Sâm đất trồng ở đâu

Cây sâm đất là thảo dược quý, có tác dụng nhuận tràng, long đờm, lợi niệu, tăng lượng nước tiểu,… Dược liệu này được ứng dụng vào bài thuốc trị mệt mỏi, chóng mặt, cao huyết áp, tiểu đường, ghẻ lở, áp xe,…

Cây sâm đất là thảo dược quý được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Tên gọi khác: Sâm nam, Sâm quy bầu, Sâm rừng,…

Tên khoa học: Boerhavia diffusa L.

Họ: Hoa phấn [danh pháp khoa học: Nyctaginaceae].

Đông Trùng Hạ Thảo Khô 755,000đ

Đông Trùng Hạ Thảo Ký Chủ Nhộng Tằm 3,050,000đ

Rượu Đông Trùng Hạ Thảo 750,000đ

Yến Chưng Đông Trùng Hạ Thảo 650,000đ

Trà Đông Trùng Hạ Thảo 250,000đ

Set Quà An Khang 1,550,000đ

Set Quà An Khang VIP 2,250,000đ

Set Quà Lộc Tiến Vinh Hoa 4,550,000đ

Set Quà Nghênh Xuân Ngũ Phúc 6,688,000đ

10+
sản phẩm

Khám phá tất cả

Phân nhóm: Sâm mồng tơi [Talium fruicosum], thuộc họ Rau sam; Sâm nam [Boerhavia diffusa L.], thuộc họ Hoa phấn; Thổ nhân sâm [Talium paniculatum], thuộc họ Rau sam.

Mô tả:

Sâm đất là cây thân cỏ, sống dai. Thân cây mọc sát đất, có màu đỏ nhạt. Lá sâm đất mọc đối xứng, phiến lá hình xoan tròn dài hoặc hình bánh bò, mép lượn sống, có cuống, mặt dưới lá có nhiều lông màu trắng lục. Hoa mọc thành cụm, mỗi cụm có khoảng 3 hoa, không cuống. Hoa có màu đỏ tía, mỗi hoa có từ 1 – 2 nhị. Quả sâm đất có hình trụ, bên ngoài bao phủ lông dính và phồng nhẹ ở đầu.

Sâm đất ra hoa, sai quả quanh năm nhưng tập trung nhiều vào tháng 4 – 6.

Phân bố:

Cây sâm đất mọc hoang ở nhiều nơi, tập trung nhiều ở các vùng trung du miền núi.

+Bộ phận dùng: Rễ và lá cây sâm đất được dùng làm thuốc.

+Thu hái: Thời điểm thu hái rễ sâm đất thích hợp nhất là vào mùa thu, lá có thể thu hái quanh năm.

+Chế biến: Đem rửa sạch, sau đó phơi hoặc sấy khô.

+Bảo quản: Nơi khô thoáng.

Rễ sâm đất có chứa 0.01% punarnavine – một alkaloid có hoạt tính. Tổng số alkaloid trong rễ chiếm khoảng 0.04%. Ngoài ra, rễ sâm đất còn chứa nitrat kalium, chất gôm, tinh bột,…

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Sâm đất có thể kích thích D – amino oxidase và ức chế succinic dehydrogenase ở thận. Từ đó thúc đẩy tiểu tiện.
  • Cao nước từ thảo dược này gây tiết niệu trong giai đoạn đầu của bệnh thận và gan. Tác dụng lợi niệu của hoạt chất punarvanin tăng lên nhờ vào lượng kali trong toàn cây.
  • Tiêm punarvanin vào tĩnh mạch mèo nhận thấy tăng tiết niệu và huyết áp kéo dài.
  • Cao sâm có tác dụng giảm phù, tăng tiết niệu, cải thiện triệu chứng, tăng protein huyết thanh, làm giảm albumin niệu và giảm cholesterol huyết thanh trong thực nghiệm lâm sàng điều trị hội chứng thận hư.
  • Cao cồn của sâm đất còn có tác dụng tăng hiệu suất tiết niệu ở chuột cống trắng và chống viêm. Tác dụng chống viêm có thể so sánh với corticosteroid.

+Theo y học cổ truyền:

  • Rễ sâm đất nhuận tràng, long đờm, lợi niệu, tăng lượng nước tiểu. Tuy nhiên dùng liều cao có thể gây đổ nhiều mồ hôi, gây nôn mửa.
  • Tác dụng giải độc, hoạt huyết.
  • Chống co giật.

Ở Ấn Độ, sâm đất được xem là vị thuốc trợ tim, nhuận tràng, long đờm, trị phù, cổ trướng, bệnh lậu, thuốc bổ dạ dày, bảo vệ gan, lợi tiểu, trị đái són, vàng da, lách to và các viêm nội tạng khác. Nước sắc từ rễ cây còn có tác dụng trị quáng gà và loét giác mạc.

Ở nước ta, rễ sâm đất thường được dùng để trị bệnh gan, phù thũng và ho.

Ở Malaysia, nước sắc từ thân, lá, hoa của cây sâm đất được dùng để lợi tiểu. Rễ của cây được dùng để trị giun, hạ sốt.

Ở Tây Phi, nước sắc từ rễ sâm đất được dùng để tẩy giun, trị loét và áp xe. Nước sắc từ lá và rễ lại có tác dụng long đờm. Toàn bộ cây được dùng để trị áp xe, nhọt và ghẻ.

Vị hơi đắng, tính hàn, ít độc.

Chưa có nghiên cứu.

Có thể dùng cây sâm đất ở dạng nước sắc, dạng bột, cao lỏng, cao cồn,… Dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác.

Hiện tại chưa có đủ cơ sở khoa học để xác định liều dùng mỗi ngày. Liên hệ với bác sĩ nếu có ý định dùng sâm đất dài ngày hoặc liều cao.

Một số ứng dụng lâm sàng của cây sâm đất:

Sâm đất được dùng để chữa trị mệt mỏi, viêm khớp, tiểu đường, cao huyết áp,…
  • Bài thuốc chữa tiểu đường: Dùng sâm đất tươi 75g hoặc dùng sâm đất khô 25g, đem sắc với 1 lít nước uống mỗi ngày. Sử dụng liên tục sẽ giúp ổn định hàm lượng đường trong máu.
  • Bài thuốc chữa cao huyết áp: Dùng hoa của cây sâm đất [tươi] 12g, đem sắc với một lượng nước vừa đủ. Uống hàng ngày để điều hòa huyết áp, đồng thời kiểm soát tình trạng huyết áp tăng đột ngột.
  • Bài thuốc chữa ghẻ lở, mụn nhọt, ngứa: Dùng thân và lá cây sâm đất nấu nước, gia thêm ít muối. Để nước nguội và dùng tắm để làm giảm ghẻ ngứa. Hoặc giã nát lá tươi và đắp trực tiếp lên vùng bị mụn nhọt để làm giảm sưng đau.
  • Bài thuốc chữa viêm thận, sỏi thận, giải độc gan, sỏi bàng quang: Dùng củ sâm đất phơi khô, đem tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 10g hòa tan với 1 lít nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày. Hoặc dùng 2 – 5g bột pha với rượu, dùng trong ngày. Duy trì bài thuốc liên tục trong 7 ngày.
  • Bài thuốc trị kinh nguyệt không đều, viêm phổi: Dùng 40 – 80g củ sâm đất, đem sắc uống mỗi ngày. Duy trì bài thuốc cho đến khi bệnh dứt điểm.
  • Bài thuốc chữa viêm khớp: Ngâm sâm đất với một vài vị thuốc Đông y với rượu, dùng uống hằng ngày để cải thiện các cơn đau nhức.
  • Bài thuốc trị mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt: Dùng rễ sâm đất 8g, thân sâm đất 8g đem sắc với 250ml nước. Chia thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày. Duy trì bài thuốc trong 7 ngày sẽ nhận thấy tác dụng.
  • Bài thuốc giải nhiệt mùa nắng nóng: Dùng rễ sâm đất 6g đem sắc với 200ml nước, còn lại 50ml dùng uống hằng ngày.
  • Bài thuốc trị ho do viêm phổi và trị kinh nguyệt không đều: Dùng củ sâm đất 40 – 80g đem sắc uống, dùng hết trong ngày.
  • Bài thuốc bồi bổ cơ thể, trị đái dầm, ra nhiều mồ hôi, thiếu sữa ở phụ nữ sau sinh: Dùng sâm đất 30 – 35g đem sắc uống. Duy trì bài thuốc trong vòng 1 tuần đến 10 ngày.

Thận trọng khi dùng sâm đất cho trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai.

Thông tin trong bài viết về dược liệu sâm đất chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng trao đổi với bác sĩ nếu có ý định áp dụng những bài thuốc từ thảo dược này.

Thứ củ nhìn bề ngoài như củ khoai lang mà thơm ngon, giòn ngọt, thanh mát đến kỳ lạ.

Bát Xát, mảnh đất nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt với núi non hùng vỹ, phong cảnh thiên nhiên hoang sơ kỳ thú bậc nhất vùng Tây Bắc. Vùng đất này cũng là nơi thiên nhiên ưu ái ban tặng cho con người nhiều loại sản vật quý hiếm ít nơi có được...

Cây sâm hoàng sin cô đang mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân xã Y Tý, huyện Bát Xát [tỉnh Lào Cai]. Ảnh: Dương Toản [Bảo tàng tỉnh]

Cuối thu, vùng thấp tiết trời đã chuyển mát, còn ở vùng cao Bát Xát bước vào những ngày sương mù và rét như mùa đông, có những hôm nhiệt độ chỉ còn 10 -12 độ C. 

Mùa này, những tràn ruộng bậc thang gần như đã gặt xong chỉ còn trơ gốc rạ, thi thoảng còn mảnh ruộng chưa gặt nhìn xa như mảnh vá màu vàng ruộm trên tấm áo nâu trầm của đồng đất trập trùng. 

Sau mùa gặt, nông dân vùng cao Y Tý, A Lù, Trịnh Tường lại bước vào mùa thu hoạch củ sâm đất để bán cho thương lái và du khách.

Củ sâm đất, còn được gọi là củ khoai sâm, củ hoàng sin cô, hay địa tàng thiên. Về nguồn gốc loại cây sâm này, có người nói rằng đồng bào Mông ở Y Tý mang bên Trung Quốc về trồng, lại có người nói bà con đi rừng già gặp củ này thấy ăn ngọt, mát nên mang về trồng lấy củ ăn. 

Còn nhớ cách đây khoảng 6 năm, tôi có chuyến đi đến xã Y Tý. Buổi trưa nắng, dừng xe ở khu vực “sân bay” Phìn Hồ, tôi gặp mấy cụ già người Mông từ trên núi Nhìu Cù San xuống. Hạ gùi củi nặng trĩu trên vai xuống bóng cây râm mát, họ bỏ ra ăn một thứ củ gì đó rất lạ. 

Củ có vỏ màu đen, nhiều vết nứt nẻ xấu xí, nhưng khi gọt lớp vỏ mỏng lộ ra màu vàng hồng như hổ phách, ruột trong như thạch.

Củ gì mà lạ vậy? Nhìn giống như củ khoai lang mà không phải. Thấy tôi tò mò, cụ già người Mông cười cho tôi một củ ra hiệu ăn đi. 

Đang đói và khát nước, tôi mạnh dạn ăn thử, thật bất ngờ vì thứ củ lạ nhiều nước có vị ngọt mát như thạch, cảm giác khát khô cổ bỗng dưng tan biến, khoan khoái vô cùng. 

Mặc dù thích thứ củ lạ nhưng tôi chưa yên tâm nên không dám ăn nhiều. Hỏi ra mới biết củ này có tên gọi là hoàng sin cô, được người dân Y Tý trồng từ khoảng năm 2013, bán ở chợ Y Tý và Sa Pa với giá từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng/kg.

Đồng bào Mông ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai phân loại củ hoàng sin cô hay còn gọi là củ sâm đất, củ sâm khoai để bán cho thương lái.

Du khách lên Y Tý, Sa Pa được các chủ homestay quảng cáo về thứ củ lạ, ăn thấy ngon nên thi nhau mua về làm quà, rồi tin về thứ củ ăn ngọt mát, bổ dưỡng như sâm, giá rẻ như khoai lang cứ lan truyền dần. 

Từ loại củ ít người biết đến, chỉ sau 7 năm, đến nay trên khắp vùng đất Y Tý, A Lù, Ngải Thầu [cũ], Trịnh Tường đã bạt ngàn những nương trồng cây hoàng sin cô xanh mướt, tổng diện tích lên tới hơn 200 ha. 

Gọi là sâm đất nhưng xem ra loại cây này chẳng có họ hàng gì với các loại sâm quen thuộc như sâm Ngọc Linh, sâm tiết trúc, sâm đương quy…

Nhìn bề ngoài, cây sâm đất gần giống cây hoa dã quỳ, một gốc mọc ra nhiều thân cao hơn đầu người, hoa có sắc vàng đẹp như những bông hoa hướng dương. Mỗi gốc sâm đất lại mọc ra nhiều củ giống như gốc sắn.

Cây sâm đất được trồng từ trước tết Nguyên đán, đến tháng 9, tháng 10 hằng năm, khi cây trổ hoa màu vàng tươi cũng là vào mùa thu hoạch, chỉ cần dùng tay lay nhẹ gốc vài cái rồi nhấc lên cả chùm củ sai lúc lỉu. 

Có gốc sâm đất nhiều củ nặng tới 5 kg. Hấp thụ nắng mưa, sương gió, khí trời mát mẻ, nguồn nước tinh khiết của đại ngàn Y Tý, lại được trồng ở độ cao trên 2.000 m so với mực nước biển, sâm đất Y Tý có vị giòn ngọt và thanh mát như sâm, ít thứ củ nào có được. 

Theo các tài liệu nghiên cứu, trong củ sâm đất có hàm lượng Saponin giống như trong củ sâm Hàn Quốc, rất bổ dưỡng, có lẽ vì thế mà khi đang mệt hoặc đói, ăn vài miếng củ này thấy tỉnh táo hẳn người, bao mệt mỏi tiêu tan. 

Lạ hơn nữa là củ sâm đất để phơi nắng càng héo càng ngọt sắc và ngon hơn. Sâm đất có thể gọt ăn sống tráng miệng, hầm xương, xào thịt hoặc ngâm rượu đều rất tốt.

Mùa thu hoạch củ hoàng sin cô [sâm đất hay còn gọi là sâm khoai] ở tỉnh Lào Cai từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm.

Năm nay, từ tháng 8, một số hộ ở vùng cao Bát Xát đã khai thác củ sâm đất đầu mùa bán cho thương lái đến mua. Lo củ sâm đất chưa đủ tuổi, khai thác non sẽ làm giảm giá trị nên ngành nông nghiệp huyện Bát Xát chỉ đạo các xã tuyên truyền để bà con hạn chế đào củ non để bán. 

Sang tháng 9, những vườn sâm đất đầu tiên đã ra hoa, củ tích trữ đủ dinh dưỡng căng đến nứt vỏ, đồng bào Mông, Hà Nhì mừng lắm, mong vụ sâm đất bội thu.

Những củ sâm đất từ núi rừng Y Tý trở thành hàng hóa, được quảng cáo rộng rãi trên mạng xã hội, thương lái mang đi bán khắp nơi, trở thành món ăn quen thuộc trong mỗi gia đình. Không ít hộ ở vùng cao Bát Xát thu hàng chục triệu đồng từ loại củ “bổ như sâm, rẻ như khoai”.

Nhưng trong niềm vui cũng có nỗi buồn. Từ giữa tháng 9 trời chuyển sương mù, rồi mưa dầm cả tuần lễ, những gốc sâm đất trồng ở khu đất trũng không thoát được nước, củ to xám đen lại từ vỏ vào dần tới ruột, rồi ủng ra, thối nhũn. 

Thu hoạch sâm, nhổ những gốc sâm hỏng không được củ nào, buồn nẫu ruột. Mặc dù đầu ra cho sâm đất đã rộng dài hơn, có Công ty TNHH Thạch rau câu Long Hải ở tỉnh Hải Dương cam kết thu mua khoảng 200 tấn sâm đất mỗi năm về chế biến nước ép và trà nhúng, nhưng không ít hộ vẫn chật vật vì phải bán sâm đất với giá rẻ, chỉ từ 3.000 đồng - 5.000 đồng/kg do tư thương ép giá.

Một mùa sâm đất nữa đã đến, mong sao sương mù sớm tan, những cơn mưa cũng dừng lại để nắng mới bừng lên, những củ sâm có nắng sẽ lắng đọng ngọt lành, người dân cũng thu hoạch sâm đất thuận lợi hơn. Lại mong sao sâm đất được mùa, được giá, người dân vùng cao Bát Xát, tỉnh Lào Cai có cuộc sống ấm no hơn nhờ thứ củ giòn ngọt của đại ngàn Y Tý.

[Theo Báo Lào Cai / Dân Việt]

Video liên quan

Chủ Đề