Số người hút thuốc lá điện tử

Tại Việt Nam hiện nay, việc hút thuốc lá điện tử đang rộ lên như một trào lưu thời thượng trong giới trẻ. Thuốc lá điện tử cũng gây nghiện và độc hại như thuốc lá truyền thống, nhưng vì thiếu hiểu biết mà xu hướng sử dụng đang ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử tăng 2,6% vào năm 2019.

Số người hút thuốc lá điện tử

Thuốc lá điện tử bủa vây giới trẻ. Ảnh: Đình Trung

Tại những địa điểm công cộng, không quá khó để có thể bắt gặp những thanh, thiếu niên tuổi đời còn rất trẻ nhưng trên tay cầm thuốc lá điện tử, miệng phì phèo nhả khói. Trong số đó có không ít các trường hợp vẫn còn đang mặc quần áo đồng phục trên người.

Thực tế cho thấy xu hướng sử dụng thuốc lá điện tử ở Việt Nam đang ngày một gia tăng ở các thành phố lớn, nhất là với nhóm có mức sống khá và nhóm giới trẻ.Kết quả điều tra sức khỏe học đường năm 2019 cho biết, có đến 2,6% học sinh trong độ tuổi từ 13-17 hút thuốc lá điện tử. Trong đó, học sinh 15-17 tuổi có tỉ lệ hút thuốc lá điện tử khá cao là 3,1%. Tỉ lệ này ở nam học sinh 15-17 tuổi là 4,8% và nữ học sinh là 1,4%.

Thuốc lá điện tử hấp dẫn giới trẻ bởi thiết kế bắt mắt, nhỏ gọn, đóng gói như kẹo, nhiều hương vị, giá rẻ quảng cáo thu hút. Ngoài ra, người bán còn sử dụng giới trẻ, người nổi tiếng để quảng cáo thuốc lá, đồng thời bán qua các trang thương mại điện tử. Đặc biệt, họ còn che đậy bản chất thực có hại của thuốc lá nhằm đánh lừa người sử dụng.

Cơ chế hoạt động của thuốc lá điện tử là nung nóng một loại dung dịch chứa nicotine tạo ra khói aerosol người sử dụng hít vào. Trong dung dịch thuốc lá điện tử thường có chất tạo mùi và được pha trong chất Propylene Glycol hoặc Glycerin. Ngoài thuốc lá điện tử còn có các hình thức khác như xì gà điện tử, shisha điện tử.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các sản phẩm thuốc lá đều độc hại với sức khoẻ và đến nay ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử gây nguy hại đối với sức khoẻ cộng đồng tương tự thuốc lá thông thường. Thuốc lá điện tử gây hại rất lớn với cơ thể con người như: Làm tăng nguy cơ nghiện nicotine với người đã từng hút và chưa bao giờ hút, tăng nguy cơ động kinh, mắc các bệnh về răng miệng, gây các vụ nổ, bỏng, chấn thương

Dạng hơi của thuốc lá điện tử bên cạnh các chất gây nghiện, vẫn chứa formaldehyde, benzene và nitrosamines (chất đặc biệt có trong thuốc lá và gây ung thư), acetaldehyde và các chất gây ung thư khác. Do đó, người hít phải khói thuốc lá điện tử cũng giống như người hút trực tiếp đều có nguy cơ mắc hơn 25 loại bệnh tật. Nặng nề nhất như ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, xuất huyết não, bệnh lý về dạ dày, đại tràng

Những chất độc hại này không chỉ ảnh hưởng đến người hút trực tiếp mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đối với những người hít phải khói thuốc thụ động. Nếu đem so sánh thuốc lá điện tử với thuốc lá điếu truyền thống thì nguy cơ bị ung thư cao gấp 15 lần.

Số người hút thuốc lá điện tử

Các dạng thuốc lá điện tử

Không những độc hại, hiện nay, không có cơ quan nào đứng ra giám sát chất lượng và sự lưu hành của các loại thuốc lá điện tử trên thị trường. Thuốc lá điện tử được quảng cáo một cách công khai, tràn lan. Các loại tinh dầu được mua, bán một cách dễ dàng nhưng hầu hết là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Lợi dụng yếu tố này một số đối tượng kinh doanh đã pha thêm chất hướng thần vào các lọ đựng tinh chất với mục đích mang lại cảm giác khoái cảm cho người sử dụng.

Tại kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIV vừa qua, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đã nhấn mạnh sự nguy hại của thuốc lá điện tử và việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động hợp pháp liên quan đến chất ma túy. Các đại biểu đã đưa ra ý kiến đề nghị cấm tuyệt đối thuốc lá điện tử.

Trước thực trạng đáng báo động về tình hình sử dụng thuốc lá điện tử như hiện nay,nhà trường và các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm sát sao hơn, có biện pháp giáo dục con em tránh xa thuốc lá điện tử và các loại chất gây nghiện khác. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá là giải pháp chủ đạo và phải được lồng ghép vào các chương trình, chiến lược về nâng cao sức khỏe, tăng cường nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá, thay đổi hành vi sử dụng thuốc lá trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.

PV

Tại Việt Nam hiện nay, việc hút thuốc lá điện tử đang rộ lên như một trào lưu thời thượng trong giới trẻ. Thuốc lá điện tử cũng gây nghiện và độc hại như thuốc lá truyền thống, nhưng vì thiếu hiểu biết mà xu hướng sử dụng đang ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử tăng 2,6% vào năm 2019. Thuốc lá điện tử bủa vây giới trẻ. Ảnh: Đình Trung Tại những địa điểm công cộng, không quá khó để có thể bắt gặp những thanh, thiếu niên tuổi đời còn rất trẻ nhưng trên tay cầm thuốc lá điện tử, miệng phì phèo nhả khói. Trong số đó có không ít các trường hợp vẫn còn đang mặc quần áo đồng phục trên người. Thực tế cho thấy xu hướng sử dụng thuốc lá điện tử ở Việt Nam đang ngày một gia tăng ở các thành phố lớn, nhất là với nhóm có mức sống khá và nhóm giới trẻ.Kết quả điều tra sức khỏe học đường năm 2019 cho biết, có đến 2,6% học sinh trong độ tuổi từ 13-17 hút thuốc lá điện tử. Trong đó, học sinh 15-17 tuổi có tỉ lệ hút thuốc lá điện tử khá cao là 3,1%. Tỉ lệ này ở nam học sinh 15-17 tuổi là 4,8% và nữ học sinh là 1,4%. Thuốc lá điện tử hấp dẫn giới trẻ bởi thiết kế bắt mắt, nhỏ gọn, đóng gói như kẹo, nhiều hương vị, giá rẻ quảng cáo thu hút. Ngoài ra, người bán còn sử dụng giới trẻ, người nổi tiếng để quảng cáo thuốc lá, đồng thời bán qua các trang thương mại điện tử. Đặc biệt, họ còn che đậy bản chất thực có hại của thuốc lá nhằm đánh lừa người sử dụng. Cơ chế hoạt động của thuốc lá điện tử là nung nóng một loại dung dịch chứa nicotine tạo ra khói aerosol người sử dụng hít vào. Trong dung dịch thuốc lá điện tử thường có chất tạo mùi và được pha trong chất Propylene Glycol hoặc Glycerin. Ngoài thuốc lá điện tử còn có các hình thức khác như xì gà điện tử, shisha điện tử. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các sản phẩm thuốc lá đều độc hại với sức khoẻ và đến nay ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử gây nguy hại đối với sức khoẻ cộng đồng tương tự thuốc lá thông thường. Thuốc lá điện tử gây hại rất lớn với cơ thể con người như: Làm tăng nguy cơ nghiện nicotine với người đã từng hút và chưa bao giờ hút, tăng nguy cơ động kinh, mắc các bệnh về răng miệng, gây các vụ nổ, bỏng, chấn thương Dạng hơi của thuốc lá điện tử bên cạnh các chất gây nghiện, vẫn chứa formaldehyde, benzene và nitrosamines (chất đặc biệt có trong thuốc lá và gây ung thư), acetaldehyde và các chất gây ung thư khác. Do đó, người hít phải khói thuốc lá điện tử cũng giống như người hút trực tiếp đều có nguy cơ mắc hơn 25 loại bệnh tật. Nặng nề nhất như ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, xuất huyết não, bệnh lý về dạ dày, đại tràng Những chất độc hại này không chỉ ảnh hưởng đến người hút trực tiếp mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đối với những người hít phải khói thuốc thụ động. Nếu đem so sánh thuốc lá điện tử với thuốc lá điếu truyền thống thì nguy cơ bị ung thư cao gấp 15 lần. Các dạng thuốc lá điện tử Không những độc hại, hiện nay, không có cơ quan nào đứng ra giám sát chất lượng và sự lưu hành của các loại thuốc lá điện tử trên thị trường. Thuốc lá điện tử được quảng cáo một cách công khai, tràn lan. Các loại tinh dầu được mua, bán một cách dễ dàng nhưng hầu hết là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Lợi dụng yếu tố này một số đối tượng kinh doanh đã pha thêm chất hướng thần vào các lọ đựng tinh chất với mục đích mang lại cảm giác khoái cảm cho người sử dụng. Tại kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIV vừa qua, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đã nhấn mạnh sự nguy hại của thuốc lá điện tử và việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động hợp pháp liên quan đến chất ma túy. Các đại biểu đã đưa ra ý kiến đề nghị cấm tuyệt đối thuốc lá điện tử. Trước thực trạng đáng báo động về tình hình sử dụng thuốc lá điện tử như hiện nay,nhà trường và các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm sát sao hơn, có biện pháp giáo dục con em tránh xa thuốc lá điện tử và các loại chất gây nghiện khác. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá là giải pháp chủ đạo và phải được lồng ghép vào các chương trình, chiến lược về nâng cao sức khỏe, tăng cường nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá, thay đổi hành vi sử dụng thuốc lá trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ. PV

Các bài khác

  • Bắt đối tượng giết người sau 12 giờ gây án (17/02/2021)
  • Đầu năm phá án (29/01/2021)
  • Công an Tuyên Quang giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội năm 2020 (01/01/2021)
  • Công an tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2021 (31/12/2020)
  • Tổng kết công tác quân sự, quốc phòng năm 2020  (31/12/2020)
  • Thông qua điều lệnh tác chiến, điều lệnh chiến đấu Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/2020)
  • Lịch sử, ý nghĩa của ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày hội Quốc phòng Toàn dân 22/12 (22/12/2020)
  • Quyết tâm đẩy lùi tệ nạn ma túy (14/12/2020)
  • Tổng kết công tác quân sự, quốc phòng năm 2020  (10/12/2020)
  • Vững vàng trên trận tuyến an ninh (11/11/2020)                     Xem thêm »    1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Video liên quan