Quan tri chăm sóc sức khỏe là làm gì

Ngành chăm sóc sức khỏe cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau để hỗ trợ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng hoặc cá nhân. Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bao gồm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ y tế, sản xuất thiết bị y tế hoặc thuốc, cung cấp bảo hiểm y tế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.

Các lĩnh vực chính của ngành chăm sóc sức khỏe

Có thể được phân loại thành bốn phân khúc sau:

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cơ sở vật chất

Tiểu ngành dịch vụ và cơ sở vật chất chăm sóc sức khỏe bao gồm nhiều tiểu ngành. Phân loại rộng bao gồm:

Bệnh viện: Các bệnh viện cung cấp các dịch vụ y tế, chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân nội trú và một số dịch vụ ngoại trú.

Cơ sở điều dưỡng và chăm sóc nội trú: cung cấp dịch vụ chăm sóc nội trú kết hợp với điều dưỡng, giám sát hoặc các hình thức chăm sóc khác khi cần thiết.

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoại trú: cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trực tiếp và gián tiếp cho bệnh nhân.

Bác sĩ y khoa và Chuyên gia chăm sóc sức khỏe: Danh mục này bao gồm Bác sĩ y khoa, Bác sĩ chỉnh hình, Bác sĩ da liễu, Bác sĩ dinh dưỡng, Bác sĩ nhãn khoa, Bác sĩ vật lý trị liệu…

“Ngành chăm sóc sức khỏe là ngành rộng lớn và đa dạng, có vai trò trung tâm trong cuộc sống và phúc lợi của mọi người trên khắp thế giới, cả trực tiếp và gián tiếp.”

Sản xuất thiết bị y tế, thiết bị và vật tư bệnh viện

Đây là những công ty y tế đi đầu trong công nghệ y tế mới nhất cung cấp các sản phẩm của họ trên toàn bộ thiết bị y tế, vật tư bệnh viện, sản phẩm và dịch vụ, bao gồm cả các ứng dụng chuyên khoa.

Bảo hiểm y tế, dịch vụ y tế và chăm sóc được quản lý

Lĩnh vực này đề cập đến những bên cung cấp bảo hiểm y tế hoặc các loại dịch vụ khác nhau cho bệnh nhân… Thuật ngữ chăm sóc được quản lý được sử dụng để mô tả nhiều kỹ thuật nhằm giảm chi phí cung cấp phúc lợi sức khỏe và cải thiện chất lượng chăm sóc cho các tổ chức sử dụng các kỹ thuật đó hoặc cung cấp chúng dưới dạng dịch vụ cho các tổ chức khác.

Dược phẩm và các lĩnh vực liên quan

Ngành công nghiệp dược phẩm phát hiện, phát triển, sản xuất và tiếp thị thuốc hoặc dược phẩm để sử dụng làm thuốc cho bệnh nhân [hoặc tự dùng], với mục đích chữa bệnh, tiêm vắc-xin cho họ hoặc làm giảm bớt các triệu chứng.

Ngành chăm sóc sức khỏe đòi hỏi kỹ năng nào?

Làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe đòi hỏi nhiều điều hơn là điểm cao và bằng cấp. Mặc dù bạn dành phần lớn thời gian để học tập hoặc trau dồi kiến thức chuyên môn ở trường, nhưng kỹ năng mềm mới thực sự là điều tạo nên trải nghiệm tích cực cho người bệnh.

Dưới đây là 8 kỹ năng mềm hàng đầu giúp bạn trở thành một nhân viên chăm sóc sức khỏe thành công.

Đồng cảm với người bệnh

Khi làm việc trong môi trường tiếp xúc với người bệnh, bạn có thể thường xuyên gặp phải những tình huống khó xử về mặt cảm xúc. Thế nên, điều đầu tiên bạn cần có là sự đồng cảm. Đó là khả năng đặt mình vào vị trí của người bệnh để hiểu rõ về những gì họ đang trải qua. Điều này sẽ giúp bạn có cách tiếp cận điều trị hiệu quả, chẳng hạn như điều chỉnh cách chăm sóc và hành động khiến họ an tâm hơn.

Kiên nhẫn, có sức chịu đựng

Dành thời gian suy ngẫm và cân nhắc trước khi hành động là kỹ năng mềm cần được rèn luyện hàng ngày nếu muốn làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bạn phải rất kiên trì để giải thích những ý tưởng phức tạp cho bệnh nhân, ngay cả khi đó là kiến thức phổ biến đối với bạn. Sự thiếu kiên nhẫn có thể dẫn đến việc ra quyết định hấp tấp và đó là lúc bạn mắc sai lầm. Không có chỗ cho những sai sót vụng về khi làm việc liên quan đến sức khỏe của mọi người.

Ra quyết định hiệu quả

Khả năng đưa ra quyết định dưới áp lực cao là hoàn toàn cần thiết trong vai trò chăm sóc sức khỏe. Từ việc quyết định cách truyền đạt chẩn đoán đến loại thuốc bệnh nhân cần, bạn phải đưa ra hàng trăm quyết định mỗi ngày và chịu trách nhiệm về kết quả của các quyết định đó.

Do dự không chỉ mang lại cảm giác bực bội, mà trong môi trường y tế, nó có thể ảnh hưởng đến sự sống. Ngoài ra, có thể có những tình huống mà người bệnh không thể tự đưa ra quyết định và tin tưởng rằng bạn sẽ đưa ra quyết định phù hợp cho họ. Khả năng đưa ra quyết định khó khăn cũng có thể khiến bạn trở thành một nhà lãnh đạo – một phẩm chất đáng quý khác ở bất kỳ nhân viên chăm sóc sức khỏe nào.

Chú ý đến chi tiết

Từ tiếp xúc với bệnh nhân đến sàng lọc hàng trăm hồ sơ bệnh án… lượng thông tin bạn nhận được trong ngành chăm sóc sức khỏe hàng ngày là rất lớn. Càng có nhiều thông tin thì càng có nhiều khả năng mắc sai lầm. Trong môi trường làm việc bận rộn, việc bị phân tâm là rất dễ gặp phải nhưng các nhân viên chăm sóc sức khỏe giỏi nhất không bao giờ để điều này xảy ra. Chú ý đến chi tiết là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất mà một nhân viên chăm sóc sức khỏe nhất định không được bỏ qua.

Giao tiếp rõ ràng

Các nhân viên ngành chăm sóc sức khỏe phải có khả năng giao tiếp với nhau và với bệnh nhân của họ. Giải thích rõ ràng và ngắn gọn ý nghĩa của biểu đồ hoặc quy trình chăm sóc là cực kỳ quan trọng vì nó có thể tạo ra sự khác biệt giữa an toàn và nguy hiểm. Truyền đạt những thuật ngữ y tế cho bệnh nhân bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được giúp họ cảm thấy thoải mái khi rơi vào tình huống khó chịu. Giữ bình tĩnh trong khi giao tiếp cũng là một ưu điểm.

Dễ thích nghi và linh hoạt

Bởi vì nhiều vị trí công việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe không được thực hiện theo giờ giấc bình thường từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, nên tính linh hoạt là chìa khóa để làm việc hiệu quả. Đồng nghiệp có thể cần bạn trực thay ca hoặc ở lại muộn. Hoặc một bệnh nhân khó tính có thể chiếm nhiều thời gian trong ngày của bạn hơn dự định.

Ngoài việc phải điều chỉnh lịch trình của mình, bạn cũng cần phải linh hoạt để thích nghi với những khác biệt và thay đổi. Kiến thức và công nghệ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thay đổi từng ngày, nên nếu không biết cách từ bỏ thói quen và dễ dàng thích nghi, bạn có thể gặp khó khăn trong sự nghiệp của mình.

Sẵn sàng học hỏi

Khi ngừng học, bạn sẽ trở nên mờ nhạt dần. Sẵn sàng học hỏi những điều mới, cho dù bạn đang ở giai đoạn nào trong sự nghiệp, là một kỹ năng mềm tuyệt vời. Nhiều điều tích cực có thể đến từ việc học hỏi không ngừng, trong số đó có sự cải thiện bản thân và mở rộng tư duy. Tin rằng bạn biết mọi thứ và thông minh hơn mọi người sẽ gây bất lợi về lâu dài.

Đạo đức làm việc tốt

Bất kỳ ai làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đều gặp tình trạng mệt mỏi về thể chất và tinh thần nhưng người làm tốt biết rằng họ cần phải nỗ lực hàng ngày. Họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết vì lợi ích của người bệnh và đôi khi phải trả giá bằng việc bỏ bữa hoặc làm việc hơn 12 giờ liên tục. Một nhân viên chăm sóc sức khỏe giỏi biết rằng công việc này thường đòi hỏi sự hi sinh của bản thân nhưng họ rất vui khi làm việc đó.

Khi đọc qua danh sách này, bạn có thể thấy mình có nhiều kỹ năng vượt trội nhưng cũng có thể có nhiều điều còn thiếu sót. Hãy dành thời gian để tự nhận thức và xem bạn cần cải thiện ở đâu. Mục tiêu của ngành chăm sóc sức khỏe là tập trung vào con người, vì vậy càng cải thiện tốt hơn các kỹ năng mềm cần thiết bạn sẽ càng hoàn thành tốt công việc của mình.

Chủ Đề