So sánh các phương pháp định lượng protein

I.NGUYÊN LÝ Các liên kết peptid trong phân tử protein kết hợp với ion Cu++ trong môi trường kiềm tạo thành phức hợp màu xanh tím. Cường độ màu xanh tỷ lệ với nồng độ protein [số lượng liên kết peptid] có trong huyết thanh. Đo mật độ quang học so với chuẩn tính được kết quả. Phản ứng xảy ra như sau: Độ nhạy: Xét nghiệm chính xác ở nồng độ protein từ 2 - 120 g/l. II. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên được đào tạo về chuyên nhành xét nghiệm Hóa sinh 2. Phương tiện, hóa chất - Máy xét nghiệm bán tự động H5000, 4010, evolution… - Máy tự động hoàn toàn U 400, 640, 2700 [hãng Beckman coulter]. - D.d. protein chuẩn [Cs =60 g/l]. - D.d. NaClo 0,9%. - Thuốc thử Gornall. Kali và Natri tartate trong thuốc thử Gornall có vai trò ngăn cản sự kết tủa của đồng hydroxide đồng thời Kali iodua ngăn cản phản ứng tự khử của ion đồng. 3. Người bệnh Người bệnh cần được nhịn ăn 8 - 12 giờ trước khi lấy máu. 4. Phiếu xét nghiệm Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ các thủ tục hành chính: họ tên người bệnh, tuổi, mã số người bệnh, khoa phòng, tên xét nghiệm chỉ định, khoảng tham chiếu, bác sĩ chỉ định xét nghiệm, ngày giờ lấy mẫu, người lấy mẫu, ngày giờ nhận mẫu bệnh phẩm, người nhận mẫu.

Ghi yêu cầu xét nghiệm: định lượng nồng độ protein toàn phần.

Liên kết peptid/protein + Cu++ Phức hợp xanh tím OH- 576 III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Lấy bệnh phẩm Định lượng protein toàn phần các dịch cần ly tâm thu lấy dịch trong để định lượng. 2. Tiến hành kỹ thuật Cho vào 3 ống nghiệm Ống trắng Ống chuẩn Ống thử Thuốc thử 1 ml 1 ml 1 ml Nước cất 10 µl Protein chuẩn 10 µl Mẫu thử 10 µl Lắc đều, ủ 370C trong 5 phút hoặc 10 phút ở nhiệt độ phòng. Đo mật độ quang học ở bước sóng 546 nm, so với ống chuẩn để tính kết quả. Tính kết quả: Nồng độ ống mẫu : CU= ODU/ ODS * CS [g/l] ODU là mật đ ộ hấp thu của ống mẫu ODS là mật độ hấp thu của ống chuẩn CU là nồng độ protein toàn phần mẫu CS là nồng độ protein toàn phần chuẩn Chú ý: Có thể tiến hành trên máy bán tự động đã cài đặt chương trình như trên. Khi làm, đo mật độ quang của ống trắng trướ c. Sau đó đưa vào ống chuẩn máy sẽ tự động đo và tính ra hệ số. Tiếp đó đưa theo thứ tự các ống thử vào máy sẽ tự động đo và tính ra kết quả hiện trên máy hoặc in ra giấy. IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ Bình thường không có protein trong dịch chọc dò. Nồng độ protein < 30g/ll="" hướng="">tới dịch thấm, nồng độ protein > 30g/L hướng tới dịch tiết . V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ 577

217

Tin cùng chuyên mục

Dịch vụ nổi bật

Khoa phòng nổi bật

So sánh phương pháp phân tích Nito: phương pháp Dumas và phương pháp Kjeldahl

1.TẠI SAO PHẢI PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG NITO HOẶC PROTEIN THÔ:

– Theo tiêu chuẩn TCVN hiện nay sử dụng 2 phương pháp phân tích hàm lượng nito hoặc protein thô là phương pháp DUMAS và KJELDAHL.

– Nito và Protein là 2 thành phần quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như quyết định tới giá thành sản phẩm.

VD: hàm lượng đạm [protein] trong nước mắm, protein trong sữa hoặc trong thức ăn chăn nuôi.

Sự khác nhau giữa phương pháp DUMAS và phương pháp KJELDAHL

                                        So sánh phương pháp Dumas và phương pháp Kjeldahl

2. SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP DUMAS VÀ PHƯƠNG PHÁP KJELDAHL:

*Phương pháp DUMAS:

                                                               Phương pháp Dumas

– Nguyên lý hoạt động:

Phương pháp DUMAS xác định Nito ở tất cả các dạng liên kết, hữu cơ, vô cơ bao gồm cả Nitrate và Nitrite.

Mẫu được đốt ở 900 độ C tạo thành Oxi. Hợp chất bị đốt tạo thành N-oxi hoặc N2.

Có đồng CU, oxit Nito được khử thành Nito. CO2 và H2O và oxit khác được loại bỏ bằng hấp thụ.

Khí Nito sinh ra được đo bằng đầu dò dẫn nhiệt TCD – thermal conductivity detector.

Máy DUMAS được kết nối với máy tính và tính nồng độ Nito có trong mẫu dựa trên khối lượng mẫu và tín hiệu khí Nito từ TCD.

Protein được tính bằng hàm lượng Nito x hệ số chuyển đổi. Thực phẩm là 6.25.

                                                     Protein [%] = 6,25 x N [%]

Hình mô tả sơ đồ phân tích tổng Nitrogen của máy Dumas

*Phương pháp KJELDAHL:

                                                                        Phương pháp Kjeldahl

– Nguyên lý hoạt động:

Phương pháp Kjeldahl xác định nito dạng hữu cơ và ammoniac.

Phương pháp này chia làm 3 giai đoạn: VÔ CƠ HÓA MẪU, CHƯNG CẤT và CHUẨN ĐỘ MẪU.

Giai đoạn 1: VÔ CƠ HÓA MẪU

  • Sử dụng Axit Sunphuric đậm đặc dưới chất xúc tác Potassium Sunphate/ Copper Sunphate ở nhiệt độ cao.
  • Lúc đo Nito trong mẫu chuyển thành Amoniac, các hợp chất hữu cơ khác vô cơ thành CO2 và H2O cùng với khí khác.
  • Amoniac trong axit chuyển thành ion Amoni NH4+

                                            Hợp chất hữu cơ + H2SO4    →    CO2 + H2O + [NH4]2SO4 + SO2

Giai đoạn 2: CHƯNG CẤT

  • Mang mẫu đi trung hòa bằng kiềm NaOH 40-50%, Amonium sunphat chuyển thành khí Amoni

                                           [NH4]2SO4 + 2 NaOH    →   2 NH3 + Na2SO4 + 2H2O

  • Sử dụng axit Boric để hấp thu khí Amoni

                                           NH3 + H3BO3   →  NH4+ + H2BO3–

Giai đoạn 3: CHUẨN ĐỘ MẪU

  • Muối Amonium borate được chuẩn bằng axit sunphuric hoặc hydro cloric.
  • Chất chỉ thị màu được sử dụng hoặc máy đo ph ở mức PH=5, kết thúc chuẩn độ.

                                           H2BO3– + H+   →   H3BO3

  • Protein được tính dựa trên hàm lượng nito x hệ số chuyển đổi.
  • Tùy từng mẫu mà hệ số khác nhau. Thực phẩm hệ số chung là 6.25.

                                           Protein [%] = 6,25 x N [%]

3.ƯU NHƯỢC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP DUMAS VÀ PHƯƠNG PHÁP KJELDAHL:

Phương pháp DUMAS KJELDAHL
Phân tích Nito Hữu cơ + Vô cơ + Amoni Vô cơ + Amoni
Kết quả phân tích Kết quả Protein thô phương pháp Dumas cao hơn
Giới hạn phát hiện >0.01mg
Thời gian phân tích Phân tích nhanh hơn do hoàn toàn tự động 4-5 phút/ mẫu Thời gian phân tích 1.5-2 tiếng/ mẫu
Hóa chất độc hại Không sử dụng hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường Sử dụng axit sunphuric, khí SO2 độc hại

 Ví dụ cụ thể dưới đây:  So sánh hàm lượng Protein thô của AAFCO như sau:

– Năm 2000-2004 tại Đức người ta đã so sánh hàm lượng protein thô giữa phương pháp Dumas và phương pháp Kjeldahl trên 800 mẫu bộ mì.

– Kết quả cho rằng 2% hàm lượng Protein thô không được phát hiện bằng phương pháp Kjedahl, nhưng vẫn hiển thị trên phương pháp Dumas.

– Có mối tương quan giữa 2 phương pháp trên: Kjeldahl = 0,959 * Dumas + 0,258

                    [Công thức này không được sử dụng để chuyển đổi các kết quả]

4. KẾT LUẬN GIỮA PHƯƠNG PHÁP DUMAS VÀ PHƯƠNG PHÁP KJELDAHL:

– Phương pháp Dumas phân tích cả hợp chất vô cơ, hữu cơ. Do đó nó không có sự chọn lọc Protein.

⇒ Vì vậy người ta rất dễ làm giả để tăng hàm lượng Protein.

– Phương pháp Kjeldahl cũng không đưa ra kết quả Protein thực vì nó phân tích cả ammoniac.

 ⇒ Vì vậy cần ghi rõ phương pháp phân tích protein thô

⇒ Phương pháp Kjeldahl là phương pháp chuẩn để sử dụng khi phân tích protein thô và được sử dụng so sánh các phương pháp khác.

⇒ Phương pháp Dumas sử dụng khi sự khác biệt giữa các mẫu không đánh kể.

Xem thêm:

– Máy phân tích đạm bằng phương pháp Kjeldahl

– Máy phân tích đạm bằng phương pháp Dumas

– Video hướng dẫn máy phân tích đạm bằng phương pháp Kjeldahl

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Ms.Yến – 094 936 0692 [Zalo]

Email:

Skype: citi.yeudau

//chobuonvn.com

Video liên quan

Chủ Đề