Rùa có thể sống bao lâu

Rùa có thể sống bao lâu

Ảnh chụp năm 2017 của Jonathan, một con rùa khổng lồ Seychelles được cho là loài bò sát lâu đời nhất sống trên Trái đất. Jonathan sống ở Saint Helena, một hòn đảo thuộc Anh ở phía Nam Đại Tây Dương (Ảnh: AFP/ Getty Images).

Theo sách kỷ lục thế giới Guinness, Jonathan hưởng thọ 187 tuổi vào năm 2019. Sinh năm 1832, dưới thời trị vì của Nữ hoàng Victoria, "cụ" rùa này đã 80 tuổi khi tàu Titanic chìm sâu xuống Bắc Đại Tây Dương.

Jonathan và những con rùa khổng lồ khác không phải là những con rùa duy nhất sống lâu, Jordan Donini, giáo sư sinh vật học và nhà sinh thái học về rùa tại Đại học bang Florida SouthWestern (Mỹ) cho biết.

Rùa biển có thể sống từ 50 đến 100 năm, và rùa hộp có thể sống tới hơn một thế kỷ. Trên thực tế, các nhà khoa học không biết giới hạn về tuổi thọ của nhiều loài rùa, đơn giản là vì cá nhân con người không sống đủ lâu để tự tìm hiểu.

Vậy tại sao rùa sống lâu như vậy? Lori Neuman-Lee, phó giáo sư sinh lý học tại Đại học bang Arkansas, người nghiên cứu về rùa và các loài bò sát khác, cho biết có một câu trả lời tiến hóa và một câu trả lời sinh học liên quan đến vấn đề này.

Câu trả lời của quá trình tiến hóa tương đối đơn giản: Các loài động vật như rắn và gấu trúc thích ăn trứng rùa. Để di truyền gene của mình, rùa phải sống lâu và sinh sản thường xuyên, đôi khi nhiều lần mỗi năm và đẻ rất nhiều trứng.

"Thật đáng kinh ngạc khi thế giới không bị lũ rùa tàn phá, dù chúng có bao nhiêu con cái", Neuman-Lee cho biết.

Nhưng cơ chế sinh học đằng sau tuổi thọ của rùa phức tạp hơn. Neuman-Lee cho biết một manh mối về tuổi thọ của loài rùa nằm ở các telomere của chúng, cấu trúc bao gồm các sợi DNA không mã hóa bao bọc các đầu mút của nhiễm sắc thể.

Những cấu trúc này giúp bảo vệ các nhiễm sắc thể khi tế bào phân chia. Theo thời gian, các telomere ngắn lại hoặc thoái hóa, có nghĩa là chúng không còn có thể bảo vệ nhiễm sắc thể của mình nữa, dẫn đến các vấn đề với quá trình sao chép DNA. Và những sai sót trong quá trình sao chép DNA có thể dẫn đến các vấn đề như khối u và tế bào chết.

Theo Neuman-Lee, rùa thể hiện tỷ lệ rút ngắn telomere thấp hơn so với các loài động vật có tuổi thọ ngắn hơn. Điều này có nghĩa là chúng có khả năng chống lại một số loại thiệt hại có thể phát sinh từ lỗi sao chép DNA.

Các nhà khoa học chưa xác nhận tất cả các yếu tố góp phần vào tuổi thọ cực lâu của loài rùa, nhưng họ đã đề xuất một số ý tưởng.

Trong một bài báo đăng ngày 8/7 trên cơ sở dữ liệu bioRxiv chưa được đánh giá đồng cấp, một nhóm các nhà khoa học đã khám phá một số cơ chế và chất dẫn đến tổn thương và chết tế bào, đồng thời xem xét cách tế bào của một số loài rùa, bao gồm từ một con rùa khổng lồ (như Jonathan).

Theo bài báo, rùa khổng lồ và một số loài rùa khác dường như có thể tự bảo vệ mình khỏi những tác động lâu dài của tổn thương tế bào. Chúng làm điều này bằng cách nhanh chóng giết chết các tế bào bị hư hỏng, sử dụng một quá trình được gọi là apoptosis.

Mất cân bằng oxy hóa là một loại mất cân bằng xảy ra tự nhiên trong các tế bào sống. Mất cân bằng oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do, là những phân tử có tính phản ứng cao được hình thành một cách tự nhiên trong quá trình trao đổi chất. Khi được điều trị, các tế bào của rùa nhanh chóng trải qua quá trình chết rụng.

Trên thực tế, tất cả các tế bào, trừ một trong số các loài không phản ứng với một phương pháp điều trị, được cho là phá vỡ một loại enzyme gọi là ligase, chất cần thiết cho quá trình sao chép DNA. Nói cách khác, ligase của rùa tiếp tục hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, Neuman-Lee cho biết liệu điều này có nghĩa là những con rùa hoàn toàn có khả năng chống lại các vấn đề sao chép DNA hay không vẫn chưa được xác định. Nhưng đó là một câu trả lời khả thi lý giải cho việc tại sao rùa lại sống lâu đến vậy.

Trang Phạm

Theo LiveScience

Trước khi nuôi Rùa cảnh thì chắc chắn các bạn sẽ không thể bỏ qua được tuổi thọ của Rùa. Ngoài việc chắm óc sao cho Rùa được khỏe mạnh thì bạn cũng quan tâm liệu chúng sẽ sống cùng mình trong khoảng thời gian bao lâu nữa. Hôm nay Bác sĩ thú y sẽ giới thiệu cho bạn số tuổi của các giống Rùa để bạn biết và lựa chọn nên nuôi giống Rùa nào nhé.

Rùa Cá Sấu alligator (Macroclemys temminckii)

Khoảng 60-80 năm, có ghi chép trường hợp nuôi dưỡng nhân tạo tuổi thọ dài nhất là 60 năm, nghe nói vì Rùa Cá Sấu thuộc loài rùa sinh trưởng chậm, cho nên phát triển thuận lợi có thể sống tới hơn 100 năm, có thể tin được nhưng trước mắt chỉ là lý thuyết, chưa có trường hợp thực tế.

Rùa common (chelydra serpentine)

Tuổi thọ khoảng 45-50 năm, tuổi thọ của cá thể sống ngoài môi trường hoang dã chỉ có thể được khoảng 15-30 năm.

Rùa lá Matamata

Tuổi thọ khoảng 15-25 năm, Rùa Lá Mata mata sống ngoài tự nhiên cực kì khó khăn, tuy nhiên nuôi dưỡng trong nhà cũng phải cẩn trọng, khống chế độ pH ở khoảng 5.5-6.5 là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của bạn, là một trong những loài rùa có yêu cầu khắt khe với chất lượng nước.

Rùa Cổ Dài ( Rùa Cổ Rắn)

Tuổi thọ khoảng 30 năm, trên lý thuyết thì nuôi dưỡng nhân tạo có thể cao hơn rất nhiều, nhưng không có thống kê cụ thể. Có một hiện tượng thú vị, tuổi thọ của Rùa Cổ Dài có tỷ lệ nghịch với chiều dài cổ, những người nuôi Rùa Cổ Dài nếu như cổ ngắn thì xem như tuổi thọ cao rồi.

Rùa Tai Đỏ (Rùa Brazil)

Tuổi thọ khoảng 15 năm, có ghi chép rầng rùa nuôi dưỡng nhân tạo có tuổi thọ dài nhất là 35 năm, là một giống rùa phổ thông đại chúng, do có sức sống dẻo dai mãnh liệt, nên không có gì là lạ khi chúng sống đến 20-30 năm.

Rùa Pond (Rùa Đá)

Tuổi thọ khoảng 20-30 năm, Rùa Cổ Sọc cũng thuộc trường hợp này. Có ghi chép rằng tuổi thọ của rùa được nuôi dưỡng nhân tạo là 50 năm, cũng là một giống rùa phổ biến và tỷ lệ cực kỳ cao.

Ba ba

Tuổi thọ khoảng 60 năm. Thường xuyên được truyền tai rằng sống hơn 100 năm những không có căn cứ chính xác đừng đừng cho rằng không có ai nuôi baba làm cảnh, thực ra có một số loài baba hiếm rất đẹp mà giá trị không hề thấp.

Rùa Mũi Lợn

Tuổi thọ khoảng 25-30 năm, mai lưng của Rùa Mũi Lợn sống ngoài tự nhiên có thể lên tới 50 cm, có thể thấy chúng thuộc loài rùa kích thời lớn, thuần dưỡng Rùa Mũi Lợn có những đặc trưng như do kích thước bể nuôi có hạn, cực đoạn hiếu chiến, yêu cầu nghiêm ngặt với chất lượng nước, rùa non phát triển chậm… Lịch sử nuôi dưỡng Rùa Mũi Lợn thực ra cũng rất ngắn, dù gì nó cũng thuộc loài vừa mới được con người khắc phục sinh sản nhân tạo không lâu.

Rùa Núi Vàng

Tuổi thọ khoảng 30-50 năm, ở Autrailia có trường hợp sống trên 100 năm, con rùa đó thuộc hàng cực phẩm: có ghi chép rằng tuổi thọ tăng từ 30-50 năm lên 70 năm

Rùa biển

80-120 năm, con số này bao gồm cả loài rùa biển kích thước lớn như Đồi Mồi,v.v…, 152 năm là giá trị cao nhất được ghi chép.

Rùa Sa Nhân

Tuổi thọ khoảng 30-40 năm, mai của loài rùa này dài tới 25cm sẽ ngừng phát triển, sau 25 tuổi sẽ không phát triển nữa.

Rùa Xạ Hương

Tuổi thọ khoảng 15-25 năm, tuy nhiên lịch sử ghi chéo lại từ khi con người bắt đầu nghiên cứu Rùa Xạ Hương thì chưa quá 30 năm, vì vậy tất cả còn chưa xác định.

Rùa Lưỡi Dao

Tuổi thọ khoảng 15-25 năm, tuổi thọ nuôi dưỡng nhân tạo cao nhất được ghi chép lại là khoảng 50 năm, hiện nay nó cũng là một loài rất thịnh hành.

Rùa Câm

Tuổi tho khoảng 30-50 năm, ở Trung Quốc đã có ghi chép Rùa Câm được nuôi hơn 20 năm. Cũng là loài rất thịnh hành, sức khỏe có hơi yếu ớt, là loài rất đáng yêu.

Rùa Đầu To

Tuổi thọ khoảng 30-40 năm, điều quan trong là nuôi dưỡng trong nước, độ thịnh hành và mắc độ nuôi khó hay dễ đều khá thấp.

Rùa Sao (Rùa Bức Xạ)

Tuổi thọ hóa thạch khoảng 50 năm, là thử thách của tất cả những người nuôi rùa cạn, học thập kiến thức về rùa cạn nghiêm túc cẩn trọng (đặc biệt là bebef bài tiết axit uric! Khống chế nhiệt độ) mới là điều đúng đáng để Rùa Sao sống lâu.

Rùa ba gờ

Tuổi thọ khoảng 20-30 năm, là một trong những loài rùa rất khó nuôi dưỡng nhân tạo

Rùa Đất Lớn

Tuổi thọ khoảng 20-30 năm

Rùa Hộp Ba Vạch (Rùa Kim Tiền)

Tuổi tho khoảng 30-50 năm, theo tin đồn rằng sống trong môi trường sinh sống thích hợp thì có thể dễ dàng sống được qua trăm năm, nhưng tin đồn chỉ là tin đồn, đối đãi tốt bình thường là được rồi, dù gì giá cả không nhỏ.

Rùa Hộp Lưng Đen

Tối đa khoảng 50 năm

Rùa Vẽ

Tuổi thọ khoảng 15-20 năm và khá giống với rùa Brazil, xinh đẹp nhưng tuổi thọ tương đối ngắn!

Rùa Kim Cương

Tuổi thọ khoảng 15-20 năm

Rùa Sulcata

Khoảng 30-40 năm cá biệt có trường hợp 54 năm, người tạo kỷ lục là vườn thú Giza ở Ai Cập năm 1986.

Rùa Chân Đỏ

Sống trên 40 năm, nuôi dưỡng nhân tạo thì tuổi thọ dài hơn, thường có tin đồn sống hơn trăm tuổi, thậm chí có cá thể sống 135 tuổi. Là một loài rùa cạnh rất thịnh hành, nhưng thường xuyên tạo ra kỷ lục tuổi thọ cao, đối xử tốt có thể làm bảo bối gia truyền.