Sinh viên có điểm trung bình môn học 7,0 hệ 10 thì chuyển qua hệ 4 sinh viên được mấy điểm

Hiện nay, trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện đang sử dụng các loại thang điểm như: Thang điểm 10, thang điểm 4 và cả thang điểm chữ. Vậy cách chuyển đổi điểm từ hệ 10 sang hệ 4 làm như thế nào? Và 2 thang điểm này có điểm gì khác biệt nhau? Cùng chúng tôi tìm hiểu cách chuyển đổi cũng như điểm khác biệt của 2 thang điểm này trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung về thang điểm 10 và thang điểm 4

Trước khi đi tìm hiểu về cách chuyển đổi điểm từ hệ 10 sang hệ 4 chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông tin chi tiết của từng loại thang điểm để thấy được sự khác biệt của 2 loại thang điểm 10 và thang điểm 4 nhé:

Thang điểm 10

Thang điểm 10 là thang điểm được sử dụng phổ biến ở các trường tiểu học, trung học, phổ thông và cả trường đại học. Đây là loại thang điểm mà tất cả các bạn  học sinh khi theo học tại bất cứ trường nào cũng đều biết đến sự hiện diện của thang điểm này. Thang điểm 10 là thang điểm mà trong đó số điểm của học sinh được đánh giá từ 0 điểm đến 10 điểm.

Thang điểm 10 là thang điểm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Ở Việt Nam, thang điểm 10 được Bộ giáo dục và Đào tạo quy định dùng để đánh giá và xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và cả Quy chế đào tạo và cao đẳng hệ chính quy.

Phân loại học sinh thông qua thang điểm 10

Để đánh giá được kết quả học tập và phân loại xếp hạng học sinh, thì điểm số của các bạn học sinh sẽ được tính như sau:

Xếp loại giỏi
  1. Điểm trung bình GPA của các môn học đạt tối thiểu là 8,0
  2. Học sinh theo học trường chuyên phải có số điểm trung bình môn ít nhất là 8,0. Học sinh các trường bình thường cần phải có điểm trung bình môn toán học hoặc môn Ngữ văn đạt tối thiểu là 8,0.
  3. Các môn học còn lại điểm trung bình đạt tối thiểu là 6,5

Học sinh giỏi phải có số điểm GPA đạt trên 8,0

Xếp loại khá
  • Điểm trung bình của các môn học phải từ 6,5 – 7,9 điểm
  • Học sinh theo học trường chuyên cần có điểm trung bình môn chuyên ít nhất là 6,5. Học sinh trường trung bình có điểm trung bình môn Toán học hoặc môn Ngữ văn đạt tối thiểu là 6,5.
  • Điểm trung bình các môn học còn lại thấp nhất là 5,5 điểm
Xếp loại trung bình
  • Điểm trung bình các môn học đạt tối thiểu là 5,0
  • Học sinh trường chuyên có điểm trung bình các môn học tối thiểu là 5,0. Học sinh trường bình thường có điểm trung bình môn Toán học hoặc môn Ngữ văn đạt tối thiểu là 5,0.
  • Điểm trung bình các môn học còn lại từ 3,5 điểm trở nên.
Xếp loại yếu nếu như điểm GPA của tất cả môn học tối thiểu là 3,5 và tất cả các môn học đều có điểm trung bình từ mỗi môn trên 2,0 điểm. Xếp loại kém đối với các trường hợp còn lại

Thang điểm 4 hiện đang được một số trường học áp dụng để tính điểm cho sinh viên

Hiện nay đã có 1 số trường Trung học phổ thông, Đại học/ Cao đẳng ở Việt Nam đã dùng 1 thang điểm tính khá mới lạ đó là thang điểm 4. Cụ thể thang điểm 4 là thang điểm được tính như thế nào và cách chuyển đổi điểm từ hệ 10 sang hệ 4 như thế nào? Mình cùng tìm hiểu trong mục tiếp theo nhé!

Thang điểm 4

Thang điểm 4 là thang điểm được dùng để tính số điểm GPA cho sinh viên các hệ Đại học/ Cao đẳng theo điểm từng học kỳ, điểm kết thúc năm học. Thang điểm 4 chỉ áp dụng cho những trường hợp có phương pháp đào tạo sinh viên theo hệ thống tín chỉ.

Xếp loại học lực sinh viên theo học kỳ và năm học

  • Đạt hạng xuất sắc nếu điểm GPA từ 6.60 – 4.00
  • Đặt hạng giỏi nếu điểm GPA đạt từ 3.2 – 3.59
  • Đạt hạng trung bình nếu điểm GPA đạt từ 2.00 – 2.49
  • Đạt hạng yếu nếu điểm GPA nhỏ hơn 2

Xếp loại bằng chứng chỉ tốt nghiệp

  • Bằng xuất sắc nếu điểm GPA đạt từ 3.60 – 4.00
  • Bằng Giỏi nếu điểm GPA đạt từ 3.20 – 3.59
  • Bằng Khá nếu điểm GPA đạt từ 2.50 – 3.19
  • Bằng trung bình nếu điểm GPA từ 2.00 – 2.49

Thang điểm 4 dùng để xếp loại học lực của sinh viên theo học kỳ và xếp loại bằng tốt nghiệp

Hướng dẫn cách chuyển đổi điểm từ hệ 10 sang hệ 4

Hiện tại Bộ giáo dục Việt Nam đang sử dụng phổ biến 2 loại thang điểm 10 trong phương pháp niên chế và thang điểm 4 cho phương pháp học tín chỉ ở các trường Đại học/ Cao đẳng. Đôi lúc việc này cũng gây ra cho các bạn học sinh một số khó khăn nhất định. Nhất là những trường hợp các nhà tuyển dụng hoặc tổ chức học bổng lựa chọn bạn và ngay cả trong việc so sánh đối chiếu cho thành tích học tập của bạn. Chính vì vậy, các chuyển đổi điểm từ hệ 10 sang hệ 4 sẽ giúp ích cho sinh viên rất nhiều.

Cách chuyển đổi điểm từ hệ 10 sang hệ 4

Điểm hệ 4 sẽ được chuyển đổi từ hệ 10 như sau:

*Điểm hệ 4 = [Điểm hệ 10/10]*4

Để bạn hiểu hơn về cách chuyển đổi điểm này, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn một số ví dụ cụ thể như sau:

  • Nếu điểm hệ 10 của bạn là 10 điểm thì điểm hệ 4 của bạn sẽ là: [10/10]*4 = 4
  • Nếu điểm hệ 10 của bạn là 7,5 điểm thì điểm hệ 4 của bạn sẽ là: [7,5/10]*4 = 3
  • Nếu điểm hệ 10 của bạn là 5 thì điểm hệ 4 của bạn sẽ là: [5/10]*4 = 2.

Cách quy đổi điểm từ hệ 10 sang hệ 4 được tính theo cách đơn giản và nhanh chóng

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu sự khác biệt của thang điểm 10 – thang điểm 4 và nắm được cách chuyển đổi điểm từ hệ 10 sang hệ 4 một cách hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và thi đua khi còn theo học tại ghế nhà trường.

Trong hệ đào tạo tín chỉ người ta thường áp dụng thang điểm 4 để đánh giá kết quả học tập. Đây là hệ thống thang điểm khoa học được các trường đại học hàng đầu trên thế giới áp dụng để đánh giá quá trình đào tạo. Ở Việt Nam, thang điểm 4 vẫn chưa được áp dụng phổ biến nên vẫn cần phải quy đổi sang thang điểm 10 để đánh giá. Vậy cách quy đổi thang điểm 4 sang 10 được thực hiện như thế nào?

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến quy đổi thang điểm 4 sang 10.

Thang điểm 4 và thang điểm 10 là gì?

Thang điểm 10 là hệ điểm cơ bản và được sử dụng phổ biến ở các trường học tại Việt Nam, giáo viên sẽ đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua các con điểm số từ 0 đến 10. Hiện nay ở Việt Nam, các bậc học từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và một số rường trung cấp, cao đẳng, đại học sử dụng thang điểm 10 để đánh giá kết quả học tập của người học

Thang điểm 4 là thang điểm được quy đổi từ thang điểm chữ.

Công thức quy đổi thang điểm 10:

Thang điểm 10 = Thang điểm 4 x 10:4

Ví dụ: Điểm hệ số 4 là 3.5 thì điểm hệ số 10 là 3.5×10:4= 8.75. Vậy điểm hệ số 10 là 8.75

Xếp loại học lực với thang điểm 10

– Xếp loại học lực giỏi khi: điểm trung bình tất cả các môn đạt được từ 8.0 trở lên cùng điều kiện điểm trung bình tất cả các môn tối thiểu từ 6.5 trở lên và điểm trung bình môn Toán và môn Văn từ 8.0 trở lên. Đối với học sinh trường chuyên cần thêm các yếu tố khác với môn chuyên.

– Xếp loại học lực khá khi: điểm trung bình tất cả các môn đạt từ 6.5 đến dưới 8.0, điểm trung bình của tất cả các môn từ 6.5 trở lên. Đối với trường chuyên có thêm các yếu tố phụ khác.

– Xếp loại trung bình khi: điểm trung bình tất cả các môn đạt từ 5.0 trở lên và không có môn học nào có điểm trung bình dưới 3.5.

– Xếp loại yếu khi:điểm trung bình tất cả các môn học không dưới 3.5 và không có môn nào có điểm trung bình dưới 2.0.

Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ hoặc sau từng năm học, dựa trên kết quả các học phần nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo mà sinh viên đã học và có điểm theo các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 08/TT-BGDĐT như sau:

– Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên không đạt trong một học kỳ, trong một năm học, hoặc nợ đọng từ đầu khoá học;

– Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên đã đạt từ đầu khóa học [số tín chỉ tích lũy], tính cả các học phần được miễn học, được công nhận tín chỉ;

– Điểm trung bình của những học phần mà sinh viên đã học trong một học kỳ [điểm trung bình học kỳ], trong một năm học [điểm trung bình năm học] hoặc tính từ đầu khóa học [điểm trung bình tích lũy], tính theo điểm chính thức của học phần và trọng số là số tín chỉ của học phần đó.

Đánh giá và tính điểm học phần của sinh viên

Việc các cơ sở đào tạo đánh giá và tính điểm học phần của học viên, sinh viên được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT như sau:

– Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10. Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần. Hình thức đánh giá trực tuyến được áp dụng khi đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần; riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

+ Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;

+ Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học;

+ Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.

– Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.

– Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ như dưới đây, trừ các trường hợp được quy định tại điểm d khoản này.

+ Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

A: từ 8,5 đến 10,0;

B: từ 7,0 đến 8,4;

C: từ 5,5 đến 6,9;

D: từ 4,0 đến 5,4.

+ Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập:

P: từ 5,0 trở lên.

+ Loại không đạt:

F: dưới 4,0.

+ Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;

X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;

R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

– Học lại, thi và học cải thiện điểm:

+ Sinh viên có điểm học phần không đạt phải đăng ký học lại theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Quy chế này, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này; điểm lần học cuối là điểm chính thức của học phần;

+ Sinh viên đã có điểm học phần đạt được đăng ký học lại để cải thiện điểm theo quy định của cơ sở đào tạo.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến cách quy đổi thang điểm 4 sang 10 được thực hiện như thế nào?Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Video liên quan

Chủ Đề