Rừng Amazon gồm bao nhiêu nước?

Một nghiên cứu mới cảnh báo nếu nạn phá rừng tiếp tục diễn ra, rừng nhiệt đới Amazon có thể đạt đến điểm giới hạn và khi đó, phần lớn sẽ biến thành hoang mạc khô hạn.

  • Brazil: Rừng Amazon bị tàn phá nặng nề nhất trong 15 năm qua

  • Diện tích rừng Amazon bị tàn phá tiếp tục tăng

Khói bốc lên từ đám cháy rừng Amazon tại Santa Cruz, Bolivia, ngày 19/9/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo trang livescience, kết luận trên được đưa ra trong nghiên cứu công bố ngày 7/3 trên tạp chí Nature Climate Change.

Theo nghiên cứu, hơn 75% rừng nhiệt đới Amazon đã dần dần mất khả năng phục hồi kể từ những năm 2000, có nghĩa là những khu vực rừng nhiệt đới này không thể phục hồi dễ dàng sau những xáo trộn như hạn hán và cháy rừng. Các khu vực rừng nhiệt đới mất khả năng phục hồi nghiêm trọng nhất nằm gần các trang trại, khu đô thị và các khu vực khai thác gỗ.

Biến đổi khí hậu, nạn phá rừng và đốt rừng tràn lan để lấy đất làm nông nghiệp và chăn nuôi đã khiến rừng Amazon ấm hơn, khô hơn nhiều so với những thập kỷ trước. Kể từ năm 2000, khu vực này đã trải qua ba đợt hạn hán nghiêm trọng.

Ông Paulo Brando, nhà sinh thái nhiệt đới tại Đại học California ở Irvine [Mỹ], cho biết: “Tình trạng thiếu khả năng phục hồi này cho thấy rằng rừng không thể chịu đựng được nhiều hơn nữa”.

Nghiên cứu mới bổ sung thêm bằng chứng cho thấy nếu đến ngưỡng chịu đựng, nhiều khu vực rộng lớn ở khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới này có thể đột ngột lụi tàn. Nghiên cứu không xác định được chính xác thời điểm rừng Amazon đạt đến điểm giới hạn này, nhưng có thể là trong vòng nhiều thập kỷ.

Nếu các khu rừng nhiệt đới vượt qua điểm giới hạn này, hệ sinh thái có thể nhanh chóng thay đổi thành hoang mạc rộng lớn, thải ra hàng chục tỷ tấn CO2 trong quá trình biến đổi.

Tuy vậy, có một số nhà khoa học không đồng ý với thuật ngữ “điểm giới hạn”. Ông Scott Denning, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Bang Colorado, cho biết: “Các nhà khoa học chắc chắn rằng rừng Amazon sẽ lụi tàn là sai lầm vì như vậy có nghĩa là cả khu rừng sẽ đột ngột biến mất”. Mặc dù ông Denning không đồng ý với mô tả này về tình hình, nhưng ông cho biết có rất nhiều bằng chứng cho thấy một phần lớn rừng đang suy giảm nhanh chóng, đặc biệt là dọc theo rìa phía nam và phía đông - hai nơi đã bị tàn phá do nạn phá rừng.

Tại thời điểm này, các chuyên gia cho rằng có thể làm gì đó để ngăn rừng nhiệt đới Amazon biến thành hoang mạc. Ông Brando nói rằng giảm mức độ phục hồi không có nghĩa là rừng Amazon mất hết khả năng phục hồi. Nếu con người không động tới rừng trong một thời gian, rừng sẽ hồi phục rất mạnh mẽ.

Hiện trường vụ cháy rừng Amazon tại Novo Progresso, bang Para, Brazil, ngày 15/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Hồi tháng 6/2021, Cơ quan Không gian quốc gia Brazil [INPE] công bố số liệu cho thấy trong tháng 5/2021, diện tích rừng Amazon tại nước này bị tàn phá đã lên tới 1.180 km2, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục theo tháng được ghi nhận. Số liệu trên nói lên thực trạng đáng lo ngại do tháng 5 đánh dấu mùa khô đã bắt đầu tại Brazil, dẫn đến nạn phá rừng lấy đất canh tác nông nghiệp có thể sẽ tiếp tục gia tăng tại phần lớn khu vực Amazon trong thời gian tới.

Trong 5 tháng đầu năm nay, nạn phá rừng lấy gỗ và dành đất cho các hoạt động nông nghiệp đã khiến khu vực rừng rậm Amazon mất khoảng 2.337 km2 diện tích. Nạn khai thác gỗ bất hợp pháp và số vụ cháy rừng tại Brazil đã tăng vọt.

Trong giai đoạn từ tháng 8/2019 đến tháng 7/2020, Brazil mất 9.216 km2 rừng Amazon, tăng 34% so một năm trước đó.

Rừng Amazon là một khu rừng lá rộng đất ẩm ở lưu vực Amazon của Nam Mỹ có diện tích khoảng 5,5 triệu km2, trải dài qua lãnh thổ của 9 nước. Rừng mưa Amazon chiếm hơn 50% rừng mưa của Trái Đất và bao gồm một dải rừng mưa nhiệt đới lớn nhất và phong phú nhất về loài cây, động vật trên thế giới.

Rừng mưa Amazon là một khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới và khu dự trữ sinh quyển cho loài người. Chính vì vậy, bảo tồn các loài động vật quý hiếm và các loại tài nguyên, nhất là nguồn tài nguyên sinh vật tại khu vực này, cũng là nhằm bảo vệ sự tồn tại và phát triển của thế giới loài người.

Thùy Dương/Báo Tin tức

Nạn phá rừng Amazon gia tăng mạnh trong 3 năm qua

Ngày 4/2, Viện Nghiên cứu Môi trường vùng Amazon [IPAM] của Brazil công bố báo cáo cho biết nạn phá rừng ở vùng Amazon của nước này đã tăng 56,6% trong 3 năm qua, dẫn đến việc khoảng 32.740 km2 rừng đã bị “xóa sổ”.

10 khu rừng lớn nhất thế giới

08/08/2021

BVR&MT – Rừng bao phủ khoảng 31% diện tích đất toàn cầu dù chúng chịu trách nhiệm hỗ trợ phần lớn các loài động thực vật trên trái đất, với nhiều loài đang bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Một nửa diện tích rừng trên thế giới chỉ được tìm thấy ở 5 quốc gia và nhiều khu rừng đang bị chia cắt và bị đe dọa nghiêm trọng do nạn mất rừng và suy thoái rừng.

Có rất nhiều lý do để bảo vệ rừng. Rừng không chỉ là nguồn oxy giúp vạn vật tồn tại mà còn cung cấp môi trường sống quan trọng cho động vật, sinh kế con người và giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu. Ít nhất, rừng cũng đóng vai trò như một lời nhắc nhở thiết yếu về việc thế giới tự nhiên đẹp đến chừng nào, từ sự hùng vĩ bao trùm của Amazon đến vườn quốc gia nơi quê hương bạn. Dưới đây là 10 khu rừng lớn nhất thế giới.

Rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil [Ảnh: Ignacio Palacios / Getty Images]

Rừng Amazon

Ảnh: Ricardo Lima / Getty Images

Với diện tích khoảng 2,3 triệu dặm vuông tương đương hơn 5,95 triệu km2, rừng nhiệt đới Amazon là khu rừng đa dạng sinh học bậc nhất và lớn nhất thế giới. Rừng trải rộng khắp Brazil, Bolivia, Colombia, Ecuador, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Peru, Venezuela và Cộng hòa Suriname, là nơi sinh sống của 1/10 loài động vật hoang dã được biết đến [với các loài mới được phát hiện gần như hàng ngày]. Đáng buồn thay, Amazon đang phải đối mặt với những thách thức môi trường chưa từng có do nạn phá rừng và cháy rừng; gần đây nhất vào năm 2019, khoảng 72.519 km2 đã bị cháy trong khu vực.

Rừng nhiệt đới Congo

Ảnh: guenterguni / Getty Images

Là một phần diện tích tạo nên lưu vực Congo của châu Phi, rừng nhiệt đới Congo bao phủ hơn 3,6 triệu km2 khắp Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Guinea Xích đạo và Gabon. Là “lá phổi thứ hai” của trái đất sau Amazon, rừng Congo được bảo vệ thông qua 5 vườn quốc gia riêng biệt và cả 5 đều đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Rừng nhiệt đới New Guinea

Ảnh: Timothy Allen / Getty

Rừng nhiệt đới của New Guinea chiếm hơn một nửa diện tích đất nước, kết hợp với cảnh quan núi non rộng lớn trải dài hơn 786.000 km2. Vì nằm trên một hòn đảo nên rừng nhiệt đới New Guinea là nơi sinh sống của các nhóm cư dân bản địa và các loài động vật bản địa không có hoặc ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Rừng mưa ôn đới Valdivian

Ảnh: Agustina Camilion / Getty

Ít nhất 90% các loài thực vật sống bên trong rừng mưa ôn đới Valdivian nằm ở phía nam Nam Mỹ là loài đặc hữu – điều này có nghĩa là chúng có nguồn gốc bản địa hoặc bị giới hạn trong khu vực này. Với diện tích hơn 248.000 km2, Valdivian cũng là một trong những khu rừng có tỷ lệ thụ phấn cao nhất được thực hiện bởi các loài động vật được ghi nhận trong bất kỳ quần xã sinh vật ôn đới nào.

Rừng quốc gia Tongass

Ảnh: Carlos Rojas / Getty

Được tìm thấy ở Đông Nam Alaska và trải dài gần 69.000 km2, Tongass là rừng quốc gia lớn nhất Hoa Kỳ và là rừng mưa ôn đới lớn nhất Bắc Mỹ. Khu rừng nắm giữ gần 1/3 diện tích rừng mưa ôn đới già cỗi trên trái đất và đóng vai trò đặc biệt quan trọng với khả năng dự trữ lượng carbon và sinh khối cao mà chúng đang sở hữu.

Khu dự trữ sinh quyển Bosawas

Ảnh: Morgan Arnold / Getty

Được UNESCO công nhận vào năm 1997, Khu dự trữ sinh quyển Bosawas ở Nicaragua có diện tích hơn 22.000 km2 và ước tính có khoảng 13% các loài được biết đến trên thế giới sống bên trong khu vực này – nơi được tạo thành từ sáu loại rừng khác nhau. Khu dự trữ Bosawas cũng là nơi sinh sống của 20 cộng đồng dân tộc bản địa riêng biệt – những người góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và vận hành toàn bộ nền kinh tế của họ ngoài đất liền.

Rừng mưa nhiệt đới Xishuangbanna

Ảnh: zhouyousifang / Getty

Nằm ở tỉnh Vân Nam thuộc miền Nam Trung Quốc, rừng mưa nhiệt đới Xishuangbanna được chỉ định là khu dự trữ sinh quyển chính thức của UNESCO từ năm 1990. Trải rộng khoảng 2.400 km2, khu rừng này hỗ trợ một số lượng lớn các loài quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng, bao gồm 90% toàn bộ quần thể voi châu Á hoang dã của Trung Quốc.

Rừng nhiệt đới Daintree

Ảnh: Posnov / Getty

Một trong những khu rừng lâu đời nhất trên thế giới là rừng nhiệt đới Daintree ở Australia với độ tuổi được cho lên tới 180 triệu năm, già hơn cả rừng nhiệt đới Amazon. Với diện tích 1.199 km2, Daintree chứa hơn một nửa số loài dơi và bướm của đất nước, trở thành nguồn thụ phấn quan trọng cho phần còn lại của cả khu vực.

Vườn quốc gia Kinabalu

Ảnh: Nora Carol Photography / Getty Images

Nằm trên đảo Borneo, Vườn quốc gia Kinabalu được tạo thành từ khu rừng mưa nhiệt đới rộng 753.000 km2. Phạm vi theo chiều dọc độc đáo của nó [từ gần 152 m đến hơn 3.962 m] giúp hỗ trợ một loạt các môi trường sống khác nhau cho một số loài, bao gồm 90 loại động vật có vú, 326 loại chim và 1.000 loài phong lan.

Khu bảo tồn rừng mây Monteverde

Ảnh: Javier Fernández Sánchez / Getty

Là một trong nhiều khu vực tự nhiên được bảo vệ của Costa Rica, Khu bảo tồn rừng mây Monteverde rộng 100 km2 là một trong những điểm đến ngắm chim phổ biến nhất trên thế giới. Không chỉ là một loại rừng “mây” hiếm gặp trong môi trường miền núi nhiệt đới, nơi điều kiện khí quyển cho phép có mây bao phủ gần như liên tục, Monteverde còn là nơi sinh sống của báo đốm, báo sư tử, một số loài khỉ và ếch cây mắt đỏ sặc sỡ.

rừng Amazon đi qua bao nhiêu nước?

Câu trả lời đúng là đáp án B: Rừng nhiệt đới Amazon trải rộng trên chín quốc gia là Brazil, Ecuador, Venezuela, Suriname, Peru, Colombia, Bolivia, Guyana và Guiana [thuộc Pháp]. Trong đó, Brazil là quốc gia sở hữu phần lớn diện tích rừng Amazon với khoảng 64%.

rừng Amazon có tổng diện tích là bao nhiêu?

6.700.000 km²

rừng Amazon rộng bao nhiêu mét vuông?

Rừng mưa Amazonbao phủ khoảng 80% lưu vực sông Amazon, trải rộng ít nhất 6 triệu km2 - lớn hơn 1/2 diện tích của Mỹ [9,8 triệu km2] và lớn gấp 3 lần rừng mưa lớn thứ hai thế giới. Amazon trải rộng trên 9 quốc gia ở Nam Mỹ, bao gồm Brazil, Peru và Colombia.

rừng Amazon chiếm bao nhiêu phần trăm?

Trên thực tế, Amazon lớn đến nỗi nó chiếm hơn một nửa diện tích của số rừng nhiệt đới còn lại của Trái đất. Khoảng 10% đa dạng sinh học được biết đến trên thế giới, bao gồm các loài động thực vật đặc hữu và có nguy cơ tuyệt chủng sinh sống trong rừng nhiệt đới Amazon.

Chủ Đề