Say rượu gây tai nạn bị phạt bao nhiêu năm 2024

Báo BVPL có bài viết "Tài xế có biểu hiện say xỉn điều khiển xe ôtô tông 2 người đi xe máy trọng thương". Vậy tôi xin hỏi: Việc điều khiển phương tiện giao thông khi đang say rượu gây tai nạn bị xử lý như thế nào? [Nguyễn Mai - Hà Nội].

Về vấn đề này, Luật sư Trần Đức Thắng – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hùng Thắng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội có ý kiến như sau:

Phương châm “Đã uống rượu thì không lái xe” đã được hưởng ứng và thực hiện, song không phải ai cũng có ý thức chấp hành điều này. Việc điều khiển phương tiện giao thông trong tình trạng không tỉnh táo gây nhiều hậu quá nghiêm trọng, thậm chí không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng cho bản thân mà còn gây nguy hiểm cho những người xung quanh.

Với hành vi như trên, tùy vào mức độ vi phạm, tính chất nguy hiểm của hành vi mà người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự. Cụ thể như sau:

1. Xử lý vi phạm hành chính:

Người thực hiện các hành vi điều khiển phương tiên giao thông [ô tô] mà có nồng độ cồn sẽ bị xử phạt hành chính với các mức được quy định tại Khoản 6,8,10 Điều 5, Nghị định 100/2019NĐ-CP như sau:

“6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

…”

2. Xử lý hình sự:

Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì mức xử phạt đối với trường hợp này cụ thể như sau:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. Làm chết người;
  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  2. Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  1. Không có giấy phép lái xe theo quy định;
  1. Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; …

đ] Làm chết 02 người;

  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  1. Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  1. Làm chết 03 người trở lên;
  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  1. Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.

Bạn đọc Thanh Hương [quận Thanh Xuân, Hà Nội] thắc mắc: Tôi từng chứng kiến trường hợp uống rượu bia xong đi bộ qua đường gây tai nạn giao thông. Vậy xin hỏi, người đi bộ uống rượu bia trong trường hợp này sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Luật sư Hoàng Tùng, thuộc Văn phòng luật sư Trung Hòa, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho hay, theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, "Người tham gia giao thông" được định nghĩa là người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Theo đó, trường hợp người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ như vượt đèn đỏ, đi sai làn, đi lên cao tốc, đu bám theo phương tiện giao thông đang chạy... sẽ bị xử lý tương ứng với hành vi vi phạm giao thông đó, kể cả người đi bộ này đã sử dụng rượu, bia hay chưa quy định tại Điều 9 Nghị định 100/2019 của Chính phủ về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Vậy trong trường hợp người đi bộ uống rượu bia gây tai nạn có bị phạt không? Câu trả lời là có.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP không quy định xử phạt người đi bộ tham gia giao thông mà có nồng độ cồn quá 0 trong cơ thể nhưng người nào uống rượu, bia rồi đi bộ trên đường và gây ra lỗi [như vượt đèn đỏ, đi sai luật, có những hành vi mất kiểm soát tâm sinh lý… dẫn đến va chạm, tai nạn giao thông] thì hoàn toàn có thể bị xử phạt.

CSGT đo nồng độ cồn nguời đi đường. Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 260 Mục 1 Chương XXI Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, nếu người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Như vậy theo luật sư Tùng, tùy vào hậu quả xảy ra, nếu người đi bộ uống rượu bia gây tai nạn thì có thể bị xử phạt hành chính lên đến 100.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Uống rượu gây tai nạn bị phạt bao nhiêu xe máy?

Đối với xe mô tô, xe gắn máyPhạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Uống rượu gây tai nạn chết người tù bao nhiêu năm?

Như vậy, khung hình phạt cao nhất đối với hành vi say rượu lái xe tông chết 03 người là từ 07 năm tù đến 15 năm tù [theo khoản 3 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015] thuộc vào loại tội phạm rất nghiêm trọng.

Uống rượu bia khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. Theo đó, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông có uống rượu bia có thể bị phạt lên đến 40 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe 2 năm.

Uống rượu bia bị phạt bao nhiêu?

Ép buộc người khác uống rượu, bia bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng [theo điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP]. Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định tới 13 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Chủ Đề