So sánh các danh ca bolero

"Nhiều lúc đi hát, nhìn xuống dưới, thấy khán giả còn rất trẻ nhẩm hát theo mình một ca khúc, tôi xúc động vô cùng. Điều đó cho thấy dòng nhạc bolero được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và sống mãi với thời gian" - Nữ hoàng sầu muộn Giao Linh xúc động chia sẻ.

Gắn bó với dòng nhạc bolero từ thời mới khởi nghiệp, đến nay đã hơn nửa thế kỷ, bà có nhận xét gì lớp ca sĩ trẻ hiện nay hát dòng nhạc “bình dân” này?

Tôi thấy các em hát tốt,có cố gắng và chịu khó đầu tư cho tiết mục. Tôi rấtmừng là dòng nhạc bolero có lớp ca sĩ trẻ kế thừa, chuẩn bịthay thế lớp ca sĩ của chúng tôi. Phải khuyến khích, động viên!

Nhưng khán giả vẫn cho rằng lớp ca sĩ trẻ hiện nay hát bolero không “ra” chất..sến vốn có của nó, không sâu sắc bằng thế hệ ca sĩ trước. Khán giả vẫn thích nghe những ca sĩ “cũ” hát hơn, bà nghĩ sao?

So sánh giọng hát của các emvới lớp ca sĩgạo cộiđi trước như các chị: Phương Dung, Thanh Thúy… và các anh Chế Linh, Duy Khánh… thì quá khập khiễng,kinh nghiệm của các em làm sao bằng? Đừng làm áp lực với các em.

Danh ca Giao Linh và ca sĩ Phi Nhung. Ảnh: D.C

Bà vừa nói "kinh nghiệm" của ca sĩ.Ý bà nói về vốn sống hay kỹ thuật ca hát, thưa bà?

Tôi nghĩ cả hai yếu tố. Vốn sống chính lànhững trải nghiệm làm cho ca sĩ thể hiện bài hát có hồn hơn. Kỹ thuật thanh nhạc làm cho ca sĩ thể hiện bài hát hay hơn.

Thời của tôi ca sĩ hát không có vũ đạo. Chúng tôi chỉ cầm micro và hát thôi. Hoàn toàn chinh phục khán giả chỉbằng giọng hát.

Nhưng ở thế hệ bà, nhiều người thành danh chỉ mới đôi mươi. Bản thân bà cũng nổi tiếng khi tuổi đời mới đôi mươi. Như vậy sự “từng trải” đâu phải là yếu tố chính đểquyết định?

Chúng tôi được may mắn hơn các ca sĩ trẻ bây giờ là được sống cùng thời điểm các ca khúc bolero ra đời. Một ca khúc bolero ra đời, thường được nhạc sĩ viết riêng cho một giọng hát nào đó. Có sự đo ni đóng giày trước, ca sĩ hát hay là dĩ nhiên.

Thế hệ ca sĩ của chúng tôi có cơ hội gần gũi các nhạc sĩ Trúc Phương, Châu Kỳ, Mạnh Phát, Thanh Sơn… những cây đại thụ của dòng nhạc bolero, được các ông “gọt giũa” cách hát. Chính sự gần gũi cũng làm chúng tôi hiểu được “cái hồn” những sáng tác của các ông và thể hiện đúng ý tưởng,trọn vẹn nội dung.

Mai Trần Lâm, giọng ca bolero mới nổi. Tuổi đời còn trẻ, Lâm cố gắng thể hiện "có hồn" những ca khúc có tuổi đời lớn hơn mình. Ảnh: D.C

Xin hỏi bà một câu: Đã cống hiến cho khán giả dòng nhạc bolero hơn nửa thế kỷ, bà định hát dòng nhạc nàythêm bao năm nữa?

Chừng nào sức khỏe còn cho phép, tôi vẫn còn hát.Nhiều lúc đi hát, nhìn xuống dưới, thấy khán giả còn rấttrẻ nhẩm hát theo mình một ca khúc, tôi xúc động vô cùng. Điều đó cho thấy dòng nhạc bolero được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và sống mãi với thời gian.

Tại Việt Nam, ngày càng nhiều ca sĩ chuyển hướng hát nhạc bolero. Có điều để đánh giá ai là người hát hay và phù hợp với bolero nhất, lại không phải dễ và còn nhiều tranh cãi.

Nhạc sĩ Vinh Sử cho rằng Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng hát bolero chỉ ở mức dễ nghe.

Giữa sự lên ngôi của nhạc trẻ, nhạc hiện đại, Bolero vẫn có chỗ đứng riêng, có sự đồng điệu sâu sắc với nhiều tầng lớp khán giả. Với ca từ giản dị, giai điệu sâu lắng khiến nhạc Bolero được nhiều người nghe và hát theo.

Nhưng cách dàn hơi, nhả chữ, chuyển giọng khi biểu diễn thể loại này lại là một thách thức với nhiều ca sĩ. Chính kỹ thuật dàn hơi và nhả chữ khi hát Bolero tạo nên ở mỗi ca sĩ phong cách khác nhau.

Người được khen hát ngọt ngào, truyền cảm, người được khen hát sáng tạo,cách tân. Mỗi ca sĩ có một lượng khán giả riêng, đánh giá hay dở ra sao cũng tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người.

Việc so sánh giọng ca nọ với giọng ca kia cũng được coi là “nhạy cảm”, gây tranh cãi nên ít người đưa ra đánh giá.

Tuy nhiên mới đây, nhạc sĩ Vinh Sử - người được mệnh danh là “ông hoàng nhạc sến” đã chia sẻ trên báo chí về dòng nhạc bolero và nhận xét về một số ca sĩ đang được nhiều khán giả yêu mến khi hát bolero.

Theo Vinh Sử, giọng hát của Lệ Quyên chỉ ở mức dễ nghe, chỉ nổi lên như một ca sĩ thị trường của dòng nhạc bolero.

Lần đầu tiên có một nhạc sĩ thẳng thắn đánh giá về giọng hát của Lệ Quyên chỉ ở mức dễ nghe chứ hát bolero không hay.

Vinh Sử cũng không đánh giá cao giọng hát của Đàm Vĩnh Hưng, dù năm 2017, anh tổ chức một liveshow về Bolero nhận được đánh giá cao của dư luận.

Tác giả “Nhẫn cỏ trao em” cho rằng, trong tất cả các giọng ca bolero, Quang Lê là người hát có nhiều cảm xúc, giàu chất trữ tình nhất. Còn nhiều ca sĩ trẻ hiện nay cố hát nhưng không ra chất bolero.

Năm 2017, hàng loạt sản phẩm âm nhạc về Bolero được giới thiệu đến công chúng. Hay có, dở có, đặc biệt, bất cứ nhận xét nào về bolero cũng gây tranh cãi. Chính vì vậy, ngay sau phát ngôn của nhạc sĩ Vinh Sử đã có nhiều ý kiến khác nhau.

Không ít người đồng tình quan điểm với nhạc sĩ Vinh Sử. “Đúng vậy, Lệ Quyên hát bolero mà nghe như sắt thép, chả có 1 chút trữ tình nào cả”, “Những bài bolero qua giọng hát Lệ Quyên đôi khi bi thương quá đáng”… là các ý kiến của khán giả trước lời góp ý thẳng thắn của Vinh Sử.

Ở một góc độ khác, khi được chọn đảm nhận vị trí giám khảo trong một chương trình về Bolero và có ý kiến cho rằng không phù hợp, vì hát không ra chất bolero, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã "phản pháo" rằng: Anh và Lệ Quyên là hai trường hợp khá đặc biệt, từ giọng ca nhạc nhẹ chuyển sang hát bolero. Khán giả thấy lạ và đón nhận.

Những người quen cách hát bolero xưa có thể sẽ chê, còn những người thích cái mới, sự cách tân lại rất hâm mộ và đón nhận.

Chủ Đề