Sau khi chết đi về đâu khoa học

Nhưng một nhà khoa học Mỹ vừa khẳng định: điều xảy ra sau khi chết là… không có gì!

10 bác sĩ giành lại sự sống cho một thanh niên lúc 0 giờ

Theo báo New Zealand Herald, tiến sĩ Sean Carroll, chuyên gia vũ trụ và giáo sư vật lý học tại Viện Công nghệ California [Mỹ], là người đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu về cuộc sống sau cái chết và nay ông tin chắc không có cuộc sống sau khi chúng ta nhắm mắt xuôi tay.

Ông tin rằng để cuộc sống sau cái chết có thể được xem như một khả năng, ý thức sẽ cần phải được tách bạch hoàn toàn khỏi thể xác.

Tuy nhiên, như những gì chúng ta đã biết, ý thức thực sự được cấu thành từ một loạt nguyên tử [atom] và điện tử [electron] và vì thế không thể bị tách khỏi thế giới vật chất.

“Những tuyên bố về một dạng ý thức nào đó vẫn còn sau khi xác ta chết và phân hủy thành các nguyên tử cấu thành phải đối mặt với một trở ngại lớn không thể vượt qua”, tiến sĩ Carroll phát biểu trên báo Express [Anh].

“Và không có cách gì trong khuôn khổ những luật đó cho phép thông tin được lưu giữ trong não còn tồn tại sau khi chúng ta qua đời”, ông nhấn mạnh.

Ý thức con người vẫn hoạt động một thời gian sau khi họ chết

Các nhà khoa học đã kiểm nghiệm khả năng có cuộc sống sau cái chết nhiều lần nhưng không mang lại kết quả gì.

Tiến sĩ Carroll chỉ ra Thuyết trường lượng tử [QFT], theo đó có một trường riêng cho mỗi loại hạt, chẳng hạn một trường cho các electron, một trường cho các photon...

“Thực sự không có gì ngoài các nguyên tử và những lực đã được biết đến, rõ ràng không có cách gì để linh hồn sống sót sau cái chết”, ông viết trên tờ Scientific American.

“Tin vào cuộc sống sau cái chết, nói một cách nhẹ nhàng, đòi hỏi các quy luật vật lý vượt quá hình mẫu tiêu chuẩn. Và điều quan trọng nhất là chúng ta cần một cách thức nào đó để loại hình ‘vật lý mới’ ấy tương tác với các nguyên tử chúng ta đang có”, tiến sĩ Carroll viết. 

“Trong khuôn khổ QFT, không thể có một tập hợp các ‘hạt linh hồn’ và ‘lực linh hồn’ có khả năng tương tác với những nguyên tử thông thường của chúng ta, bởi nếu có, chúng ta hẳn đã phát hiện ra chúng ngay trong các thí nghiệm hiện hữu”, cũng theo tiến sĩ Carroll.

Tin liên quan

Cái chết là một quá trình

Hầu hết mọi người phản ứng với câu hỏi này bằng cách nhún vai và nói: "Chúng ta không thể đưa người chết trở lại để nói cho chúng ta biết, vì vậy chúng ta sẽ không bao giờ có được đáp án cho câu hỏi này." Quan điểm của các nhà khoa học truyền thống là “ý thức được sản sinh ra từ hệ thống thần kinh, nếu không có hệ thống thần kinh thì cũng không có ý thức.

Từ việc phát hiện ra cấu trúc xoắn kép của DNA đã giành được giải Nobel, Creek đã trực tiếp chỉ ra rằng, đối với một cá thể mà nói, niềm vui, nỗi buồn, những ký ức và khát vọng, cảm giác cơ thể và ý chí tự do của anh ta, trên thực tế không có khác hơn là hành vi của một nhóm lớn các tế bào thần kinh và tập hợp các phân tử liên quan. Theo quan điểm của các nhà khoa học này, sau khi người ta chết, các tế bào thần kinh sẽ mất đi sự liên hệ giữa các tế bào với nhau và ý thức cũng sẽ biến mất.

Tuy nhiên, khi các nhà khoa học đào sâu nghiên cứu về vấn đề này, nhận thức của mọi người về cái chết cũng đã phát sinh sự thay đổi mang tính căn bản.

Người ta tin rằng một người còn sống hoặc đã chết thì giữa hai giai đoạn không có sự chuyển tiếp. Cũng có thể nói rằng, khi trái tim của một người ngừng đập và não ngừng hoạt động thì người đó đã chết. Tuy nhiên, trên thực tế, khi trái tim một người đã ngừng đập cho đến khi cái chết thực sự đến sẽ còn trải qua một khoảng thời gian.

Do tim mất khả năng bơm máu, mạch máu không thể cung cấp đủ oxy cho các tế bào và các tế bào trong cơ thể con người sẽ rơi vào trạng thái "nghẹt thở". Trong khoảng 5 phút sau, cấu trúc và chức năng của các tế bào này sẽ bị phá hủy. Sau khoảng một giờ, các tế bào sẽ bị hủy hoại nghiêm trọng và kể cả ngay khi trái tim khôi phục trở lại chức năng đập và bơm máu, người đó không thể sống lại được nữa. Trong vài ngày sau đó, các tế bào trong cơ thể con người sẽ tiếp tục suy thoái cho đến khi toàn bộ cơ thể bị phân hủy.

Từ quan điểm này, cái chết không phải là một khoảnh khắc nhất định, mà là một quá trình từ khi trái tim ngừng đập đến sự phân hủy dần dần của các tế bào của cơ thể. Như vậy, trong quá trình diễn ra cái chết, ý thức của con người sẽ thay đổi như thế nào? Nó sẽ cùng lập tức mất đi khi trái tim ngừng đập, hay nó sẽ tiếp tục tồn tại trong một thời gian nữa, hay là nó sẽ tồn tại mãi mãi?

Con người đã chết, ý thức vẫn còn

Theo tin tức từ truyền thông nước ngoài, năm 2003, Tokyo, Nhật Bản, đã từng phát động chương trình "Alpha 3", chuyên nghiên cứu về những thay đổi trong ý thức con người sau khi chết. Chương trình có sự tham gia của các nhà y học nổi tiếng, bác sĩ thần kinh- tâm lý, nhà sinh vật học, nhà vật lý và chuyên gia máy tính từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và một số quốc gia Tây Âu.

Các nhà khoa học đã quan sát hơn 20 bệnh nhân trong độ tuổi từ 19 đến 75 mắc bệnh nặng đang hấp hối, cấy điện cực vào cơ thể họ và kết nối chúng với máy tính để máy tính có thể nhận được sóng điện não của những người này và trong vòng 60 giây chuyển dịch những sóng điện não đó thành văn tự, được hiển thị trên màn hình của máy tính, ghi lại tình trạng của những bệnh nhân hấp hối này trước, trong và sau khi chết.

Vào thời điểm đó, một bệnh nhân 35 tuổi tên Bangda đã chết rất đau đớn vì ung thư gan. Vào ngày thứ ba sau khi anh ta qua đời, thông tin mà các nhà khoa học chờ đợi từ lâu của xuất hiện trên màn hình máy tính: "Tên tôi là Bangda Tôi đã được giải thoát khỏi mọi đau khổ, đang bay lượn trong ánh nắng mặt trời, tôi vui vẻ...,. rất vui vẻ..."Sau khi liên tục lặp lại vài lần, thông tin đột nhiên bị gián đoạn.

Một cô gái 22 tuổi khác chết vì bệnh máu trắng, vào ngày thứ hai sau khi cô qua đời, máy tính nhận được thông tin từ cô: "Tôi đã đến một nơi rất đẹp, tôi rất vui sướng khi được đến nơi đây. Trời nắng ấm áp, ông bà nội đã quá cố của tôi cũng ở đây, tôi rất yêu họ, tôi sẽ ... "rồi thông tin đột ngột chấm dứt.

Trên thực tế, không chỉ những bệnh nhân tham gia chương trình này có thể đưa ra phản hồi về cảm giác của họ sau khi chết, mà cả những người đã chết rồi và may mắn hồi sinh cũng sẽ tự mình nói lên cảm giác chủ quan của mình khi bị chết lâm sàng.

Trong cuốn tự truyện của mình, nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ Junger đã ghi lại trải nghiệm của mình khi bị chết đột ngột do bệnh tim. Ông cảm thấy rằng mình đã bay lên một không gian rất cao và từ một khoảng cách rất xa, ông nhìn thấy trái đất đang đắm chìm trong sắc lam xanh rực rỡ, qua dải ánh sáng xanh, đường viền của trái đất tỏa ánh sáng trắng bạc. Sau đó, ông nhìn thấy một hình ảnh trôi nổi từ hướng châu Âu, đó là bác sĩ của ông. Bác sĩ nói với ông: "Mọi người trên trái đất đang phản đối sự ra đi của anh. Anh không có quyền được rời khỏi trái đất này, anh phải quay lại." Sau khi Junger nghe tin nhắn này, cảnh ông vừa nhìn thấy đã biến mất.

Miêu tả của những người trải nghiệm qua khoảnh khắc sắp chết rất giống với phản hồi từ các bệnh nhân đã chết trong chương trình “Alpha 3”. Hầu hết trong số họ biểu thị được trạng thái ý thức rời khỏi cơ thể, sau đó “bơi” lên trần nhà, tâm lý vô cùng bình tĩnh và thư thái, sau đó, họ bị hút vào một lỗ đen khổng lồ. Ở cuối lỗ đen, một tia sáng lóe lên, và người thân và bạn bè của họ chào đón họ ở đó.

Nhà tâm lý học Thụy Sỹ Junger

Bằng chứng của thực nghiệm về ý thức

Mặc dù những sự thật này nghiêng về sự tồn tại của ý thức sau khi chết, nhưng rất nhiều nhà khoa học cho rằng những hiện tượng này chỉ là ảo giác do việc thiếu oxy trong não gây ra trước khi chết.

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, ba nhà khoa học Hà Lan đã triển khai nghiên cứu về việc này. Trong một trường hợp, một bệnh nhân hôn mê đã được đưa đến bệnh viện, lúc đó não của anh ta đã ngừng hoạt động và sóng điện não đã là một đường thẳng. Nhưng bác sĩ vẫn quyết định đặt ống thông vào cổ họng để hỗ trợ anh thở máy. Trong quá trình này, niềng răng của bệnh nhân đã được gỡ bỏ.

Một giờ sau, tim của bệnh nhân cuối cùng cũng đập trở lại và huyết áp trở lại bình thường. Một tuần sau, anh ta nói rõ ràng với y tá: "Bạn biết niềng răng của tôi ở đâu chứ? Là bạn đã cất nó vào ngăn kéo của xe đẩy." Bệnh nhân nhớ lại rằng, từ phía trên anh ta đã quan sát khoảnh khắc mình chết, thậm chí còn có thể mô tả tường tận các động tác của bác sĩ vào thời điểm đó, nhưng anh ta đã rất sợ rằng bác sĩ sẽ từ bỏ việc cấp cứu anh ta, vì vậy anh ta cố gắng để chứng tỏ rằng mình vẫn còn sống. Do đó, các nhà khoa học này tin rằng khi tim ngừng đập, trong khoảnh khắc hệ thống thần kinh trung ương ngừng hoạt động, ý thức của con người tự động thoát ra khỏi não.

Vào đầu thế kỷ này, tiến sĩ Sam Panier ở Đại học Stone Brook [New York, Hoa Kỳ] đã sử dụng thí nghiệm lần đầu tiên để chứng minh rằng ý thức vẫn tồn tại sau khi người ta chết. Panier đặt một tấm gỗ dưới trần nhà, trên tấm gỗ đó đặt một số vật thể nhỏ và để người sắp chết nằm trên chiếc giường đặt dưới trần nhà. Ông tin rằng, nếu ý thức của bệnh nhân có thể thoát ra sau khi chết thì họ có thể nhìn thấy cơ thể của chính mình, thấy các bác sĩ đang cấp cứu cơ thể của mình, và nhìn thấy ánh đèn treo trên trần nhà, như thế, ý thức của bệnh nhân cũng có thể nhìn thấy những vật thể nhỏ này.

Nếu những bệnh nhân này may mắn được cứu sống, họ có thể nói những vật thể nhỏ được đặt trên tấm gỗ là những gì, điều đó chứng minh được rằng giai đoạn trải nghiệm của bệnh nhân hấp hối là có thật, không phải là ảo giác, ảo tưởng. Panier đã thực hiện nghiên cứu này trên hơn 100 bệnh nhân và phát hiện ra rằng, có 7 trong số những bệnh nhân được cứu sống đã có thể nói chính xác các vật thể nhỏ trên tấm gỗ. Thực nghiệm này hoàn toàn chứng minh rằng ý thức là tồn tại khách quan, có thể “thoát ra” và chuyển dịch, là một hình thức tồn tại khác của sinh mạng.

Mặc dù có rất nhiều bằng chứng nghiêng về sự tồn tại của ý thức sau cái chết nhưng những nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, các hệ thống khoa học và phương pháp nghiên cứu về cái chết vẫn chưa được thiết lập. Những nghiên cứu trong quá khứ chủ yếu dựa trên cảm giác chủ quan của người khác. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, với sự tiến bộ vượt bậc của y học và công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của kỹ thuật đông lạnh, thời gian để các tế bào của con người tồn tại sau khi chết đã được kéo dài rất nhiều.

Sau khi chết, mặc dù các tế bào não mất nguồn cung cấp oxy và năng lượng trong vòng bốn đến năm phút, các tế bào não vẫn có thể tiếp tục tồn tại trong 8 giờ mà không bị tổn thương, nhưng tại thời điểm này chúng không thể thực hiện các chức năng của mình. Điều này có nghĩa là nếu các kỹ thuật đông lạnh và phương pháp hồi sức được vận dụng đúng cách thì vài giờ sau khi chết, con người vẫn có thể được cứu sống.

Không nghi ngờ gì nữa, phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực này sẽ được mở rộng, các nhà khoa học sẽ không còn chỉ tập trung vào những người đang hấp hối, mà có thể đưa những người thực sự đã chết trở về với cuộc sống và nghiên cứu những thay đổi trong ý thức của họ, từ đó phát hiện ra rằng mỗi người sau khi chết đều sẽ trải qua một cảm giác chung. Đến lúc đó, chúng ta có thể biết trước những gì sẽ xảy ra sau cái chết của mình.

Theo tạp chí “Đại khoa học Kỹ thuật”

Trần Dân Phong [dịch]

Video liên quan

Chủ Đề