Răng khểnh mọc trong bao lâu

Bằng mắt thường, chúng ta đều biết răng khểnh trông ra sao. Nhưng bạn có biết răng khểnh mọc như thế nào? Nó có ảnh hưởng gì tới sức khỏe răng miệng không? Răng khểnh là xấu hay đẹp? Tất tần tật những điều về răng khểnh sẽ được Nha khoa Kim giải đáp chi tiết trong bài viết sau!

Răng khểnh mọc như thế nào? 

Răng khểnh hay còn gọi là răng nanh mọc lệch. Răng khểnh nằm ở vị trí thứ 3 thuộc nhóm răng nanh, ngay cạnh răng cửa số 2 và răng hàm nhỏ số 4, thường thuộc hàm trên. Răng khểnh không mọc đều đặn với những răng khác trên hàm mà sẽ mọc lệch ra phía ngoài hay lệch vào phía trong 5-10 độ so với quỹ đạo của cả hàm.

Hình ảnh răng khểnh “xấu”

Răng khểnh xuất hiện vào độ tuổi thay răng của trẻ [12-15 tuổi] và chúng có thể mọc từ 1-2 cái tùy vào mức độ lệch của mầm răng. Chúng ta có thể phát hiện răng khểnh sắp mọc ở trẻ qua các biểu hiện sau:

  • Khoảng cách giữa răng cửa và răng hàm quá hẹp, không đủ chỗ răng nanh
  • Răng nanh đã nhú lên nhưng răng sữa vẫn chưa thay
  • Khung hàm hẹp, hạn chế chỗ phát triển của răng nanh.

Dấu hiệu nhận biết răng khểnh đẹp 

Về vấn đề răng khểnh đẹp hay xấu, điều này tùy vào cơ địa từng người, tùy vào cấu trúc răng và khuôn mặt của từng người. Chiếc răng khểnh đẹp là chiếc răng khểnh mang lại cho chúng ta nụ cười duyên dáng, đem lại sự hài hòa cho khuôn mặt và không gây ra phiền toái cho chúng ta. 

Răng khểnh đẹp thường có đặc điểm:

  • Mọc không quá lệch ra phía ngoài, không quá dài hay quá nhọn
  • Không mang lại cản trở cho việc ăn uống, vệ sinh răng miệng
  • Trắng sáng
  • Không có sự chen chúc giữa các răng.

Dấu hiệu nhận biết răng khểnh đẹp

Bên cạnh răng khểnh đẹp cũng có những chiếc răng khác xấu mọc lệch lạc, làm sai khớp cắn. Từ đây gây ra nhiều khó khăn trong ăn uống và vệ sinh răng miệng, khiến cho răng dễ bị vàng ố.

Mọc răng khểnh có ảnh hưởng gì?

Răng khểnh cũng được gọi là răng duyên. Nhắc tới răng khểnh, chúng ta thường sẽ nghĩ đến một nụ cười duyên xinh đẹp, thế nhưng để giữ nụ cười duyên này, người có răng khểnh phải chịu đựng nhiều ảnh hưởng không tốt của nó.

Đối với những đứa trẻ, ban đầu răng khểnh mọc cũng không có ảnh hưởng xấu gì đến sức khỏe răng miệng của chúng nhưng về lâu dài răng khểnh sẽ bắt đầu gây ra nhiều ảnh hưởng xấu:

  • Gây ra các bệnh lý về miệng: Răng khểnh mọc chen giữa hai răng, tạo thành hình tam giác khít, hoặc răng khểnh mọc lệch quá nhiều tạo nên khoảng trống với các răng kế bên, tạo điều kiện cho thức ăn dễ dàng bám vào các kẽ răng, hình thành nên các mảng bám và vi khuẩn, gây sâu răng, viêm nướu,.. 
  • Như những răng khác, răng nanh cũng dùng để nhai. Khi răng nanh mọc lệch đi sẽ làm sai khớp cắn, gây khó khăn cho việc tham gia vào quá trình nhai và làm giảm lực nhai của hàm răng
  • Có những chiếc răng mọc quá lệch, chúng sẽ gây cộm, vướng víu, khó có thể khép môi ở trạng thái nghỉ như những người không có răng khểnh. Ngoài ra, khả năng phát âm cũng bị răng khểnh gây ảnh hưởng. 

Ảnh hưởng của răng khểnh “xấu” tới sức khỏe răng miệng

Xử lý răng khểnh mọc lệch 

Răng khểnh là nét duyên và chúng ta có thể giữ chúng để tăng thẩm mỹ nếu chúng không gây ảnh hưởng xấu. Đối với trẻ nhỏ, các cha mẹ nên để ý đến con mình lúc thay răng, để kịp thời ngăn cản trẻ có những tác động vô tình đến răng. 

Tùy thuộc vào tình trạng mọc răng khểnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho chúng ta nên nhổ răng hay niềng răng. Trong đó niềng răng sẽ có 2 loại:

  • Niềng răng mắc cài
  • Niềng răng trong suốt. 

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ xử lý riêng khểnh mọc lệch thì hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Kim nhé. Với đội ngũ y bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm, tài năng, Nha Khoa Kim sẽ giúp bạn xử lý những chiếc răng khểnh “xấu” an toàn, nhanh chóng. Liên hệ ngay hotline 1900 6899 để được tư vấn chi tiết hôm nay.

Như vậy bài viết đã giải đáp giúp bạn thắc mắc răng khểnh mọc như thế nào rồi nhé. Hy vọng với những chia sẻ bên trên, bạn đã hiểu rõ hơn về loại răng này. Hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ tiếp theo.

Chuyên mục

Theo quan niệm phương Đông răng khểnh sẽ giúp cho bạn duyên dáng, đẹp hơn nên rất nhiều người thắc mắc dấu hiệu mọc răng khểnh là gì? Làm sao để có răng khểnh? Tất cả những điều này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây

1/ Dấu hiệu mọc răng khểnh như thế nào?

Răng khểnh là răng nanh mọc bất thường, lệch lạc ra hẳn ngoài khung hàm, nó không có giá trị gì trong việc ăn nhai nhưng lại mang lại độ thẩm mỹ cho 1 số trường hợp. Thông thường 1 người sẽ có 1 – 2 cái răng khểnh. Răng khểnh sẽ bắt đầu mọc trong khoảng từ 10 – 12 tuổi, lúc ấy bạn đang trong quá trình thay răng vĩnh viễn. Khi trong độ tuổi thay răng bạn có những dấu hiệu mọc răng khểnh dưới đây thì chắc chắn răng khểnh sẽ xuất hiện trên khung hàm của bạn

  • Răng nanh sữa bị mất quá sớm
  • Răng nanh sữa đến thời gian quy định cần thay nhưng chưa rụng
  • Răng bên cạnh có kích thước quá lớn, mọc chen lấn sang chỗ của răng nanh
  • Khung hàm quá hẹp, không có chỗ cho răng nanh mọc bình thường

Dấu hiệu mọc răng khểnh như thế nào?

Nếu bạn có 1 trong những dấu hiệu trên thì nhất định răng khểnh sẽ mọc. Lúc này bạn nên chú ý và cần có giải pháp xử lý nếu răng khểnh làm bạn không hài lòng

2/ Nguyên nhân dẫn đến mọc răng khểnh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mọc răng khểnh như do thói quen xấu hồi bé, do thay răng sữa không đúng quá trình hoặc cũng có thể do di truyền từ bố mẹ

√ Do thói quen xấu hồi bé

Những thói quen hồi nhỏ của bạn tưởng chừng như vô hại nhưng nó cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mọc răng khểnh vĩnh viễn sau này. Những thói hồi bé của bạn như mút tay, nghiến răng, lấy lưỡi đẩy răng, những tác động này khi được lặp lại thường xuyên khiến cho cấu trúc răng bị xô đẩy, không ổn định làm cho khi đổi răng vĩnh viễn cũng bị ảnh hưởng

√ Do thay răng sữa không đúng quá trình

Răng sữa tuy có thời gian tồn tại ngắn nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình mọc răng vĩnh viễn. Nó là kim chỉ nam cho răng vĩnh viễn mọc sau này, nếu đổi răng sữa quá sớm hoặc quá muộn cũng có thể xảy ra tình trạng xô đẩy, chen lấn khiến răng không mọc đều, đúng vị trí hình thành tình trạng răng khểnh, răng khấp khểnh, lệch khớp cắn,..

Mọc răng khểnh do thay răng sữa không đúng thời gian

√ Do di truyền

Theo các chuyên gia nha khoa răng là 1 trong những yếu tố di truyền mạnh nhất, nếu bố hoặc mẹ có răng khểnh thì con sau này cũng có thể có răng khểnh.

Trên đây là 3 nguyên nhân chính khiến cho bạn có thể mọc răng khểnh. Răng khểnh có thể ảnh hưởng ít hoặc nhiều thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng của bạn. Vậy có nên nhổ răng khểnh hay không?

3/ Có nên nhổ răng khểnh hay không?

Khi mới phát hiện ra những dấu hiệu mọc răng khểnh hoặc khi răng khểnh bắt đầu mọc nhiều bạn hay phụ huynh thường lo lắng không biết có nên nhổ răng khểnh hay không. Theo như Ts.Bs Đàm Ngọc Trâm – Giám đốc chuyên môn của nha khoa Paris khuyên rằng:

Nếu răng khểnh của bạn không ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh, không mắc các bệnh lý về răng, không làm mất thẩm mỹ khiến bạn khó chịu thì không cần thiết phải nhổ. Nhưng nếu răng khểnh có những dấu hiệu sau thì bạn nên nhổ hoặc sử dụng các biện pháp khác để khắc phục

  • Răng khểnh mọc chen giữa 2 răng tạo thành tam giác khít, hay mắc thức ăn thừa thì bạn nên nhổ bỏ vì như vậy rất dễ dẫn đến tình trạng sâu nhiều răng 1 lúc, hôi miệng khi không loại bỏ được hết thức ăn
  • Răng khểnh mọc quá xa khung hàm, mọc ngược khiến cho mất thẩm mỹ
  • Răng không tham gia vào việc ăn nhai
  • Răng khểnh mọc quá lớn gây lên tình trạng cộm, cấn, không thể khép môi như bình thường vừa mất thẩm mỹ, vừa khiến bạn không thể phát âm chuẩn

Có nên nhổ răng hay không?

Vì vậy tùy vào từng trường hợp mà bạn nên quyết định có nên nhổ răng khểnh hay không. Muốn nhổ răng khểnh hay sử dụng biện pháp khác để cải thiện thì bạn nên đến cơ sở nha khoa, các bác sĩ sẽ thăm khám đưa ra phương pháp tốt nhất.

4/ Nhổ răng khểnh có nguy hiểm không?

Khi răng khểnh gây mất thẩm mỹ, tiềm ẩn những nguy cơ gây các bệnh lý về răng miệng thì bạn nên nhổ. Nhưng nhổ răng khểnh có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào việc bạn chọn nha khoa như thế nào, tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn ra sao.

Nhổ răng là tiểu phẫu nhỏ trong nha khoa nhưng khi nhổ bạn cũng cần đến cơ sở nha khoa tốt để thực hiện vì như vậy sau khi nhổ răng bạn sẽ không phải lo lắng về những biến chứng, không phải chịu những cơn đau buốt, ê nhức kéo dài.

Hiện nay nhiều nha khoa đang sử dụng công nghệ nhổ răng siêu âm không đau Piezotome, quá trình nhổ răng sẽ diễn ra nhanh chóng, không tác động nhiều đến mô nướu, giảm thiểu cảm giác đau đớn, thời gian lành thương nhanh chóng.

Máy nhổ răng siêu âm Piezotome

Hiện nay nha khoa Paris cũng đang sử dụng công nghệ nhổ răng siêu âm không đau Piezotome cho khách hàng khi nhổ răng khểnh. Các bác sĩ sẽ luồn máy siêu âm vào chân răng lợi dụng bước sóng siêu âm để làm đứt hệ thống dây chằng nha chu quanh chân răng và nhẹ nhàng lấy răng ra ngoài, không cần tách nướu như những phương pháp nhổ răng truyền thống.

Hy vọng với những thông tin về 4 dấu hiệu mọc răng khểnh và các vấn đề liên quan trên đây sẽ giúp bạn hiểu, có lựa chọn cách điều trị tốt nhất cho mình. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi liên quan hãy gọi đến hotline 19006900 hoặc để lại bình luận dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn!

Video liên quan

Chủ Đề