Răng bị nha chu là gì

Thói quen chăm sóc răng miệng thường xuyên đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của cả nướu và răng của bạn. Mô nướu bị viêm hoặc nhiễm trùng là bệnh lý thường gặp, và nếu không được điều trị, có thể gây ra tổn thương cho xương hàm bên dưới `có chức năng nâng đỡ răng. Từ đó, răng dễ bị tổn thương và có thể bị lung lay. Những gì mà ban đầu chỉ là một dấu hiệu viêm không đáng kể có thể kết thúc bằng việc mất răng.

Bệnh Nha Chu Là Gì?

Bệnh nha chu đề cập đến các mức độ nhiễm trùng khác nhau ở các mô nướu. Một số trường hợp của bệnh lý này tương đối dễ điều trị trong khi những trường hợp khác cần sự can thiệp một cách nghiêm túc để ngăn ngừa mất răng. Nhiễm trùng nướu là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt là ở dạng viêm nướu nhẹ.

Theo WebMD, viêm nướu là tình trạng nướu bị viêm nhiễm và là tiền thân của bệnh nha chu. Đó cũng là một tín hiệu cho thấy cần phải chăm sóc răng miệng tích cực để ngăn bệnh lý này trở nên nghiêm trọng hơn. Viêm lợi tương đối dễ điều trị. Nếu bạn kiểm soát bệnh viêm lợi kịp thời, bạn có thể tránh được nguy cơ của bệnh nha chu nghiêm trọng mà có thể cần phải thực hiện các thủ thuật động đến dao kéo.

Nha chu là một bệnh lý viêm nhiễm ảnh hưởng đến các mô nâng đỡ răng. Mô nướu bị viêm, túi nha chu phát triển ở nơi vi khuẩn đã xâm nhập vào bên dưới mô nướu và tình trạng tụt nướu - chân răng lộ ra ngoài - có thể xảy ra. Khi tình trạng nhiễm trùng lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn, mô nướu và xương sẽ bị tổn thương. Răng trở nên lung lay và nếu tình trạng này không được điều trị, tình trạng mất răng có thể xảy ra.

Bệnh nha chu đôi khi tiến triển mà không có các triệu chứng đáng chú ý, nhưng bạn có thể nhận thấy một hoặc một vài triệu chứng sau:

  • Nướu răng sưng hoặc tấy đỏ.
  • Nướu bị chảy máu khi bạn chải răng.
  • Nướu trở nên nhạy cảm.
  • Mô nướu bị tụt.
  • Có mủ ở đường viền nướu.
  • Hôi miệng hoặc đắng miệng.

Bạn nên chia sẻ với nha sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng trên. Tại phòng khám nha khoa, trợ tá nha khoa của bạn sẽ kiểm tra độ sâu của túi nha chu giữa nướu và răng. Túi nha chu sâu là một triệu chứng ban đầu của bệnh nha chu đang có tiến triển xấu.

Điều Trị Bệnh Nha Chu Như Thế Nào?

Nếu viêm nướu được phát hiện ở giai đoạn đầu, việc điều trị có thể khá đơn giản, bằng cách làm vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp thường xuyên hơn, khoảng 3 đến 4 tháng một lần. Tuy nhiên, khi bệnh lý này tiến triển thành bệnh nha chu, việc điều trị trở nên phức tạp hơn và có thể liên quan đến các thủ thuật như:

  • Vệ sinh chân răng và lấy vôi răng. TheoHọc viện Nha chu Hoa Kỳ [AAP], đây là cách vệ sinh sâu giúp loại bỏ mảng bám và vôi răng dưới đường viền nướu. Thủ thuật này có thể được thực hiện sau khi bệnh nhân được gây tê cục bộ.
  • Phẫu thuật nướu. WebMD mô tả các quy trình phẫu thuật được sử dụng để khắc phục các tổn thương do nhiễm trùng. Các thủ thuật bao gồm cắt nướu để loại bỏ mô bị nhiễm trùng, thủ thuật vạt nướu để làm sạch bên dưới đường viền nướu nhằm loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng và vôi răng ở chân răng trong trường hợp túi nha chu lớn hơn 5 mm và thủ thuật ghép nướu đối với trường hợp mô nướu bị tụt.
  • Các thủ thuật tái tạo. Những phương pháp điều trị này được sử dụng để khắc phục tổn thương xương và mô. Theo AAP, Bác sĩ chuyên khoa nha chu của bạn sẽ mở khu vực bị tổn thương để loại bỏ nhiễm trùng khỏi mô nướu. Sau đó, bác sĩ sẽ ghép xương, màng [bộ lọc] hoặc các protein kích thích mô để tạo điều kiện cho xương và mô tái tạo.

Bệnh nha chu của bạn càng trở nên nghiêm trọng, việc điều trị có khả năng càng khó năng phải sử dụng đến các thủ thuật cần đến dao kéo. Để tránh phải thực hiện phẫu thuật, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Làm Cách Nào Để Ngăn Ngừa Bệnh Nha Chu?

Kẻ thù lớn nhất của bệnh nha chu là gì? Chải răng và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và các mảnh thức ăn khỏi miệng, đồng thời mát xa cho nướu để làm tăng lưu lượng máu đến mô nướu. Chải răng kỹ lưỡng là điều vô cùng cần thiết. Đảm bảo chải răng trong 2 phút và làm sạch tất cả các bề mặt răng. Nha sĩ của bạn có thể đề nghị một loại bàn chải đánh răng phù hợp với tình trạng của bạn và hướng dẫn bạn dùng chỉ nha khoa đúng cách.

Thường xuyên đến gặp nha sĩ là điều quan trọng để ngăn ngừa bệnh nha chu. Trong mỗi lần khám răng, nha sĩ sẽ đánh giá tình trạng nướu và các mô miệng khác của bạn. Việc đo các túi nha chu xung quanh răng sẽ cho phép nha sĩ phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh nha chu.

Chăm sóc nướu răng cũng quan trọng không kém việc chăm sóc răng đối với sức khỏe lâu dài của răng miệng. Trên thực tế, người trưởng thành bị mất răng chủ yếu là do bệnh nha chu. Nếu bạn theo dõi chặt chẽ sức khỏe răng miệng của mình và thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng thường xuyên, bạn sẽ ít có nguy cơ mắc phải căn bệnh khó chịu này.

  • Điều trị các yếu tố nguy cơ

  • Lấy cao răng và làm nhẵn chân răng

  • Đôi khi sử dụng kháng sinh đường uống, đặt băng thuốc chứa kháng sinh, hoặc cả hai

Điều trị các yếu tố nguy cơ như vệ sinh răng miệng kém, bệnh tiểu đường, và hút thuốc sẽ cải thiện kết quả.

Đối với tất cả các dạng viêm quanh răng, pha điều trị khởi đầu bao gồm lấy cao răng [làm sạch bằng dụng cụ bằng tay hoặc bằng siêu âm] và làm nhẵn chân răng [loại bỏ mô cement và ngà bệnh lý sau đó làm nhẵn chân răng] để loại bỏ mảng bám và cao răng. Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng tại nhà là cần thiết, bao gồm chải răng và dùng chỉ nha khoa cẩn thận để giúp làm sạch. Có thể bôi hoặc súc miệng bằng chlorhexidine. Nha sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các thao tác trên. Bệnh nhân được đánh giá lại sau 3 tuần. Nếu tại thời điểm này, túi lợi không sâu hơn 4mm thì chỉ cần điều trị bằng cách làm sạch định kỳ. Đôi khi cần tạo vạt lợi để có thể tiếp cận và làm sạch phần chân răng nằm sâu.

Nếu túi lợi sâu hơn thì có thể sử dụng kháng sinh toàn thân. Phác đồ chung là amoxicillin 500mg đường uống 3 lần một ngày trong 10 ngày. Ngoài ra, gel có doxycycline hoặc các vi cầu chứa minocycline có thể được đặt vào các túi lợi đơn lẻ và khó chữa. Những loại thuốc trên tiêu trong vòng 2 tuần.

Một phương pháp khác là phẫu thuật loại bỏ túi và tạo hình xương [phẫu thuật loại bỏ túi lợi] để bệnh nhân có thể làm sạch khi rãnh lợi bình thường. Ở một số bệnh nhân, phẫu thuật tái tạo và ghép xương được thực hiện để kích thích tăng trưởng xương ổ răng. Nẹp các răng lung lay và mài chỉnh bề mặt răng có thể cần thiết để loại bỏ sang chấn khớp cắn. Nhổ răng thường cần thiết trong những ca bệnh nặng. Kiểm soát các yếu tố hệ thống góp phần trước khi bắt đầu điều trị nha chu.

Chín mươi phần trăm bệnh nhân viêm quanh răng loét hoại tử do HIV [viêm quanh răng liên quan đến HIV] đáp ứng với điều trị phối hợp lấy cao răng và làm nhẵn chân răng, bởm rửa túi lợi bằng povidone-iode [nha sĩ bơm bằng bơm tiêm], súc miệng thường xuyên bằng chlorhexidine, sử dụng kháng sinh toàn thân, thường là metronidazole 250mg đường uống 3 lần 1 ngày trong 14 ngày.

Viêm quanh răng tiến triển nhanh khu trú đòi hỏi phải phẫu thuật nha chu và sử dụng kháng sinh đường uống [ví dụ, amoxicillin 500 mg 4 lần/ngày hoặc metronidazole 250 mg 3 lần 1 ngày trong 14 ngày].

Càng lớn tuổi, sức khỏe yếu đi, người ta lại càng dễ mắc phải một số bệnh. Trong đó, các bệnh ở vùng răng miệng cũng rất đáng lo ngại. Nha chu là một bệnh rất phổ biến, bắt đầu xuất hiện từ lứa tuổi trung niên. Do diễn tiến thầm lặng, chúng ta thường lơ là, thậm chí là xem nhẹ nó. Nhưng hậu quả của nó lại không hề “nhẹ”. Hãy tìm hiểu rõ hơn về nha chu và các cách ngăn chặn viêm nha chu kịp thời nhé!

Nha chu là gì?

Nha chu là tổ hợp bao gồm: nướu răng, xương ổ răng, dây chằng, lợi và gai lợi. Chúng bao bọc răng và giữ chức năng chống đỡ.

Nha chu là gì? [Ảnh: Internet]

Để nói chi tiết hơn, nướu có nhiệm vụ ôm sát lấy răng, nhằm bảo vệ mô mềm phía dưới và ngăn vi khuẩn xâm nhập. Xương ổ răng, dây chằng nối liền răng với xương hàm giúp cho chân răng vững chắc.

Viêm nha chu là như thế nào?

Đây là tình trạng các mô bị viêm nhiễm dẫn đến việc sưng đỏ, đau nhức và cả hôi miệng. Những ai mắc phải sẽ trở nên tự ti trong quá trình giao tiếp, gây ảnh hưởng xấu đến công việc.

Các mức độ viêm của nướu [Ảnh: Internet]

Khi viêm nha chu nặng, nướu không thể tiếp tục bám chắc vào chân răng, tạo ra các khe hở cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Xương ổ răng dần bị phá hủy, từ đó các túi nha chu được hình thành. Bệnh gây khó khăn trong việc ăn nhai của răng. Quá trình sinh hoạt hằng ngày cũng trở nên bất tiện.

Viêm nha chu có thể ảnh hưởng như thế nào tới tủy răng? Đừng bỏ lỡ bài viết: “Tủy răng là gì? Viêm tủy răng có nguy hiểm không?”

Nguyên nhân gây ra viêm nha chu

Viêm nha chu có thể bắt nguồn từ những lý do rất gần và đời thường. Nguyên nhân chính của bệnh là do các mảng bám răng, nơi tích tụ vi khuẩn. Vậy mảng bám từ đâu mà có?

Vệ sinh răng chưa đúng cách là nguyên nhân gây mảng bám và viêm nướu [Ảnh: Internet]

  • Vệ sinh răng miệng sai cách: thức ăn thừa không được lấy sạch khỏi kẽ răng, từ đó xuất hiện mảng bám và hình thành cao răng. Vì thế, lượng vi khuẩn tăng gây viêm lợi, sưng nướu, chảy máu chân răng,…
  • Không lấy cao răng theo định kỳ
  • Rối loạn nội tiết tố và sức đề kháng kém [phụ nữ mang thai, tuổi dậy thì]
  • Thường xuyên dùng tăm xỉa răng khiến hình thành các kẽ hở
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Hút thuốc lá
  • Bệnh nhân tiểu đường, bạch cầu, viêm nhiễm khuẩn…

Cách chữa viêm nha chu răng

Phương pháp điều trị không phẫu thuật

Nếu viêm nha chu chưa trở nên quá tệ, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị đơn giản sau nhằm điều tiết tình trạng bệnh:

Lấy vôi răng định kỳ là cách ngăn ngừa viêm nha chu [Ảnh: Internet]

  • Cạo cao răng: Loại bỏ cao răng lẫn vi khuẩn từ bề mặt răng và dưới nướu bằng các dụng cụ chuyên biệt hoặc thiết bị siêu âm;
  • Chà chân răng: Bề mặt chân răng được làm nhẵn, hạn chế cao răng tích tụ và độc tố từ vi khuẩn;
  • Kháng sinh: Với một số trường hợp, bạn nên sử dụng kháng sinh theo lời khuyên và đơn của nha sĩ nhằm kiểm soát việc nhiễm khuẩn.

Lấy cao răng định kỳ được các nha sĩ khuyến cáo như một phương pháp giúp hạn chế viêm nha chu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cái nhìn đứng đắn về điều này. Tham khảo ngay bài viết: “Có nên cạo vôi răng hay không? Cạo vôi răng đau không?”

Phương pháp điều trị phẫu thuật

Nếu bạn được chẩn đoán viêm nha chu nặng, các cách trên sẽ không phù hợp. Nha sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện những phương pháp sau đây:

  • Phẫu thuật Flap [phẫu thuật giảm túi]
  • Ghép mô mềm
  • Ghép men răng
  • Tái tạo mô
  • Ứng dụng men răng tái sinh

Chữa viêm nha chu tại nhà

Bạn có thể kiểm soát nha chu ngay tại nhà mình bằng một số cách đơn giản từ việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp:

Vệ sinh răng đúng cách là cách hữu hiệu giúp phòng viêm nướu [Ảnh: Internet]

  • Làm sạch mảng bám răng thường xuyên theo lời khuyên của nha sĩ;
  • Sử dụng bàn chải có lông mềm và thay mới sau 3 đến 4 tháng nhằm tránh vi khuẩn;
  • Bàn chải đánh răng điện cũng là một cách hiệu quả trong việc loại bỏ mảng bám và cao răng;
  • Đánh răng mỗi ngày hai lần một ngày hoặc sau mỗi bữa ăn;
  • Nước súc miệng để giúp loại bỏ mảng khó chịu giữa các kẽ răng;
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng dễ dàng và hiệu quả hơn.

Chữa viêm nha chu ở đâu tốt?

Bạn mong muốn có một hàm răng chắc khỏe, nhưng chưa tìm được nơi uy tín, đáng tin cậy? Đến với nha khoa Tân Định, viêm nha chu sẽ không còn là vấn đề quá nghiêm trọng. Đội ngũ bác sĩ chuyên về răng hàm mặt với kinh nghiệm hơn 20 năm sẽ không làm bạn thất vọng. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, luôn sẵn sàng hỗ trợ và tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng.

Nên chữa viêm nha chu ở đâu? [Ảnh: Internet]

Các phương pháp và trang thiết bị hiện đại sẽ giúp chữa nha chu đạt kết quả như ý:

  • Phòng phẫu thuật đạt chuẩn và được bộ y tế cấp phép.
  • Phòng chụp phim vách chì an toàn, cùng hệ thống máy chụp hiện đại, ít lưu tia, lượng bức xạ thấp hơn 15-20 lần so với các máy chụp X-Quang, CT thông thường.
  • Quy trình vô trùng đạt tiêu chuẩn của Hiệp Hội Nha Khoa Quốc Tế và Sở Y Tế TP.HCM.
  • Mỗi khách hàng được khám và điều trị với 1 bộ dụng cụ riêng biệt, đã được vệ sinh và vô trùng.
  • Tất cả thiết bị, máy móc liên quan đến điều trị được vệ sinh vô trùng ngay sau khi sử dụng.

Nha Khoa Tân Định – Địa chỉ nha khoa tin cậy và chất lượng [Ảnh: Internet]

Viêm nha chu tưởng chừng như vô hại nhưng lại mang đến rất nhiều trở ngại cho cuộc sống của bệnh nhân. Do thường bị bỏ qua nên nhiều người đã phải chịu đựng sự bất tiện khá lâu. Hãy nhanh chóng đến nha khoa Tân Định để kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng của mình và có được phương pháp điều trị phù hợp nhé!

Răng khôn mọc lệch không chỉ gây đau đớn. Về lâu về dài, nếu không được điều trị triệt để, chúng sẽ gây những tác hại nghiêm trọng tới hàm răng. Bài viết: “Dấu hiệu răng khôn mọc lệch là gì? Có nên nhổ răng khôn mọc lệch?” sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Tác giả: Nha Khoa Tân Định

Video liên quan

Chủ Đề