Số đăng ký doanh nghiệp là gì

Đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh khi thành lập và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có mã số đăng ký kinh doanh. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ cung cấp thông tin về Mã số đăng ký kinh doanh là gì?

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp năm 2020

Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp

Mã số đăng ký kinh doanh là mã số doanh nghiệp hoặc là mã số của hộ đăng ký kinh doanh.

Như vậy, về cơ bản thì số giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cũ và số giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp/ số giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh bây giờ có thể hiểu là giống nhau, cơ bản nó chỉ khác nhau về thời điểm xuất hiện của hai thuật ngữ này mà thôi.

Mã số đăng ký doanh nghiệp là gì?

Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

Số đăng ký kinh doanh có phải là mã số thuế?

  • Số đăng ký kinh doanh có một mã số duy nhất, không trùng nhau và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, Số đăng ký kinh doanh cũng sẽ chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại.
  • Số đăng ký kinh doanh được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính, quyền, nghĩa vụ khác.
  • Số đăng ký kinh doanh cũng là mã số thuế trong suốt quá trình hoạt động, được sử dụng để kê khai và nộp thuế phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp.
Số đăng ký doanh nghiệp là gì
Số đăng ký doanh nghiệp là gì

Vai trò của số đăng ký kinh doanh

Thứ nhất: Số đăng kí kinh doanh giúp cho việc kê khai nộp thuế của doanh nghiệp được dễ dàng hơn. Vì mã số doanh nghiệp (chính là số đăng kí kinh doanh) đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình kê khai nộp thuế.

Thứ hai: Số đăng kí kinh doanh giúp cho cơ quan quản lí nhà nước thực hiện quản lí việc thành lập, hoạt động của doanh nghiệp/ hộ kinh doanh  được dễ dàng hơn.

Thứ ba: Số đăng kí kinh doanh giúp cho các chủ thể có quan tâm đến doanh nghiệp/ hộ kinh doanh có thể tiến hành tra cứu thông tin cơ bản về doanh nghiệp/ hộ kinh doanh đó ( như tên người đại diện theo pháp luật, lĩnh vực kinh doanh, ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, tình trạng còn hoạt động kinh doanh hay không,…) khi biết mã số doanh nghiệp/ mã số hộ kinh doanh. Việc tra cứu thông tin đăng kí doanh nghiệp có thể được thực hiện tại cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp:

– Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

– Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: ”Mã số đăng ký kinh doanh là gì?. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết. Vui lòng liên hệ ngay ở: 083310102. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tư vấn về vấn đề dịch vụ luật, giấy tờ hành chính, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu…. hãy liên hệ ngay với Luật sư X để được giải đáp thắc mắc.

Câu hỏi thường gặp

Một doanh nghiệp có bao nhiêu mã số kinh doanh và mã số thuế?

Mã số doanh nghiệp và mã số thuế là mã số định danh của doanh nghiệp, do đó mỗi doanh nghiệp chỉ có 1 mã số thuế, 1 mã số doanh nghiệp.

Tra cứu mã số kinh doanh như thế nào?

Bước 1: Truy cập website của Tổng cục thuế Việt Nam
Tiếp đó, chọn Tra cứu thông tin về người nộp thuế.
Bước 2: Kết quả tra cứu được hiển thị gồm:– Mã số thuế.– Tên người nộp thuế.– Cơ quan thuế.– Số CMT/Thẻ căn cước.– Ngày thay đổi thông tin gần nhất.– Ghi chú tình trạng hoạt động hiện tại.

5 ra khỏi 5 (1 Phiếu bầu)

Số đăng ký kinh doanh hay mã số doanh nghiệp là một khái niệm quen thuộc trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Vậy số đăng ký kinh doanh là gì và có công dụng gì? Dưới đây là những giải đáp của Luật Nhân Dân về vấn đề này, mời các bạn cùng tìm hiểu. 

Số đăng ký doanh nghiệp là gì

Số đăng ký kinh doanh là gì?

Đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh khi thành lập và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có mã số doanh nghiệp hoặc là mã số hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh. Số đăng ký kinh doanh là mã số doanh nghiệp hoặc là mã số của hộ đăng ký kinh doanh. Hiện nay, doanh nghiệp khi thành lập sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp và có mã số doanh nghiệp (mã số này được gọi là số giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp), hộ kinh doanh khi thành lập sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh và có mã số hộ kinh doanh (mã số này được gọi là số giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh).

Khi cá nhân, tổ chức muốn hoạt động đầu tư kinh doanh thì theo quy định pháp luật phải đăng ký kinh doanh trước, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì mới được phép hoạt động.

Có nhiều hình thức kinh doanh để lựa chọn đăng ký sao cho phù hợp với quy mô, tính chất kinh doanh; và tương ứng với từng hình thức kinh doanh khi đăng ký thì sẽ được cấp giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh của loại hình đó như giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý về số đăng ký kinh doanh

*Điều 29 Luật doanh nghiệp 2020

1.Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

2.Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.

*Điều 3 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT:

1. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi mã số đăng ký hộ kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo cấu trúc sau:

a) Mã cấp tỉnh: 02 ký tự, theo Phụ lục VII-2 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Mã cấp huyện: 01 ký tự, theo Phụ lục VII-2 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Mã loại hình: 01 ký tự, 8 = hộ kinh doanh;

d) Số thứ tự hộ kinh doanh: 06 ký tự, từ 000001 đến 999999.

2.Các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập mới sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được chèn mã tiếp, theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt.

3.Trường hợp tách quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, đơn vị bị tách giữ nguyên mã chữ cũ và đơn vị được tách được chèn mã tiếp, theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt.

4.Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư mã mới của cấp huyện được thành lập mới hoặc được tách.

Đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh khi thành lập và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có mã số doanh nghiệp hoặc là mã số hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh.

Hiện nay Luật doanh nghiệp không có khái niệm về số đăng ký kinh doanh theo đó có thể hiểu rằng số đăng ký kinh doanh chính là số được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp khi thành lập hoặc là số ghi trên giấy thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh được thành lập.

Công dụng của số đăng ký kinh doanh

Số đăng ký kinh doanh có 3 công dụng:

1) Số đăng ký kinh doanh giúp cho việc kê khai nộp thuế của doanh nghiệp được dễ dàng hơn. Vì mã số doanh nghiệp (chính là số đăng kí kinh doanh) đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình kê khai nộp thuế.

2) Số đăng kí kinh doanh giúp cho cơ quan quản lí nhà nước thực hiện quản lí việc thành lập, hoạt động của doanh nghiệp/ hộ kinh doanh  được dễ dàng hơn.

3) Số đăng kí kinh doanh giúp cho các chủ thể có quan tâm đến doanh nghiệp/ hộ kinh doanh có thể tiến hành tra cứu thông tin cơ bản về doanh nghiệp/ hộ kinh doanh đó ( như tên người đại diện theo pháp luật, lĩnh vực kinh doanh, ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, tình trạng còn hoạt động kinh doanh hay không,…) khi biết mã số doanh nghiệp/ mã số hộ kinh doanh. 

Việc tra cứu thông tin đăng ký doanh nghiệp có thể được thực hiện tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau đó sẽ điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu để kiểm tra được số đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc là hộ kinh doanh.

Trên đây là những giải đáp về Số đăng ký kinh doanh là gì và công dụng, hi vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào hay đang gặp vướng mắc cần tư vấn, vui lòng liên hệ với luật sư của Luật Nhân Dân để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.