban quản lý dự án; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý; thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin; cung cấp thông tin và giải trình chính xác, kịp thời về hoạt động của Ban quản lý dự án theo yêu cầu của người quyết định đầu tư và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án gồm:

+ Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Luật Xây dựng năm 2014;

+ Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án để bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường;

+ Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện.

- Nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu, phù hợp với năng lực hoạt động của mình.

- Giám sát thi công xây dựng công trình và các hoạt động tư vấn khác khi đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Tham gia tư vấn quản lý các dự án khác khi có yêu cầu.

3. Cơ cấu tổ chức

a) Các chức danh chủ chốt của Ban Quản lý Dự án:

Các chức danh chủ chốt của Ban Quản lý Dự án gồm: Giám đốc, không quá 03 Phó Giám đốc, Kế toán trưởng.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc, các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.

b) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ban Quản lý Dự án:

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ban Quản lý Dự án có 05- 06 Phòng, gồm:

- Văn phòng Ban Quản lý Dự án (thực hiện cả nhiệm vụ kế hoạch, tổng hợp);

- Phòng Kỹ thuật - Thẩm định;

- Phòng Tài chính - Kế toán;

- Phòng Điều hành dự án 1;

- Phòng Điều hành dự án 2;

- Phòng Dịch vụ tư vấn.

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Giám đốc Ban Quản lý Dự án quyết định theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp quản lý cán bộ, viên chức của tỉnh. Trường hợp khối lượng công việc ít thì chỉ thành lập một phòng Điều hành dự án.

Nguồn: Quyết định số 3343/QĐ-UBND ngày 22/9/2017