Sách giáo khoa lớp 8 có thay đối không

Theo đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu các tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định sách giáo khoa cần đăng ký số lượng, tên bản mẫu sách giáo khoa của môn học, hoạt động giáo dục lớp 8, lớp 11 biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 về Bộ GD-ĐT trước ngày 10.5.2022.

Sách giáo khoa lớp 8 có thay đối không

Bộ GD-ĐT thông báo thẩm định sách giáo khoa mới với lớp 8 và lớp 11

Số lượng bản mẫu sách giáo khoa của mỗi môn học, hoạt động giáo dục được đăng ký là căn cứ để Bộ GD-ĐT tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định bản mẫu sách giáo khoa.

Hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa thực hiện theo quy định tại điều 17, Thông tư 33 và Thông tư 05 của Bộ GD-ĐT quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa, thẩm định sách giáo khoa.

Hồ sơ đề nghị thẩm định gồm: số lượng bản mẫu sách; thuyết minh về bản mẫu sách giáo khoa đề nghị thẩm định (tên sách giáo khoa; phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của tổng chủ biên, chủ biên, nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên, tác giả; mục đích biên soạn, đối tượng và phạm vi sử dụng; cấu trúc, nội dung;

Hồ sơ thẩm định sách giáo khoa cũng yêu cầu phải có báo cáo quá trình và kết quả thực nghiệm; báo cáo việc tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu các ý kiến nhận xét đánh giá bản mẫu sách giáo khoa của giáo viên, giảng viên, các nhà khoa học, nhà giáo dục; bản phân phối chương trình đối với mỗi bản mẫu sách giáo khoa).

\n

Cụ thể, đối với lớp 8, tương ứng với mỗi bản mẫu sách giáo khoa của mỗi môn học: toán, ngữ văn, tiếng Anh: 20 bộ; khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý: 25 bộ hồ sơ; các môn học, hoạt động giáo dục còn lại: 15 bộ.

Đối với lớp 11, tương ứng với mỗi bản mẫu sách giáo khoa của mỗi môn học, hoạt động giáo dục: toán, ngữ văn, tiếng Anh, hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp: 20 bộ; các môn học còn lại: 15 bộ.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ, đối với lớp 8, từ ngày 10 - 15.7.2022 trong giờ hành chính. Đối với lớp 11, từ ngày 25 - 30.7.2022 trong giờ hành chính (các tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ thẩm định sách giáo khoa lớp 11 cùng thời gian với lớp 8).

Theo Nghị quyết của Quốc hội, lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được thực hiện lần lượt theo hình thức “cuốn chiếu” như sau: năm học 2020 - 2021 đối với lớp 1. Năm học 2021 - 2022 với lớp 2 và lớp 6. Năm học 2022 - 2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Năm học 2023 - 2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11. Năm học 2024 - 2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Tin liên quan

Gặp phản ứng gay gắt ngay từ năm đầu

Lần thay sách thứ tư, theo Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) ban hành năm 2018, thực hiện theo Nghị quyết 88 của Quốc hội với chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK, bỏ độc quyền xuất bản SGK. Không chỉ Nhà xuất bản Giáo dục, đã có 6/7 nhà xuất bản được phép xuất bản SGK tham gia vào lĩnh vực này. Cho rằng để tiệm cận với các nước phát triển, khổ SGK được điều chỉnh từ khổ 17 x 24 cm lên khổ lớn hơn là 19 x 26,5 cm. Không chỉ SGK tiểu học mà hầu hết SGK các lớp đều được in màu.

Theo đó, Chương trình GDPT mới được triển khai tuần tự từ lớp 1 đến lớp 12. Đó là năm học 2020-2021 triển khai ở lớp 1; năm học 2021-2022 triển khai ở lớp 2, lớp 6; năm học 2022-2023 triển khai ở lớp 3, lớp 7, lớp 10. Năm học 2023-2024 triển khai ở lớp 4, lớp 8, lớp 11; năm học 2024-2025 triển khai ở lớp 5, lớp 9, lớp 12.

Trong chương trình GDPT mới, SGK chỉ là tài liệu tham chiếu trong quá trình dạy học, giáo viên không phải dạy theo từng chữ từng câu mà vận dụng linh hoạt theo tinh thần dạy học phân hóa.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) mới đây đã chỉ ra một loạt những hạn chế trong bản mẫu SGK mới, trong đó ngữ liệu, hình ảnh được sử dụng trong một số SGK còn chưa được chọn lọc, tinh giản, một số hình ảnh chưa được gia công tập trung và nội dung chính cần biểu đạt, còn hạn chế trong bố cục; khai thác ngữ liệu, văn bản, hình ảnh ở các hoạt động còn chưa sâu sắc, hiệu quả. Yêu cầu về việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn chưa được thể hiện rõ ràng…

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cũng chỉ ra rằng, không chỉ bản mẫu, SGK ban hành rồi đâu đó vẫn có “sạn”, một phần do hạn chế trong việc hình ảnh, ngữ liệu đưa vào SGK đang quá chú trọng đáp ứng đến yêu cầu cần đạt của chương trình trong khi những khía cạnh khác của xã hội thì chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo.

Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, dù thay đổi thế nào, SGK vẫn phải là “khuôn vàng thước ngọc”. Quy định tưởng như chặt chẽ nhưng SGK vừa đưa vào sử dụng đã gây bức xúc trong dư luận. Đặc biệt là sách tiếng Việt ngay năm đầu đưa vào sử dụng đã gây phản ứng gay gắt trong dư luận về việc sử dụng từ ngữ, ngữ liệu của một số cuốn sách, trong đó nổi lên là cuốn tiếng Việt 1 của bộ sách Cánh Diều. Nhiều bài đọc dựa trên các cốt truyện có nội dung liên quan đến các yếu tố bạo lực, thói xấu, hoặc xa lạ với trẻ, không có tính giáo dục, khiến Bộ GD-ĐT phải yêu cầu nhà xuất bản có SGK này tiếp thu, chỉnh sửa. Rất nhiều từ ngữ, ngữ liệu trong cuốn SGK này vừa mới đưa vào cũng đã phải thay thế, điều chỉnh.

Khó cho cả thầy, trò, phụ huynh

Tại nghị trường mới đây, ĐBQH Thái Quỳnh Mai Dung (Vĩnh Phúc) cho biết: Năm học 2021 - 2022, ngành giáo dục tiếp tục triển khai chương trình mới ở lớp 2 và lớp 6 nhưng Nhà xuất bản Giáo dục (NXBGD) Việt Nam chỉ phát hành 2 bộ SGK (Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống); còn 2 bộ sách giáo khoa (Cùng học để phát triển năng lực và Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) “biến mất” sau một năm phát hành.

Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung cho rằng, việc 2 bộ sách giáo khoa bỗng dưng “biến mất” được NXBGD Việt Nam giải thích là để hợp nhất 4 bộ sách thành hai bộ sách tốt hơn; tập trung nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác biên soạn SGK, phát triển SGK giấy đồng bộ với sách và học liệu điện tử cũng như nâng cao chất lượng công tác tập huấn sử dụng sách giáo khoa mới. Tuy nhiên, việc 2 bộ sách bỗng dưng “biến mất” là do thị phần thấp, do quy luật kinh tế thị trường.

Theo đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung, việc 2 bộ SGK biến mất đặt ra những vấn đề sau: các địa phương đã chọn 2 bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực”, “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” để đưa vào chương trình giảng dạy có tiếp tục sử dụng hai bộ sách này trong năm học tiếp theo không? Khối 1 cả nước có khoảng hơn 2 triệu học sinh, như vậy sẽ lãng phí khoảng 440.000 bộ sách lớp 1, tương đương 88 tỷ đồng trở thành phế liệu, không tái sử dụng được. Bên cạnh đó, mỗi bộ sách có triết lý khác nhau, như vậy năm học sau sẽ có 440.000 học sinh phải “nhập môn” triết lý mới?

Ở góc độ khác, chương trình GDPT mới có nhiều môn học mới, nhiều hình thức giảng dạy khác nhau như dạy tổ hợp môn. Các giáo viên phải vật lộn để đáp ứng yêu cầu này, phần lớn giáo viên các môn học này chưa được bồi dưỡng. Từ đó, dẫn đến tình trạng một môn học có đến 2-3 giáo viên cùng giảng dạy nhưng kiểm tra định kỳ, điểm số, nhận xét cho học sinh thì các giáo viên lại thực hiện chung.

Còn nhiều giáo viên thì cho rằng, việc SGK thay đổi liên tục không chỉ lãng phí mà còn làm khó cho cả thầy cô, học trò và phụ huynh. Giáo viên năm nào cũng phải đi tập huấn nâng cao. Học trò thì chạy hụt hơi với cái được cho là hiện đại. Còn phụ huynh thì không biết làm sao mà phụ giúp con học. Bởi năm ngoái mới tìm hiểu dạy cho đứa lớn, đến đứa nhỏ thì chương trình, nội dung lại khác rồi. Điều này ngay cả với những người có học vấn cao cũng lúng túng.

Chương trình GDPT mới và Luật Giáo dục 2019, Bộ GD-ĐT triển khai “một chương trình, nhiều bộ SGK” là hướng đi đúng, để đa dạng hóa cách tiếp cận, mời gọi nhiều nhà khoa học, nhà giáo cùng viết sách, khuyến khích giáo viên chủ động tìm tòi, sáng tạo trong dạy học.

Nhưng vấn đề không phải là “nhiều bộ SGK” mà là cách chọn sách, dùng SGK. Các địa phương dựa vào danh mục SGK (5 bộ) mà Bộ GD-ĐT đã phê duyệt, căn cứ vào tình hình địa phương để “tự chọn”. Có khi các SGK được chọn không bắt buộc thuộc cùng một bộ. SGK được dịp “nhảy múa”, mỗi trường lại căn cứ vào địa bàn mà chọn cho mình những sách khác nhau. Lại có địa phương năm nay dùng loại SGK này, sang năm dùng loại SGK khác. Như vậy, SGK chỉ dùng một năm, không tái sử dụng được. Còn chưa nói tới lãng phí ở các loại sách tham khảo, sách bài tập mà phụ huynh được gợi ý “nên mua”! Và nay SGK mỗi trường mỗi khác, chưa nói tới chuyện “dạy” cho nhau, ngay việc học khác trường là khó “dạy” nhau. Rồi chuyển trường, tất yếu phải thay sách...

Các chuyên gia giáo dục nhận định, việc cải cách giáo dục ở mỗi giai đoạn đều gắn liền với đổi mới và những đòi hỏi từ lịch sử phát triển đất nước đặt ra. Cải cách là thay đổi cả về mục tiêu giáo dục, nguyên lý giáo dục và hệ thống giáo dục. Còn đổi mới SGK là bám sát và cụ thể hoá chương trình giáo dục theo từng giai đoạn.

Mục tiêu của lần đổi mới này nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả GDPT; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Tuy nhiên, thực tế, dù đã bước sang năm thứ ba thay SGK, nhưng thầy trò vẫn rối bời “vừa chạy, vừa xếp hàng”...

Tranh luận về một hay nhiều bộ sách - trở lại điểm xuất phát?

Hiện nay, một hệ thống mở cho phép sự tham gia của nhiều bên liên quan, cũng đồng nghĩa với sự đóng góp tài lực và trí lực tập thể, là một hệ thống phức tạp hơn nhiều. Đây chính là hàm nghĩa của khái niệm “xã hội hóa” trong giáo dục. Với một hệ thống như vậy, Nhà nước quản lý chặt chẽ CTGD và giám sát việc triển khai chương trình, còn SGK chỉ là một yếu tố đầu vào để triển khai quá trình giáo dục. Hệ thống này cho phép nhiều nguồn SGK để đa dạng hóa tiếp cận văn hóa, tri thức, phương pháp… Việc đầu tư phát triển SGK cũng không chịu bất cứ sự hạn chế nào nhưng sản phẩm phải trải qua quá trình đánh giá, tuyển lọc khắt khe để có thể bước vào nhà trường. Hệ thống mở có nhiều ưu điểm, nhưng cần điều kiện để thực thi.

Một điều đáng chú ý nữa, khi triển khai CTGD phổ thông 2018 với chủ trương nhiều bộ SGK đã có nhiều vướng mắc nhưng ngay lập tức, các thảo luận về SGK và Chương trình ở nhiều cấp lại quay trở về “một bộ sách”. Tranh luận về một bộ sách hay nhiều bộ sách lại trở về điểm xuất phát bởi nó dường như không có điểm neo về định hướng triết lý hệ thống. Vấn đề không phải nằm ở số ít hay số nhiều; vấn đề nằm ở định hướng chiến lược mở hay không mở và chiến lược này còn quyết định hàng trăm yếu tố khác nhau, không phải chỉ SGK và Chương trình.

Đối với CTGD phổ thông 2018, mặc dù thời điểm triển khai Chương trình được lùi lại so với dự kiến hai năm, SGK cũng chỉ có mặt trên thị trường trước khi năm học 2020-2021 bắt đầu khoảng ba tháng. Khoảng thời gian này là quá ngắn, không cho phép việc tập hợp, phân tích cặn kẽ, đầy đủ để có thể đưa ra đánh giá. Chưa kể các bộ sách không có đủ như dự kiến (chỉ có 3 bộ thay vì 5 bộ như kế hoạch điều chỉnh), và mỗi bộ sách được ban hành “cuốn chiếu” nên cũng không đủ cả bộ các năm để có thể đánh giá toàn diện tính hệ thống, tính nhất quán của bộ sách.

Việc không có nhiều tài liệu (các bộ sách) để lựa chọn, sách không có đủ bộ và chỉ được phân phối đến các trường trong thời gian quá ngắn đã khiến cho việc thẩm định, lựa chọn chỉ mang tính hình thức. Trong bối cảnh gấp gáp, vội vã và lúng túng đó, việc kiểm soát tác động của hoạt động quảng cáo, marketing, cho các bộ sách để đảm bảo đánh giá khách quan, chính xác là khó thực hiện”.

TS Đỗ Thị Ngọc Quyên - Nhà nghiên cứu giáo dục độc lập