Siêu âm cho chó bao nhiêu tiền năm 2024

Hệ thống thú cưng Pet2U trong năm 2017 đã tiếp nhận hàng trăm ca cấp cứu, khám và điều trị bệnh cho chó mèo. Tuy nhiên việc thiếu thốn thiết bị siêu âm, phải mang đi ra ngoài siêu âm làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Nhằm hoàn thiện hệ thống để phục vụ khách hàng tốt hơn, đầu năm 2018 Pet2U đã mạnh dạng đầu tư hệ thống máy siêu âm hiện đại từ nước ngoài về Việt Nam, công nghệ tiên tiến giúp nhanh chóng siêu âm thai cho chó mèo cũng như siêu âm chuẩn đoán cận lâm sàng cho thú cưng. So với phương pháp thông thường như chụp x-quang thì siêu âm đem lại kết quả rõ ràng hơn, chính xác hơn và an toàn hơn.

Việc siêu âm giúp bác sĩ thú y có cái nhìn chính xác hơn trong khám và điều trị bệnh, đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

Liên hệ ngay: 093.853.2222 - 0976.407.427

Khi nào nên siêu âm thai cho chó mèo

Với chó mèo mang thai: thời gian mang thai ở chó mèo khoảng 60 ngày, do đó thời điểm siêu âm lần đầu vào khoảng 5 tuần sau phối nhằm xác định có thai hay không. Siêu âm lần 2 vào tuần thứ 8 sau phối nhằm xác định thời điểm sinh giúp chủ chuẩn bị đầy đủ hơn. Đặc biệt với lần sinh đầu tiên, các bạn nên liên hệ trước với bác sĩ thú y để xử lý nhanh các tình huống sinh mổ hoặc chích thuốc trợ sinh, tránh tình trạng tử vong vì ngộp con.

Với chó mèo mang bệnh: nên siêu âm sớm để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, xác định vết gãy xương, cơ quan nội tạng bên trong bị tổn thương...

Giá siêu âm chó mèo tại tphcm

Hiện nay mức giá siêu âm thai cho chó mèo là: 150.000đ/lượt.

Phục vụ siêu âm tận nhà: phụ phí cộng thêm từ 200.000đ/lượt - tùy theo khoảng cách và trường hợp cụ thể.

Muốn vật nuôi luôn khỏe mạnh và sống lâu nhất, bác sĩ thú cưng thường khuyến cáo người nuôi hãy thực hiện siêu âm định kỳ cho chó mèo. Thông qua phương pháp siêu âm, bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện được những bất thường bên trong cơ thể và chẩn đoán sớm một số bệnh lý nguy hiểm. Từ đây, đưa ra hướng điều trị kịp thời và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Để hiểu rõ hơn về siêu âm chó mèo thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Siêu âm chó mèo là gì?

Siêu âm chó mèo là một phương pháp cho phép nhìn thấy những cấu trúc bên trong cơ thể thú cưng mà không cần phẫu thuật. Các sóng siêu âm được phản xạ sẽ trở lại dưới dạng “tiếng vang” và chuyển thành hình ảnh hiển thị trên màn hình, tạo ra hình ảnh 2 chiều các cơ quan nội tạng của vật nuôi. Thông qua những hình ảnh thu được và các chỉ số trên máy siêu âm thú y mà bác sĩ có thể dễ dàng đánh giá được tình trạng sức khỏe cũng như cơ quan bên trong của thú cưng. Vì siêu âm thú cưng là kỹ thuật không xâm lấn nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho vật nuôi. Do đó, bạn có thể yên tâm, không xảy ra bất cứ biến chứng nguy hiểm nào sau khi thú cưng được siêu âm.

Siêu âm chó mèo là phương pháp kiểm tra sức khỏe vật nuôi phổ biến hiện nay

Ý nghĩa của việc thực hiện siêu âm thú cưng

Siêu âm cho phép bác sĩ có thể kiểm tra hình dạng, kích thước và vị trí của các cơ quan nội tạng. Đồng thời, phương pháp này còn giúp bác sĩ nhìn thấy những bất thường trên bề mặt cơ quan cũng như các bệnh lý tiềm ẩn. Từ đây, đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho thú cưng và ngăn chặn những tai biến không mong muốn xảy ra.

Siêu âm thú cưng giúp phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm ở vật nuôi

Cụ thể một số lợi ích của siêu âm chó mèo mang lại trong việc thăm khám và chữa trị bệnh đối với vật nuôi:

  • Kiểm tra tình trạng của nội tạng và chẩn đoán sớm thai nghén.
  • Trong quá trình mang thai, thú cưng cũng cần được siêu âm định kỳ để đánh giá sự phát triển của các cún con.
  • Đánh giá cơ quan tim mạch và xác định những thay đổi bất thường của các bộ phận trong ổ bụng.
  • Chẩn đoán sớm bệnh u nang và kích thước khối u.
  • Xác định độ dày của thành, buồng và kích thước của các ngăn.
  • Kiểm tra van tim có hoạt động bình thường không.
  • Đánh giá các mô mềm của hệ thống cơ xương, phát hiện và đánh giá sự xuất hiện của các vết rách ở gân, dây chằng chân.

Các hình thức siêu âm chó mèo

Dựa vào các triệu chứng và tổn thương mà thú cưng đang gặp phải mà bác sĩ thú y áp dụng hình thức siêu âm cho chó mèo thích hợp. Thông thường là một trong hai loại siêu âm sau:

Chế độ B-mode

Trong lĩnh vực thú y, siêu âm B-mode thường được gọi là siêu âm 2 chiều. Đây là hình thức siêu âm cho vật nuôi phổ biến nhất hiện nay. Máy sẽ tạo ra một hình ảnh 2 chiều của các cơ quan tại vị trí thực hiện siêu âm. Chế độ B-mode được sử dụng để kiểm tra cấu trúc bên trong ổ bụng, thực hiện siêu âm thai kỳ, đánh giá chức năng của tim và kiểm tra một số bệnh lý ở mắt.

Siêu âm cho chó mèo có hai hình thức siêu âm

Chế độ siêu âm Doppler [M]

Chế độ M hiển thị dấu vết chuyển động của các bộ phận được siêu âm. Chế độ này được sử dụng để kiểm tra thành, buồng và van tim. Ngoài ra, siêu âm Doppler có thể đo hướng và tốc độ của dòng máu vận chuyển trong tim cùng các mạch máu dễ dàng hơn.

Cách siêu âm cho chó mèo

Việc đầu tiên cần làm trong quá trình siêu âm chó mèo đó là cạo lông cho thú cưng. Khi vị trí siêu âm được làm sạch có thể giúp cho việc chẩn đoán dễ dàng và chính xác hơn. Bác sĩ thú y sẽ đặt chó nằm ngửa trên mặt bàn siêu âm. Sau đó, dùng Gel thoa đều lên bụng, tại vị trí thực hiện siêu âm. Tiếp theo, bác sĩ di chuyển máy siêu âm một cách từ từ và nhẹ nhàng tại khu vực cần thăm khám. Trong quá trình siêu âm, thú cưng được thư giãn và phân tán sự chú ý bởi một bác sĩ phụ.

Siêu âm chó mèo hoàn toàn không gây đau và khó chịu cho thú cưng

Các bác sĩ thu nhập hình ảnh tùy thuộc vào các xét nghiệm được chuẩn bị từ trước. Sau khi có hình ảnh, bác sĩ tiến hành chẩn đoán và cho ra kết quả chính xác nhất đối với thú cứng. Đa số các ca siêu âm không cần dùng thuốc tê. Trừ một số trường hợp đặc biệt vật nuôi không hợp tác thì bác sĩ sẽ có những điều chỉnh và liệu lượng gây mê thích hợp. Siêu âm cho thú cưng như chó mèo là một kỹ thuật khá phức tạp, đòi hỏi các bác sĩ có chuyên môn vững vàng và tay nghề cao mới có thể thực hiện, kết hợp với những loại thiết bị thú y hiện đại, nhằm đưa ra kết quả tốt nhất. Vì vậy, khi cần siêu âm, khám sức khỏe định kỳ cho vật nuôi, bạn nên chọn phòng khám thú cưng uy tín.

Một số câu hỏi thường gặp khi siêu âm cho chó mèo

Trước khi đến phòng khám thú y để tiến hành siêu âm cho thú cưng, đa số các chủ nuôi đều có rất nhiều thắc mắc và vấn đề bận tâm đến. Dưới đây là một số câu hỏi đang được nhiều chủ nuôi tìm hiểu nhiều nhất.

Siêu âm chó mèo bao nhiêu tiền?

Siêu âm chó mèo bao nhiêu tiền? Trên thực tế, từng phòng khám thú ý có bảng giá siêu âm cho thú cưng không giống nhau. Nhưng nhìn chung khoảng 80.000 vnđ trong một lần siêu âm.

Có cần cạo lông khi siêu âm cho chó mèo không?

Như đã nói ở trên, trong hầu hết các trường hợp, lông phải được cạo mới có thể thực hiện quá trình siêu âm. Vì nguyên tắc hoạt động của sóng siêu âm là không truyền qua không khí, vì vậy máy dò bắt buộc phải có tiếp xúc hoàn toàn với da. Hình ảnh siêu âm sẽ cho chất lượng tốt hơn khi khu vực cần kiểm tra được cạo lông sạch sẽ.

Để kết quả siêu âm được chuẩn xác bác sĩ sẽ cạo lông bụng của thú cưng

Siêu âm chó mèo hết bao lâu?

Quá trình siêu âm cho chó mèo diễn ra rất nhanh chóng. Chỉ mất tâm 15 phút đến 10 phút mà không làm đau và khó chịu cho thú cưng.

Nên triệt sản chó chó khi nào?

Đối với chó, độ tuổi căn bản phù hợp cho việc triệt sản là từ 6-9 tháng tuổi. Với chó có độ tuổi nhiều hơn 6-9 tháng, việc triệt sản sẽ khó khăn hơn một chút vì chúng có thể bị thừa cân. Triệt sản mèo mẹ khi mèo con được 1 tháng tuổi, biết ăn và chơi đùa.

Mèo sau khi triệt sản bao lâu thì lành?

Sau khoảng 7 ngày vết mổ của mèo mới phục hồi hoàn toàn. Lúc này chủ nuôi cần chú ý quan sát các phản ứng của mèo. Việc sử dụng thức ăn và các đồ dùng cho mèo cần phải cẩn trọng để tránh làm ảnh hưởng đến vết mổ.

Mèo phối sau bao lâu thì có thể siêu âm?

Sau khi chó, mèo phối từ 20 - 30 ngày bạn có thể mang đến phòng khám, bệnh viện thú ý để bác sĩ siêu âm, chẩn đoán xem thú cưng của mình có mang thai hay không.

Khám bệnh chó mèo bao nhiêu tiền?

Mức giá thường dao động từ khoảng 300.000 đến 700.000 VNĐ. Lưu ý rằng đây chỉ là mức giá khám tổng quát và giá có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như khu vực, cơ sở thú y, loại dịch vụ khám bệnh, và tình trạng sức khỏe của thú cưng.

Chủ Đề