Sách truyền thông giáo dục sức khỏe PDF

Cập nhật: 15:28 - 23/02/2022 | Lần xem: 1684

⇨ Tải file PDF tại đây ⇦ 

49
577 KB
4
138

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 49 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

HOÄI CHÖÕ THAÄP ÑOÛ ITALIA CHI NHAÙNH VUØNG TUSCANIA HOÄI CHÖÕ THAÄP ÑOÛ VIEÄT NAM TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BÀ MẸ TRẺ EM” [ DÀNH CHO TÌNH NGUYỆN VIÊN CHỮ THẬP ĐỎ] Hà Nôi, tháng 11 năm 2009 DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BÀ MẸ TRẺ EM” TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE [DÀNH CHO TÌNH NGUYỆN VIÊN] Hà Nôi, tháng 11 năm 2009 BAN BIÊN TẬP Chỉ đạo Biên soạn: Trần Ngọc Tăng Nguyễn Hữu Hồng Phung Van Hoan Nhóm biên soạn: Đào Thanh Tâm Đinh Duy Thếnh Trần Thu Thủy Nguyễn Thu Hà Vũ Thị Phương Lê Thế Chương Nguyễn Thu Trang 2 LỜI NÓI ĐẦU Truyền thông Giáo dục sức khỏe là một trong mười nội dung của Chăm sóc sức khỏe ban đầu và là nội dung quan trọng hàng đầu giúp cho mọi người dân có kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ sức khỏe chính bản thân mình. Định hướng của Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác Chăm sóc sức khỏe nhân dân là Chăm Sóc sức khỏe ban đầu dựa vào cộng đồng, trong đó giáo dục sức khỏe là hoạt động trọng tâm, đòi hỏi cán bộ, hội viên đặc biệt là Tình nguyện viên Chữ thập đỏ tại cộng đồng tích cực tham gia Để đáp ứng nhu cầu truyền thông của nhân dân ở 2 tỉnh Tiền giang và Bình phước về những kiến thức y tế cơ bản, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam biên soạn cuốn “Truyền thông Giáo dục sức khỏe tại cộng đồng “ . Ban biên tập đã tham khảo các tài liệu được phát hành trước đây và viết dưới dạng bài tuyên truyền với từ ngữ đơn giản, không đi sâu vào chuyên môn kỹ thuật nhằm giúp cho người dân tiếp thu một cách dề dàng Nội dung tài liệu tập trung vào 5 phần sau đây: Phần 1: Giới thiệu về kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe Phần 2: truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường Phần 3: Truyền thông về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm Phần 4: Truyền thông về chăm sóc sức khỏe tại nhà Phần 5: Truyền thông về phòng chống tai nạn thương tích và Sơ cấp cứu Ban biên tập hy vọng cuốn tài liệu này sẽ giúp cho Tình nguyện viên chữ thập đỏ những kiến thức và kỹ năng truyền thông cần thiết để tình nguyện viên có thể làm tốt công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe ngay tại chính cộng đồng của mình. Xin chân thành cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các giáo sư, bác sỹ, cán bộ của Hội Chữ thập đỏ trong soạn thảo tài liệu. Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ về kinh phí của Hội chữ thập đỏ Italia cho chương trình “ Giáo dục nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại Tiền Giang, Bình Phước” và tài trợ để hoàn thành, in ấn cuốn tài liệu này. Chắc chắn cuốn tài liệu này còn có thiếu sót. Ban biên tập mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để có thể hoàn thiện hơn cho lần in ấn sau. Ban biên tập 3 Ban biên tập Mục lục Lời nói đầu Phần I Kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe Kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe Phần II Truyền thông về nước sạch và vệ sinh Truyền thông về sử dụng và bảo quản nước sạch 2 3 8 20 Truyền thông về vệ sinh và sức khỏe cộng đồng Phần III Truyền thông về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm Truyền thông về dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng 26 Truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm Phần IV Truyền thông về chăm sóc sức khỏe tại nhà Truyền thông về bệnh ỉa chảy cấp ở trẻ em cách phòng bệnh và điều trị tại nhà 40 Truyền thông về phòng chống bệnh giun sán 57 Truyền thông về phòng chống suy dinh dưỡng 62 Truyền thông về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em 69 Truyền thông về phòng chống bệnh phụ khoa cho phụ nữ 74 Truyền thông về phòng bệnh vitamin a thiếu máu thiếu sắt và thiếu Iốt Phần V Truyền thông về phòng chống tai nạn thương tích và sơ cấp cứu Truyền thông về phòng chống tai nạn giao thông 80 Truyền thông phòng tránh đuối nước cho trẻ em 88 Truyền thông phòng tránh bỏng cho trẻ em 93 Ngã và những biện pháp phòng tránh cho trẻ em 97 4 34 50 85 CHỮ VIẾT TẮT GDSK GIÁO DỤC SỨC KHỎE TTGDSK TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC SỨC KHỎE NTN NGƯỜI TÌNH NGUYỆN NKHHC NHIỄM KHUẦN HÔ HẤP CẤP SDD SUY DINH DƯỠNG ATVSTP AN TOÀN VỆ SINH TỰC PHẨM KSTSR KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT NSVÀ VSMT NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG PCTNTT PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH SCC SƠ CẤP CỨU CSSKTN CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ 5 PHẦN I KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE 6 MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG: 1. Nắm được mục đích của truyền thông giáo dục sức khỏe 2. Nắm được các hình thức truyền thông giáo dục sức khỏe 3. Áp dụng được các kỹ năng truyền thông trực tiếp vào thực truyền thông trong cộng đồng. 7 KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE I. Khái niệm truyền thông giáo dục sức khoẻ 1. Thông tin là gì? Là các số liệu, tin tức được cá nhân và tổ chức phổ biến qua sách báo, các báo cáo ...đến người nhận. 2. Truyền thông là gì? Truyền thông là một quá trình trao đổi thông tin hai chiều giữa người cung cấp thông tin và người nhận thông tin. Mục đích chủ ytìu của truyền thông là trao đổi thông tin . 3. Giáo dục sức khoẻ là gì? Giáo dục sức khoẻ [GDSK] là một quá trình tác động có mục đích và có kế hoạch đến tình cảm và lý trí của người dân nhằm làm thay đổi hành vi sức khoẻ có lợi cho các nhân và cộng đồng. 4. Mục đích của truyền thông-giáo dục sức khoẻ Truyền thông giáo dục sức khoẻ [TT-GDSK] nhằm giúp người dân thay đổi hành vi có hại cho sức khoẻ, đồng thời duy trì có hiệu quả và lâu dài hành vi có lợi cho sức khoẻ cộng đồng. 5. Đối tượng truyền thông a. Đối tượng truyền thông là ai? Là những đối tượng có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến một vấn đề sức khoẻ nào đó mà chúng ta cần phải truyền thông. b. Phân loại đối tượng Có hai loại đối tượng chính: - Đối tượng ưu tiên [hay còn gọi là đối tượng trực tiếp]: là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi một vấn đề sức khoẻ nào đó hoặc cần phải thay đổi trước tiên. - Đối tượng có liên quan [hay còn gọi là đối tượng gián tiếp]: Là những đối tượng 8 có ảnh hưởng đến thay đổi hành vi của đối tượng ưu tiên. ví dụ trong vận động kế hoạch sinh đẻ thì đối tượng ưu tiên là các cặp vợ chồng ở lứa tuổi sinh đẻ. Đối tượng liên quan là bố mẹ chồng, người cao tuổi trong gia đình. c. Mục đích của phân loại đối tượng: Mỗi một đối tượng có những đặc điểm khác nhau, cách tiếp nhận thông tin có khác nhau do đó chúng ta phải lựa chọn nội dung truyền thông, hình thức truyền thông và phương tiện truyền thông thích hợp với trình độ, hoàn cảnh thực tế, phong tục tập quán, nhu cầu sức khoẻ của họ. Có như vậy mới giúp họ thay đổi hành vi mà chúng ta mong muốn. 6. Các phương pháp và phương tiện truyền thông a. Các phương pháp truyền thông Phương pháp truyền thông là hình thức chuyển tải nội dung cần truyền thông đến đối tượng mong muốn. b. Phân loại Có hai loại phương pháp truyền thông trực tiếp và gián tiếp. - Truyền thông trực tiếp: Là phương pháp truyền thông trực tiếp giữa người với người ví dụ: Nói chuyện giữa truyền thông viên với người dân. + ưu điểm: người truyền thông biết được đối tượng tiếp nhận các nội dung cần truyền đạt ra sao, nhờ vậy có thể điều chỉnh nội dung, cách truyền đạt cho phù hợp với yêu cầu, trình độ của đối tượng để đối tượng dễ thực hiện. Truyền thông trực tiếp là phương pháp truyền thông có hiệu quả nhất. Nó quyết định đến sự thay đổi hành vi của đối tượng. + Nhược điểm: Khó có đủ nhân lực tích cực và có đủ kiến thức cần thiết đáp ứng với nhu cầu của mọi người dân. Hiệu quả của truyền thông phụ thuộc vào khả năng của truyền thông viên. - Truyền thông gián tiếp: Nội dung cần truyền thông được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng [vô tuyến, đài phát thanh, loa truyền thanh xã, 9

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Từ trước công nguyên, Hippocrate đã khởi xướng Giáo dục Sức khoẻ bằng những ý tưởng được viết thành sách về cách ăn uống hợp lý, giữ gìn vệ sinh cá nhân... Ở nước ta, Hải Thượng Lãn Ông [1], một danh y vào thếkỷ XVIII, trong quá trình chữa bệnh đều cho bệnh nhân những lời khuyên làm thếnào để bệnh chống khỏi và trong bộ sách Tâm Lĩnh cũng nêu lên cách giữ gìn sức khoẻ và phòng bệnh cho phụ nữ trẻ em. Nhìn chung, trong suốt quá trình khám chữa bệnh cũng như phòng bệnh thầy thuốc giỏi đều thể hiện những hành động: khuyên bảo, giúp đỡ, hưóng dẫny trình bày, giới thiệu... Những điều này chính là giáo dục sức khoẻ. Kế thừa những kinh nghiệm của nền y học cổ truyền và sự phát triển như vũ bão của y học hiện đại, đến nay phần lớn các nguyên nhân gây bệnh đã được xác định rõ ràng. Bệnh không chỉ do những diều kiện bên ngoài gây nên mà do chính bản thân mỗi người nếu họ không ỷ thức được sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nề. Ở các nước đã phát triển, mô hình bệnh tật giữa thế kỷ XX về sau có nhiều khác biệt so với đầu thếkỷ, nghĩa là, hiện nay các bệnh nhiễm khuẩn thông thường do điều kiện vệ sinh môi trường tồi đã giảm dáng kể hoặc đã được thanh toán, thay vào đó lại tăng lên các bệnh do hành vi, lối sống như béo trệ, tim mạch, các bệnh lây lan qua dường tình dục [STDs] kể cả nhiễm HIV/AIDS và những chấn thương, giết người, tự sát hoặc những hành động bạo lực khác. Trong những năm gần đây, ở nước ta vần còn một số bệnh nhiễm khuẩn ở người lớn chưa có xu hướng giảm rõ rệt hoặc đã thanh toán triệt để trừ sáu bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Trong khi đó lại xuất hiện nhiều bệnh do con người thiếu kiến thức, hành vi và lối song không lành mạnh giống như các nước trong khu vực và các nước dã phát triển. Điển hình là đại dịch AIDS, các hành vì bạo lực, nghiện ngập, tai nạn xe cộ, nhiều bệnh do mất cân dối dinh dưỡng ở người lớn tuổi và trẻ em... Suy cho cùng, con người tự mình có thểphòng được phần lớn những bệnh nguy hiểm chết ngưòi nếu họ có ý thức để tránh và để chọn cho ựiình hành vi lành mạnh. Chính vì thế tại hội nghị CSSKBĐ ở Alma Ata [1978], Giáo Dục Sức Khoẻ đã dược đặt lên vị trí hàng đầu trong các chương trình hành động nhằm đạt mục tiêu sức khoẻ cho mọi nạười đến năm 2000. Tổ chức y tế thểgiới và tất cả các thành viên nhận ra rằng: Mục tiêu sức khoẻ cho mọi nạườỉ vào năm 2000 chỉ có thể đạt được khi mà tất cả cán bộ y tể và người dân cùng làm việc với nhau có hiệu quả. Cuốn Giáo dục Sức khoẻ và Nâng cao Sức khoẻ được biên soạn với mong muốn đáp ứng nhu cầu của sinh viên trên đại học về chuyên ngành Y tế Công cộng. Hơn thế nữa, sinh viên thuộc cúc chuyên ngành y học dự phòng cũng như sinh viên y khoa và những dồng nghiệp trong ngành có thể sử dụng sách này dể tự học hoặc tham khảo đêu có ích. Cúc tác giả dã chắt lọc kiến thức, kinh nghiệm ỏ Việt Nam và qua học tập ở các trường Y tế Công cộng lớn tại Mỹ và Úc, những kinh nghiêm trong giảng dạy và nghiên cứu của họ qua trao đổi và làm việc với các chuyên gia GDSK và Nâng cao Sức khoẻ nước ngoài đồng thời đã tham khảo những tài liệu rất có giá trị.

Video liên quan

Chủ Đề