Sau chuyển phôi bao lâu có kinh trở lại

Vận động sau chuyển phôi thế nào hợp lý? 

Sau chuyển phôi bạn nên vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng nhọc, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Đi bộ nhẹ nhang, tập vài bài tập yoga giúp khí huyết lưu thông, tinh thần phấn trấn, tránh được stress, sẽ giúp ích rất nhiều.

Có nên nằm bất động không?

Nhiều bạn được khuyên rằng sau khi chuyển phôi nên nằm bất động, vệ sinh tại giường. Như vậy có đúng không? Theo quan điểm của mình thì trừ khi có chỉ định của bác sĩ, còn không thì bạn không nên nằm bất động như vậy, hoàn toàn không tốt chút nào. 

Thứ nhất: khi nằm một chỗ lâu, gây ra mệt mỏi, khí huyết không lưu thông, tinh thần không thoải mái sẽ ảnh hưởng đến khả năng thành công sau chuyển phôi.

Thứ hai: bản chất phôi rất nhỏ, khi vào tử cung sẽ bám dính vào bề mặt tử cung, không thể rơi ra được. Trong quá trình tiến hóa của loài người, cấu tạo tử cung người mẹ là để mang thai ngay cả khi lao động bình thường. Vì vậy, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, bạn không nên nằm bất động sau khi chuyển phôi.

Thụ tinh trong ống nghiệm áp dụng với những cặp vợ chồng hiếm muộn. Đây là biện pháp giúp tăng tỷ lệ có con cho các cặp đôi.

Trứng và tinh trùng được kết hợp trong môi trường thuận lợi tạo thành phôi thai. Phôi thai đến 1 mức độ nhất định sẽ được cấy vào tử cung của người mẹ. Đây chính là giai đoạn chuyển phôi. Thông thường, sau khi chuyển phôi thai thì từ 3 - 5 ngày phôi thai sẽ làm tổ trong thành tử cung và sẽ cho những dấu hiệu mang thai đầu tiên.

Để đảm bảo nâng cao tỷ lệ thành công thì trong giai đoạn chuyển phôi, sẽ có 2 - 3 phôi thai được cấy vào tử cung, được thực hiện vào khoảng thời gian sau giai đoạn rụng trứng, lúc này lớp niêm mạc tử cung đủ dày phù hợp cho quá trình phôi thai làm tổ.

Sau khi phôi thai được cấy vào tử cung của phụ nữ, từ 3 - 5 ngày sau đó sẽ tiến hành làm tổ trong tử cung. Thường sau 14 ngày sau khi chuyển phôi sẽ có thể thử thai để biết có thai hay không. Tuy nhiên, nếu như chuyển phôi thất bại sẽ có những dấu hiệu nhận biết sớm.

Chuyển phôi là quá trình phôi thai làm tổ trong tử cung [Ảnh minh họa]

Sẽ có những dấu hiệu chuyển phôi thất bại sớm mà các chị em có thể để ý sẽ nhận thấy, tất cả đều là những thay đổi trên cơ thể. Những dấu hiệu chuyển phôi thất bài như sau:

- Ra máu âm đạo nhiều, có màu nâu sẫm kèm theo đau bụng

Sau từ 5 - 7 ngày chuyển phôi, nếu phôi thai không làm tổ thành công trong tử cung, cơ thể không tiết ra các hormone đồng nghĩa lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra, phản ứng cơ thể giống với chu kỳ kinh nguyệt đã đến.

Ra máu âm đạo nhiều, máu có màu nâu sẫm và kèm theo biểu hiện đau bụng dưới khá giống với đau bụng kinh là dấu hiệu điển hình nhất của chuyển phôi thất bại.

Sau chuyển phôi từ 5 – 7 ngày không thành công sẽ có dấu hiệu ra máu âm đạo nhiều kèm đau bụng như đau bụng đến chu kỳ [Ảnh minh họa]

- Nồng độ hCG không đạt mức

Sau 2 tuần chuyển phôi, xét nghiệm thì nồng độ hCG không đạt mức thì đó là dấu hiệu chuyển phôi đã thất bại.

- Không có các dấu hiệu có thai

Sau khi chuyển phôi 2 tuần, nếu cơ thể không có những dấu hiệu như ngực căng tức, cảm giác buồn nôn, uể oải, cảm giác sốt nhẹ, bụng dưới âm ỉ, rỉ ra một vài giọt máu... thì chưa chắc đã chuyển phôi thành công.

Có rất nhiều nguyên nhân chuyển phôi thất bài, nhưng chủ yếu vẫn là yếu tố tâm lý ảnh hưởng. Những nguyên nhân chuyển phôi thất bại điển hình:

- Tâm lý và chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của người mẹ

Tâm lý lo âu, căng thẳng sẽ khiến cơ thể mất cân bằng nội tiết tố, gây ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể, từ đó cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Chị em có thể nhận thấy nếu bản thân quá căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, thì với tâm lý bất ổn cũng sẽ ảnh hưởng nhiều tới quá trình chuyển phôi.

Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi bất hợp lý cũng là một trong những yếu tố gây nên chuyển phôi thất bại.

Yếu tố tâm lý ảnh hưởng nhiều đến quá trình chuyển phôi [Ảnh minh họa]

- Độ tuổi

Sau 30 tuổi số lượng và chất lượng trứng sẽ giảm và khi 40 tuổi chỉ còn 10% trứng bình thường. Do đó, nếu chuyển phôi khi tuổi đã nhiều thì tỷ lệ thành công cũng sẽ thấp hơn.

- Chất lượng trứng và tinh trùng

Tinh trùng khỏe mạnh, trứng tốt sẽ cho ra phôi chất lượng, tăng khả năng bám vào tử cung. Nhưng nếu tinh trùng và trứng không tốt thì cũng giảm đi tỷ lệ chuyển phôi thành công.

- Khả năng tiếp nhận phôi

Từ cung có lớp niêm mạc không quá dày, không mỏng, đủ độ nhày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phôi bám vào tử cung. Nhưng nếu tử cung có niêm mạc quá dày hay quá mỏng cũng là yếu tố gây nên chuyển phôi thất bại.

Sau 2 tuần chuyển phôi thất bại, kiểm tra các chỉ số chắc chắn quá trình chuyển phôi thất bại, người mẹ sẽ dừng uống thuốc hỗ trợ sau chuyển phôi từ 3 - 5 ngày là sẽ có kinh trở lại.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thuốc kích trứng trước và khi thực hiện thủ thuật chuyển phôi, người mẹ được tiêm thuốc kích thích rụng trứng sớm hơn so với chu kỳ rụng trứng bình thường nên chu kỳ kinh nguyệt cũng như chu kỳ rụng trứng của người mẹ sẽ mất 1 - 3 tháng mới trở lại bình thường.

Chuyển phôi thất bại có thể gây nên các yếu tố tâm lý cho người mẹ, tuy nhiên cần phải vượt qua được nỗi buồn, ổn định lại tâm lý để có thể sớm thực hiện lần chuyển phôi sau. Sau khi chuyển phôi thất bại người mẹ:

- Cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học

- Tâm lý thoải mái

- Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia, cafein...

- Tập các bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh, làm việc quá sức.

- Theo dõi chu kỳ để biết tình trạng sức khỏe chuẩn bị cho lần chuyển phôi sau.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/dau-hieu-chuyen-phoi-that-bai-nguyen-nhan-va-viec-...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/dau-hieu-chuyen-phoi-that-bai-nguyen-nhan-va-viec-nen-lam-d271066.html

Xem thêm chủ đề IVF - Thụ tinh trong ống nghiệm

Theo Thùy Dương. [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Sau chuyển phôi, có nhiều chị em muốn biết về các dấu hiệu chuyển phôi thất bại. Những dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu mang thai thành công. Bài viết dưới đây, BV Hồng Hà sẽ giúp chị em nhận biết được 3 dấu hiệu chuyển phôi rõ ràng.

1. Chuyển phôi là như thế nào

Chuyển phôi được xem là giai đoạn vô cùng quan trọng trong kỹ thuật IVF. Trong môi trường thuận lợi, trứng và tinh trùng kết hợp tạo thành phôi thai.

Khi phôi phát triển đến một mức độ thích hợp, phôi sẽ được cấy vào tử cung của người mẹ. Đây chính là giai đoạn chuyển phôi trong thụ tinh IVF.

Để đảm bảo tỷ lệ thành công, các chuyên gia sẽ cấy từ 2 đến 3 phôi vào tử cung. Chuyển phôi được tiến hành sau giai đoạn rụng trứng ở phụ nữ và khi niêm mạc tử cung có độ dày phù hợp.

Sau khi đưa phôi vào tử cung, phôi thai sẽ phát triển và làm tổ tại đây. Trong khoảng thời gian này bạn phải theo dõi và chăm sóc thật cẩn thận để chuyển phôi đạt hiệu quả tốt nhất.

quá trình chuyển phôi ivf

2. Các dấu hiệu chuyển phôi thất bại thường gặp

Thời gian sau khi chuyển phôi luôn khiến chị em lo lắng. Thông thường, phải chờ sau 14 ngày thì bạn mới có thể dùng que thử thai để biết kết quả chuyển phôi.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể lắng nghe cơ thể để biết dấu hiệu chuyển phôi thất bại hay không.

2.1. Không có các biểu hiện có thai

Sớm nhất là 1 tuần sau chuyển phôi thì cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu mang thai cơ bản.

Nếu bạn không thấy những dấu hiệu này thì rất có thể quá trình chuyển phôi đã gặp thất bại. Một số biểu hiện rõ ràng có thể kể tới như:

– Ngực căng tức, đau ở đầu núm vú do hormone HCG tăng.

– Cảm giác bị buồn nôn liên tục

– Cơ thể uể oải, mệt mỏi

– Thèm ăn một số đồ ăn lạ, khẩu vị khác bình thường

– Cảm giác cơ thể nóng, sốt nhẹ

– Táo bón, đau âm ỉ bụng dưới

dấu hiệu chuyển phôi thất bại

2.2. Rong kinh ra nhiều máu

Khi mang thai thành công, bạn sẽ thấy hiện tượng chảy máu âm đạo. Máu có màu hồng, lượng máu ít. Tuy nhiên, khi chuyển phôi thất bại, biểu hiện kinh nguyệt sẽ thay đổi.

Thời gian hành kinh kéo dài, lượng máu kinh nhiều đã gây ra không ít phiền toái cho cuộc sống hàng ngày của chị em.

Nếu hiện tượng này diễn ra quá lâu có thể khiến cơ thể suy nhược.

Dấu hiệu chuyển phôi không thành công

2.3. Nồng độ beta HCG không đạt mức

Để biết chắc chắn nhất chuyển phôi có thất bại không, bạn có thể thực hiện xét nghiệm nồng độ HCG.

Xét nghiệm HCG được làm vào khoảng tuần thứ 2 sau chuyển phôi. Nếu nồng độ HCG tăng chứng tỏ quá trình chuyển phôi đã thành công.

Trong trường hợp nồng độ này không đạt mức thì bạn cần tiếp tục theo dõi vì có thể đã chuyển phôi thất bại.

3. 4 Nguyên nhân chính khiến chuyển phôi không thành công

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chuyển phôi thất bại phụ thuộc nhiều vào sức khỏe và tâm lý của người mẹ.

3.1. Độ tuổi

Khi phụ nữ càng lớn tuổi, chất lượng trứng giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Trên thực tế, phụ nữ từ 20 đến 30 tuổi có khả năng mang thai cao nhất, tie lệ thành công khoảng 45%.

Từ 30 đến 40 tuổi, tỷ lệ thụ thai thành công giảm dần. Đối với độ tuổi trên 40, tỷ lệ thành công của IVF chỉ còn khoảng 15%.

Nguyên nhân chuyển phôi thất bại

3.2. Chất lượng trứng, tinh trùng

Nếu bố và mẹ có sức khỏe kém, trứng và tinh trùng yếu, phôi thai tạo ra sẽ không ổn định và khó có thể phát triển trong tử cung.

Nếu phôi thai được tạo từ trứng và tinh trùng khỏe mạnh thì tỷ lệ đậu thai cao hơn rất nhiều.

3.3. Khả năng tiếp nhận phôi

Trước IVF, bạn cũng được thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra khả năng tiếp nhận phôi của tử cung.

Tử cung thích hợp có lớp niêm mạc dày vừa phải, đủ độ nhày. Tạo điều kiện thuận lợi để phôi bám vào tử cung và làm tổ.

3.4. Tâm lý và chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của mẹ

Quá trình IVF trải qua nhiều công đoạn với những yêu cầu khác nhau. Điều này khiến cho rất nhiều chị em cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng.

Khi căng thẳng lo âu, nội tiết tố trong cơ thể sẽ mất cân bằng, khiến khả năng thụ thai bị giảm đi. Bên cạnh đó, với chế độ ăn thiếu chất, không khoa học, bạn sẽ không đủ dinh dưỡng cho phôi phát triển.

Chính vì vậy, bạn nên có thể độ ăn nghỉ hợp lý, giữ tâm lý tốt để tỷ lệ thụ thai cao nhất có thể.

4. Chuyển phôi không thành công bao lâu thì có kinh nguyệt?

Sau khi dừng sử dụng thuốc từ 4- 6 ngày, bạn sẽ thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại.

Trong một số trường hợp, do tác dụng phụ của thuốc kích trứng thì vài tháng sau kinh nguyệt của bạn sẽ bình thường trở lại.

chuyển phôi thất bại khi nào ra kinh

5. Sau khi chuyển phôi thất bại nên làm gì?

Đa số chị em mong chờ lần chuyển phôi tiếp theo sau khi chuyển phôi thất bại. Thông thường, chuyển phôi có thể được thực hiện vào sau chu kỳ tiếp theo.

Điều này còn phụ thuộc nhiều vào sức khỏe và sự ổn định tâm lý của các cặp đôi.

Sau chuyển phôi không thành công, bạn nên cải thiện chế độ ăn uống và luyện tập hàng ngày để phục hồi cơ thể.

– Không sử dụng bất cứ chất kích thích, cafein có hại cho sức khỏe

– Tập các bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh, làm việc quá sức

– Thư giãn tinh thần, giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan

– Theo dõi định kỳ để biết tình trạng sức khỏe phù hợp chuyển phôi hay chưa

Qua bài viết trên, hy vọng giúp chị em có thêm kinh nghiệm về những dấu hiệu chuyển phôi thất bại. Chị em quan tâm và muốn tham khảo thêm thông tin có thể để lại bình luận bên dưới bài viết.

CÁC TIN LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề